Bệnh suy thận là trong một trong những bệnh lý nguy hiểm. Bệnh được chia thành 5 giai đoạn trong đó suy thận mạn giai đoạn 2 vẫn còn mức độ nhẹ. Người bệnh cần thay đổi lối sống và tuân thủ các nguyên tắc để hạn chế tiến triển của bệnh. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu xem một số thông tin về suy thận mạn giai đoạn 2 trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Suy thận mạn giai đoạn 2 là gì?
Suy thận mạn là một trong những bệnh lý nguy hiểm, số lượng người mắc bệnh ngày càng gia tăng. Trong đó tỉ lệ người mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối là 0,1%. Bệnh có thể tác động nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và tài chính của nhiều gia đình khi có chi phí điều trị ở giai đoạn nặng là vô cùng lớn.
Thận là cơ quan thuộc hệ tiết niệu, nằm ở vùng lưng dưới của mỗi người, ở hai bên cột sống. Thận đóng vai trò ổn định thể dịch, giúp cơ thể bài tiết các chất dư thừa trong quá trình chuyển hóa. Thận còn có một số chức năng khác như bảo tồn hay loại bỏ các chất khác ra khỏi cơ thể thông qua quá trình bài tiết nước tiểu.
Các triệu chứng khi thận suy chức năng trong giai đoạn sớm thường không có triệu chứng hay dấu hiệu nhận biết và phát triển từ từ theo thời gian. Nguyên nhân có thể do thận bao gồm hai quả và có khả năng hỗ trợ cho nhau hiệu quả. Do đó, nếu phát hiện bệnh qua triệu chứng thì điều trị theo đúng phác đồ nên dẫn đến việc điều trị ở giai đoạn muộn, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Suy thận mạn tính là sự suy giảm chức năng thận biểu hiện bằng độ lọc cầu thận giảm dưới mức bình thường. Bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn khi thận không thể loại bỏ các chất thải mà khi thận bình thường có thể bài tiết được, đồng thời thận cũng mất chức năng kiểm soát lượng nước của cơ thể, không thể cân bằng lượng muối và canxi trong máu, làm mất cân bằng hệ nội môi. Hệ quả gây ra sự tồn đọng các chất thải trong cơ thể và tích tụ độc chất cho cơ thể.
Bệnh suy thận mạn thường diễn tiến chậm, từ từ, chỉ biểu hiện các triệu chứng rõ ràng ở các giai đoạn sau. Trong 5 giai đoạn bệnh thì suy thận mạn giai đoạn 2 thường không có triệu chứng và bệnh nhân chủ yếu phát hiện trong bệnh trong giai đoạn này thông qua các xét nghiệm được làm khi mắc bệnh khác hoặc khám sức khỏe tổng quát. Khi bệnh biểu hiện ra triệu chứng thường ở giai đoạn và cần phải can thiệp điều trị chuyên sâu.
Suy thận mạn giai đoạn 2 có tình trạng tổn thương thận với mức lọc cầu thận giảm nhẹ, trong khoảng từ 60-89 ml/phút/1,73m². Trong giai đoạn này thường không có hoặc có rất ít triệu chứng.
Nguyên nhân suy thận mạn tính thường gặp bao gồm:
- Đái tháo đường: do biến chứng tổn thương mạch máu làm tích tụ độc chất
- Tăng huyết áp kéo dài gây tổn thương mạch máu nhỏ dẫn tới suy thận
- Tắc động mạch thận một hoặc hai bên
- Bệnh thận bẩm sinh
- Bệnh tự miễn: lupus, xơ cứng bì
- Nhiễm độc kéo dài
Dấu hiệu nhận biết suy thận mạn giai đoạn 2
Suy thận mạn giai đoạn 2 ít khi biểu hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Các triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn này không rõ ràng, một số dấu hiệu có thể gặp là tiểu đêm, chán ăn, thiếu máu mức độ nhẹ, mệt mỏi, đau thắt lưng.
Ở giai đoạn suy thận mạn giai đoạn 2 bệnh khó phát hiện nên người bệnh thường không biết tình trạng bệnh của bản thân và chỉ tình cờ phát hiện qua xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện và tiến hành các phương pháp điều trị đúng đắn kết hợp cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị.
Suy thận mạn giai đoạn 2 là giai đoạn bệnh độ nhẹ nhưng bệnh có thể phát hiện qua mức lọc cầu thận giảm nhẹ trên xét nghiệm và xuất hiện protein trong nước tiểu. Tóm lại, biểu hiện của giai đoạn 2 có thể gặp bao gồm:
- Thiểu niệu, lượng nước tiểu ít
- Tiểu đêm
- Phù chi, thường là phù ở mắt cá
- Khó thở không rõ nguyên nhân
- Đau nặng ngực
- Buồn ngủ, mệt mỏi, uể oải
- Kém ăn, nôn ói
- Sụt cân
- Ngứa nhiều
- Co giật, hôn mê
- Thiếu máu mức độ nhẹ
Biện pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn 2
- Người bệnh suy thận mạn giai đoạn 2 cần theo dõi tình hình bệnh của bản thân và lưu ý các triệu chứng mới xuất hiện cũng như tuân thủ điều trị của bác sĩ, tái khám thường xuyên theo lịch.
- Kiểm soát các chỉ số huyết áp, tầm soát tăng huyết áp sớm, nếu phát hiện bệnh kịp thời và can thiệp điều trị có thể làm chậm tiến triển của suy thận mạn.
- Lối sống lành mạnh, dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh để bản thân phải căng thẳng, lo âu kéo dài.
- Thực đơn ăn uống hàng ngày cần tiết chế tốt, ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và phải đảm bảo sự cân bằng. Nếu xuất hiện triệu chứng tiểu ít cần hạn chế nước, muối, kali, đạm.
Để phòng ngừa bệnh suy thận, chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ điều trị các bệnh kèm theo, đặc biệt là bệnh tim mạch, bệnh gan,…
- Sử dụng thuốc phải có sử chỉ định của bác sĩ
- Duy trì cân nặng hợp lý, không nên quá gầy hoặc quá mập
- Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, iảm lượng muối nạp vào
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Hạn chế rượu bia
- Hạn chế hút thuốc
- Giảm căng thẳng, lo âu
- Tập thể dục thường xuyên, đồng thời kết hợp chế độ nghỉ ngơi phù hợp
Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Suy thận mạn giai đoạn 2: dấu hiệu và mức độ nguy hiểm”. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về các dấu hiệu nhận biết bệnh thận mạn tính giai đoạn 3 và nắm được nguyên tắc điều trị bệnh.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: NHS