Thận ứ nước có nguy hiểm không? Nguyên nhân của bệnh

“Thận ứ nước có nguy hiểm không?”. Đây là một câu hỏi thường thấy của những bệnh nhân khi nghe bác sĩ chẩn đoán bản thân bị ứ nước ở thận. Thận ứ nước là tình trạng tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu trong hoặc ngoài thận. Nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, điển hình trong số đó là suy giảm chức năng thận nhiễm trùng đường tiết niệu. Mời bạn đọc cùng Doctor có sẵn đi tìm đáp án cho câu hỏi “Thận ứ nước có nguy hiểm không?” qua bài viết sau đây.

Thận ứ nước là gì?

Bệnh thận ứ nước có nguy hiểm không?
Bệnh thận ứ nước có nguy hiểm không?

Trước khi trả lời câu hỏi “Thận ứ nước có nguy hiểm không”, đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu “Thận ứ nước là gì?”. Thận ứ nước là tình trạng xảy ra khi thận bị giãn ra hoặc sưng lên do nước tiểu không thể thoát ra khỏi thận và kết quả là bị ứ đọng, tắc nghẽn ở bên trong thận. Tình trạng ứ nước ở thận thường chỉ ảnh hưởng đến một quả thận, nhưng đôi khi nó có thể ảnh hưởng đến cả hai quả thận cùng lúc. Thận ứ nước thường không phải là bệnh chính mà nó là hậu quả dẫn đến do một số bệnh lý có từ trước đó.

Thận ứ nước có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thận ứ nước ở trẻ em có thể được chẩn đoán trong thời kỳ sơ sinh hoặc đôi khi trong quá trình siêu âm ngay từ khi trẻ còn ở trong bụng mẹ. Nguyên nhân thai nhi bị thận ứ nước thường do bất thường cấu trúc đường tiết niệu bẩm sinh, điển hình là hẹp khúc nối bể thận niệu quản. Tuy nhiên các mẹ không cần phải quá lo lắng bởi siêu âm tiền sản từ tuần thứ 16 có thể phát hiện thận ứ nước ở thai kỳ.

Thận ứ nước gây tổn thương cấu trúc và suy giảm chức năng thận theo thời gian. Hầu hết các tổn thương này có thể giảm thiểu nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu tình trạng ứ nước kéo dài thì các triệu chứng sẽ ngày càng tiến triển rầm rộ, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của bệnh nhân và đồng thời khả năng gặp phải những biến chứng nguy hiểm sẽ tăng cao, thậm chí cả tử vong.

Những thông tin trên sẽ giúp chúng ta giải đáp câu hỏi “Thận ứ nước có nguy hiểm không?” trong những phần tiếp theo của bài viết.

Triệu chứng thường gặp của thận ứ nước

Triệu chứng thường gặp của thận ứ nước
Triệu chứng thường gặp của thận ứ nước

Bình thường, nước tiểu chảy trong đường tiết niệu với một áp lực tối thiểu nhất định. Áp lực có thể tăng lên nếu có sự tắc nghẽn trong đường tiết niệu. Sau khi nước tiểu bị tích tụ trong một thời gian dài, thận của có thể to ra dần theo thời gian. Thận của bạn có thể bị ứ nước tiểu đến mức nó bắt đầu chèn ép lên các cơ quan lân cận dẫn đến ảnh hưởng chức năng sống bình thường. Nếu không được điều trị quá lâu, áp lực này có thể khiến thận của bạn mất chức năng vĩnh viễn.

Các triệu chứng của thận ứ nước sẽ cho ta thấy một phần đáp án của câu hỏi “Thận ứ nước có nguy hiểm không?”. Một số triệu chứng nghiêm trọng tiềm ẩn mà bệnh nhân có thể gặp phải:

  • Đi tiểu thường xuyên và tăng cảm giác muốn đi tiểu, tuy nhiên lượng nước tiểu mỗi lần rất ít.
  • Đau vùng hông lưng hoặc vùng bụng.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Tiểu rát, tiểu buốt hoặc đôi khi có thể kèm tiểu máu.

Sốt có thể gặp ở một số bệnh nhân có bội nhiễm kèm theo do gián đoạn dỏng chảy của nước tiểu làm tăng khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là lý do tại sao nhiễm trùng tiểu là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh thận ứ nước. Một số dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu bao gồm:

  • Nước tiểu đục.
  • Sốt kèm theo ớn lạnh.
  • Tiểu rát, buốt.
  • Dòng nước tiểu yếu.
  • Mệt mỏi, uể oải.

Nếu gặp các dấu hiệu của tình trạng thận ứ nước người bệnh cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa Thận – Tiết niệu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiễm trùng tiểu không được điều trị có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm đài – bể thận, nhiễm trùng thận hoặc tệ hơn là nhiễm trùng huyết.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thận ứ nước

Sỏi thận là nguyên nhân thường gặp của thận ứ nước
Sỏi thận là nguyên nhân thường gặp của thận ứ nước

Thận ứ nước không phải là một căn bệnh. Thay vào đó, nó có thể do các điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến thận và hệ thống thu thập nước tiểu. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của thận ứ nước là bệnh u xơ tắc nghẽn một bên cấp tính. Đây là sự tiến triển đột ngột của tắc nghẽn ở một trong hai niệu quản hoặc đôi khi có thể ở cả hai niệu quản cùng lúc. Niệu quản có thể hiểu là các ống kết nối thận với bàng quang giúp hỗ trợ vận chuyển nước tiểu từ thận xuống bàng quang và ra ngoài qua đường niệu đạo.

Nguyên nhân phổ biến nhất của sự tắc nghẽn này là do sỏi thận, nhưng sẹo và cục máu đông cũng có thể gây ra bệnh u xơ tắc nghẽn cấp tính một bên. Niệu quản bị tắc nghẽn có thể khiến nước tiểu chảy ngược vào thận, gây sưng tấy. Dòng nước tiểu chảy ngược này được gọi là trào ngược niệu quản (VUR).

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến thận ứ nước bao gồm:

  • Tắc nghẽn một phần trong đường tiết niệu: Sự tắc nghẽn đường tiết niệu thường hình thành nơi thận gặp niệu quản. Ít phổ biến hơn, tắc nghẽn có thể xảy ra nơi niệu quản gặp bàng quang.
  • Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới: Có thể do tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH) hoặc viêm tuyến tiền liệt.
  • Mang thai: gây chèn ép do thai nhi đang lớn, thường gặp nhất ở phụ nữ đang mang thai từ tuần thứ 20 trở đi.
  • Khối u trong hoặc gần niệu quản.
  • Hẹp niệu quản do chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh.

Bệnh thận ứ nước có nguy hiểm không?

Bệnh thận ứ nước có nguy hiểm không?
Bệnh thận ứ nước có nguy hiểm không?

Thận là một trong những cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với con người, mỗi khi thận bị tổn thương sẽ kèm theo những triệu chứng khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Do đó để trả lời cho câu hỏi “Thận bị ứ nước có nguy hiểm không?” thì câu trả lời là CÓ. Thận ứ nước có thể gây những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Mức độ nguy hiểm của thận ứ nước còn tùy thuộc vào tình trạng tắc nghẽn. Trên lâm sàng, các bác sĩ thường phân độ thận ứ nước trên siêu âm dựa vào hình thái của thận, đài thận và bể thận làm 4 mức độ khác nhau. Bác sĩ có thể dễ dàng dựa vào phân độ trên để giải đáp thắc mắc “Thận nước có nguy hiểm không?” cho bệnh nhân, khi đó người bệnh sẽ biết được tầm quan trọng của việc điều trị bệnh.

Câu hỏi đặt ra ở đây là “Thận ứ nước nhẹ có nguy hiểm không?”. Nếu như là thận ứ nước độ 1, mức độ nguy hiểm và tổn thương ở thận hoàn toàn cải thiện được, chưa nguy hiểm đến sức khoẻ. Tuy nhiên nếu không trị từ giai đoạn đầu, bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển sang độ 3 rồi 4. Khi đó, mức độ tổn thương sẽ lên đến 75 – 90%, kèm theo những biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ thận.

Xem thêm: Thận ứ nước độ 2

“Thận ứ nước có nguy hiểm không?”. Qua bài viết này chúng ta có thể khẳng định tầm quan trọng của việc điều trị thận ứ nước càng sớm càng tốt, tránh trì hoãn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Hy vọng sau bài viết này mỗi chúng ta có thể tự trả lời được câu hỏi “Thận ứ nước có nguy hiểm không?” và hiểu hơn về bệnh này.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Nguồn tham khảo: www.ncbi.nlm.nih.gov

Contact Me on Zalo