Những bệnh lây qua đường nước bọt thường mắc phải với những cặp đôi, những người quan hệ tình dục với nhiều “đối tác” khác nhau và ngày càng phổ biến. Bệnh tuy rằng thường nhẹ và không gây nguy hiểm về tính mạng nhưng lại rất khó chịu cũng như tạo sự mặc cảm, tự ti cho bản thân. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu xem đây là những bệnh nào nhé!
Tóm tắt nội dung
Những bệnh lây qua đường nước bọt là gì?
Đây là những căn bệnh tồn tại sẵn trong một người nào đó và sẽ truyền qua người khác qua đường miệng. Các đường lây lan của bệnh bao gồm:
- Hôn nhau;
- Nói chuyện khi ăn uống chung cũng có thể bắn nước bọt vào đồ ăn của nhau;
- Sử dụng chung dụng cụ ăn uống,…;
Đối với trẻ em, những bệnh lây qua đường nước bọt có thể do thói quen bón cơm cho trẻ, hành động ngậm thức ăn trước có thể lây truyền vi khuẩn tồn tại trong nước bọt của người lớn cho trẻ. Đồng thời, hệ miễn dịch của trẻ cũng chưa hoàn thiện có thể thúc đẩy quá trình nhiễm bệnh ở trẻ, ngây nguy hiểm cho trẻ.
Tuy nhiên không phải bất kì vi khuẩn nào trong miệng cũng có thể gây hại cho cơ thể người, bên cạnh đó cũng có những loại vi khuẩn tốt cho răng miệng, đường tiêu hóa của mình. Chi khi bản thân nhiễm vi khuẩn bất lợi và vô tình bị lây truyền qua đường nước bọt cho người khác thì bệnh mới được truyền và gây bệnh.
Các bệnh lây qua đường nước bọt thường thấy như:
- Các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh tăng bạch cầu đơn nhân do vi rút Epstein-Barr (EBV) và vi rút cytomegalovirus (CMV), là những ví dụ về nhiễm trùng lây lan qua đường miệng từ nước bọt chứa vi rút.
- Các vi khuẩn truyền nhiễm khác lây lan qua nước bọt làm như vậy bằng cách bám vào bề mặt bên trong của má và miệng, lưỡi hoặc răng. Một ví dụ là vi khuẩn Streptococcus, có thể gây ra một loạt các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh nướu răng và viêm họng liên cầu khuẩn.
- Các bề mặt của đường hô hấp (mũi, miệng và cổ họng) liên tục và được tạo thành từ các mô tương tự. Các vi khuẩn được tìm thấy trong nước bọt nói chung có thể được tìm thấy ở các bộ phận khác của đường hô hấp, bao gồm cả mũi và cổ họng. Do đó, ngay cả cảm lạnh và cúm (và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác) cũng có thể lây lan qua đường nước bọt.
Một số bệnh có thể lây qua đường nước bọt
Các bệnh truyền nhiễm từ vết loét miệng cũng có thể lây qua đường nước bọt. Chúng bao gồm mụn rộp và bệnh tay chân miệng.
Mụn rộp
Mụn rộp môi do vi rút herpes gây ra, thường là vi rút herpes simplex-1. Mặc dù có liên quan nhưng điều này khác với herpes simplex virus-2, thường liên quan đến mụn rộp sinh dục.
Trái ngược với các bệnh nhiễm trùng lây lan qua nước bọt, HSV-1 lây lan qua vết loét lạnh hở trên môi hoặc gần miệng. Mặc dù nhiễm trùng lây qua tất cả các giai đoạn của mụn rộp, nhưng nhiễm trùng dễ lây nhất khi vết loét ra và rỉ dịch.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do vi rút Coxsackie gây ra, là một bệnh truyền nhiễm khác lây lan qua các vết loét hở trong miệng. Đây là một loại enterovirus, là một bệnh nhiễm trùng phổ biến có nhiều chủng mà tất cả chúng ta thường tiếp xúc. Nhiễm trùng đặc biệt này thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ ở nhà trẻ hoặc trường mầm non.
Nó lây lan qua việc hít thở không khí sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, chạm vào hoặc tiếp xúc gần như hôn hoặc dùng chung đồ dùng và cốc, qua việc chạm vào phân của người bệnh như khi thay tã, hoặc chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. sau khi tiếp xúc với các bề mặt đã bị nhiễm bẩn như tay nắm cửa hoặc đồ chơi.
Xem thêm:
Bên cạnh các bệnh truyền nhiễm từ vết loét có thể lây qua đường hô hấp thì các bệnh xuất phát và lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp càng dễ lây lan thông qua con đường nước bọt. Trong đó, viêm đường hô hấp trên là bệnh thường gặp nhất.
Viêm đường hô hấp trên xảy ra do nhiều tác nhân gây bệnh xâm lấn trực tiếp vào niêm mạc của các cơ quan quan trọng của đường hô hấp trên: virus, vi khuẩn, nấm,… Một số bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp là: viêm xoang, viêm hầu họng, viêm họng, viêm phế quản,…
Trong đó viêm họng là biểu hiện phổ biến của viêm đường hô hấp trên. Viêm họng là tình trạng cổ họng bị khô, ngứa, có thể đau rát và thường gây ho, sốt cho người mắc phải. Với những bệnh lây truyền qua đường hô hấp, thường sẽ là viêm họng cấp. Tình trạng viêm họng cấp có thể kéo dài 1-2 tuần và thường do virus gây nên.
Bệnh có thể tự hết, nhưng nếu người bệnh chủ quan, không chăm sóc bệnh tình hợp lý thì bệnh có thể chuyển biến nặng hơn, bệnh không khỏi dứt điểm hay có thể chuyển thành viêm họng mạn tính.
Một số bệnh viêm đường hô hấp trên có thể kể đến như sau:
Cảm lạnh
Cảm lạnh là tình trạng viêm nhiễm cấp tính với các biểu hiện thường thấy là chảy nước mũi, ho và đau họng. Nhóm virus gây bệnh có thể lây lan một cách hiệu quả nhờ tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Trong đó, lây lan theo giọt bắn là nguyên nhân chủ yếu của cảm lạnh.
Cảm lạnh được chẩn đoán nhờ thăm khám trên lâm sàng và theo giải định, đồng thời không có các xét nghiệm đặc hiệu nào để xét nghiệm ra bệnh cúm. Tuy nhiên các bác sĩ cần phân biệt cảm lạnh và viêm mũi dị ứng.
Để điều trị bệnh cảm lạnh, người bệnh sẽ được dùng thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau sẽ làm giảm con sốt và đau họng. Nếu có biểu hiện tắc nghẽn mũi có thẻ dùng thuốc co mạch máu mũi. Đồng thời, người bệnh có thể bổ sung thêm vitamin C, kẽm giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp người bệnh mau chóng khỏi bệnh.
Tuy nhiên cần chú ý, đây là bệnh do virus gây nên, nên việc sử dụng kháng sinh được cho là sử dụng không đúng, trừ khi có bằng chứng chứng rõ ràng về nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn.
Cảm cúm
Bệnh cúm là bệnh do nhiễm phải virus cúm trên đường hô hấp. Các biểu hiện của bệnh cúm được thể hiện qua nhiều giai đoạn:
- Giai đoạn khởi phát: các biểu hiện cso thể là sốt, nhức đầu, mỏi cơ, đau họng.
- Giai đoạn toàn phát: Triệu chứng sốt, đau nhức cơ sẽ dần dần thuyên giảm. Nhưng thay vào đó là các biểu hiện như khàn tiếng, cảm giác họng bị khô và đau, ho nhiều và cảm thấy tức ngực.
- Giai đoạn hồi phục: Các triệu chứng của bệnh giảm dần, các cơn ho thưa dần, cảm giác mệt mỏi có thể khoảng 1 tuần sẽ kết thúc.
Bệnh cúm có khả năng tự khỏi sau 1-2 tuần nhưng có có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở người bệnh có bệnh lý về tim mạch, thận, thiếu máu, bệnh suy giảm miễn dịch.
Bệnh cúm có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, tuy nhiên ở trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, hay người già cần được chú ý và chăm sóc kỹ hơn.
Con đường lây lan chủ yếu của bệnh cúm là
Lây qua dịch tiết hô hấp : Thông qua biểu hiện ho, hắt xì, virus gây bệnh cúm có thể bắn ra ngoài theo nước bọt. Với khả năng tồn tại dai dẵng và khả năng phát tán rộng nên bệnh rất dễ bị lây truyền.
Lây qua bề mặt tiếp xúc: Sử dụng chung dụng cụ cá nhân tạo điều kiện để bệnh lây truyền nhanh chóng và dễ dàng hơn. Khi tiếp xúc với đồ vật có virus trên bề mặt và vô tình chạm mũi hay đưa và miêngh thì nguy cơ nhiễm virus sẽ tăng lên.
Mục đích của việc điều trị bệnh cúm là làm giảm nhẹ và loại bỏ các triệu chứng của bệnh. Đối với những trường hợp có biểu hiện nặng và bất thường thì cần đưa người bệnh nhập viện để được điều trị và chăm sóc kỹ lưỡng, phòng trường hợp nhiễm khuẩn thứ phát.
Bệnh Herpangina
Bệnh Herpangina là bệnh viêm họng cấp do virus Enterovirus ( cùng các nhân với bệnh tay chân miệng). Bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất. Các triệu chứng của bệnh là sốt, đau họng, xuất hiện phát ban phồng rộp ở niêm mạc miệng, có thể nổi mụn nước nhỏ.
Đây là một bệnh được lây truyền qua đường nước bọt là chủ yếu. Các giọt bắn có chứa virus được phân tán nhờ động tác ho, hắt hơi của người bệnh.
Hiện nay vẫn chưa có vaccin phòng bệnh Herpangina, cách điều trị tốt nhất hiện nay đó là điều trị các triệu chứng của bệnh.
Viêm hốc mắt
Viêm hốc mắt là bệnh có thể do virus Herpes, do phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng hay có thể do các loại nấm men, nấm sợi gây nên. Bệnh có thể được lây truyền do nước bọt mang theo mầm bệnh. Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị viêm hốc mắt, tuy nhiên trẻ êm là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả.
Các biểu hiện của bệnh có thể là mệt mỏi, đau đầu, xuất hiện các cơn đau quanh mắt hay quanh hốc mắt, có thể gây sưng đỏ quang mí mắt,…nặng nhất có thể là viêm thần kinh thị giác hay áp xe hốc mắt.
Để điều trị bệnh viêm hốc mắt, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về nhỏ hay bôi. Người bệnh cần được đưa đến trung tâm y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Khi thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào về mắt hãy đến gặp bác sĩ ngay, tránh để tình trạng kéo dài gây hại cho mắt.
Bệnh HIV và viêm gan B trong nước bọt
Trong các bệnh lây qua đường nước bọt thì viêm gan B và HIV là 2 bệnh nguy hiểm nhất. Viêm gan B lây lan qua tiếp xúc với chất dịch cơ thể bị nhiễm vi rút, chẳng hạn như tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc vết thương hở. Do đó, bệnh có thể lây qua việc dùng chung bàn chải đánh răng, nhưng không lây qua việc dùng chung dụng cụ ăn uống, hôn, ho, hắt hơi.
Nhìn chung, lây qua đường nước bọt không được coi là một yếu tố nguy cơ lây truyền HIV nhưng nếu trong khoang miệng có vết thương, lở loét thì khả năng lây nhiễm rất cao.
Làm sao để tránh những bệnh lây qua đường nước bọt
Những căn bệnh lây qua nước bọt thường xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp qua đường miệng hoặc dùng chung vật dụng ăn uống, thức ăn với người bệnh. Vì vậy không sử dụng chung dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng và không hôn người lạ là biện pháp bảo vệ tốt nhất.
Bên cạnh đó đa số các bệnh này đều là các loại vi khuẩn gây hại, vì vậy bổ sung vitamin C, thường xuyên vệ sinh răng miệng và tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng.
Những bệnh lây qua nước bọt rất dễ lây lan và gây ra nhiều sự khó chịu. Bởi vậy hãy luôn giữ cho mình khuôn miệng sạch sẽ giữ bạn có một sức khỏe tốt.
Xem thêm: Chàm sữa: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả
Các bệnh lây qua đường nước bọt được điều trị tại đâu?
Phòng khám đa khoa quốc tế Victoria Healthcare – Quận 7
Với đội ngũ Bác sĩ thường xuyên tu nghiệp ở nước ngoài, tay nghề được nâng cao cùng kinh nghiệm làm việc lâu năm, phòng khám Victoria Healthcare có nghĩa vụ và trách nhiệm tư vấn chuẩn xác cho người bệnh cùng gia đình người bệnh về nguồn gốc và nguyên nhân gây bệnh, từ đó có thể cùng bệnh nhân chữa trị hiệu quả và có thêm những phương pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất cho từng bệnh nhân.
Vigor Health
Với 14 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và điều trị bệnh cho rất nhiều bệnh nhân, phòng khám Vigor Health đã có được sự uy tín, tin tưởng đế từ các khách hàng và các doanh nghiệp lớn. Nhờ đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều chuyên môn như tai mũi họng, phụ sản, tiêu hóa, da liễu, nha khoa,… người bệnh có thể yên tâm khi đến thăm khám và chữa bệnh.
Phòng Khám Bác Sĩ Gia Đình 115 An Tâm
Với mô hình “Bác sĩ gia đình” được phát triển thành công một các bài bản và chính thông, Người bệnh có thể tiết kiệm thời gian, và tiền bạc khi khám bệnh. Đặc biệt, nhờ vào dịch vụ khám bệnh tại nhà, các bác sĩ chuyên tâm hơn vào từng bệnh nhân, có thể cá thể hóa tình trạng của từng người bệnh để có được phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới
Với chuyên môn và điều trị các bệnh bệnh như: Nhiễm trùng và truyền nhiễm vùng nhiệt đới, bệnh viện nhiệt đới đã nghiên cứu và ứng dụng thành công những tiến bộ y học trong việc điều trị các bệnh lý về nhiệt đới, thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng chống lại các dịch bệnh nguy hiểm trong nhân dân. Vì thế, bệnh viện Nhiệt Đới luôn là địa chỉ thăm khám bệnh được rất nhiều bệnh nhân tin yêu và lựa chọn. Được giới chuyên môn đánh giá cao.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương
Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đa khoa với mũi nhọn chuyên sâu về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới. Cùng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới và đội ngũ y tế có chuyên môn cao, bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương là một trong các cơ sở y tế đáng tin cậy để người bệnh có thể đến khám và chữa bệnh.
Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM
Bệnh viện được phân công khám, chữa bệnh, tiếp nhận và xử lý mọi trường hợp cấp cứu liên quan đến Tai Mũi Họng. Đây là nơi hội tụ đội ngũ y bác sĩ với tay nghề và chuyên môn vững. Do đó, đây gần như là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người khi gặp phải các vấn đề tai mũi họng.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Câu hỏi thường gặp
Bệnh dại có lây qua đường nước bọt không?
Bệnh dại có thể được lây qua đường nước bọt của động vật bị dại bài tiết ra ngoài hay theo vết cắn, trầy xước qua da người mà thâm nhập vào cơ thể người bệnh.
Bệnh tiểu đường có lây qua đường nước bọt không?
Bệnh đái tháo đường là không phải là bệnh lây qua nước bọt, con đường ăn uống hay qua đường tình dục. Đây là bệnh phụ thuộc vào nồng độ đường huyết của người bệnh.
Nguồn tham khảo: verywellhealth.com
Có thể bạn quan tâm