8 cách trị bí tiểu tại nhà hiệu quả bạn nên biết

Những cách trị bí tiểu tại nhà luôn được những bệnh nhân bí tiểu múc độ nhẹ hoặc mới mắc tin tưởng và áp dụng, vì hiệu quả của chúng đã được chứng minh qua rất nhiều thế hệ, cũng như tính an toàn, giá thành rẻ và dễ thực hiện. Vậy những nguyên nhân nào gây ra bí tiểu? Cách chữa bí tiểu tại nhà như thế nào? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về bí tiểu

Tổng quan về bí tiểu
Tổng quan về bí tiểu

Bí tiểu là một cảm giác cực kì khó chịu, xảy ra khi tình trạng bàng quang đầy nước tiểu nhưng bệnh nhân lại không thể thải nước tiểu ra ngoài được. Cơ chế của bí tiểu: Sức co bóp của bàng quang không đủ mạnh, cơ vòng cổ bàng quan không giãn, sự bít tắc niệu đạo (đường ra của nước tiểu). Sau đây hãy cùng Docosan tìm hiểu nguyên nhân gây bí tiểu và những cách trị bí tiểu tại nhà hiệu quả nhất hiện nay.

Nguyên nhân bí tiểu

Bí tiểu được chia làm 2 loại dựa vào diễn tiến của bệnh: cấp và mạn tính (kéo dài). Bệnh không phân biệt giới tính, tuy nhiên người già thường có tỷ lệ mắc bí tiểu cao hơn người trẻ. Những nguyên nhân gây ra bí tiểu bao gồm:

Sức co bóp của bàng quang không đủ mạnh

Khả năng chứa tối đa của bàng quang vào khoảng 800 ml nước tiểu, qua mức này sẽ tạo ra kích thích thần kinh, gây ra cảm giác buồn tiểu để hối thúc bệnh nhân đi tiểu. Nếu cổ bàng quang đột ngột bị bít tắc bởi bất cứ nguyên nhân này, gây ra sự phản kháng lại của những lớp cơ bàng quang làm giảm sức co bóp, từ đó gây ra tiểu khó hoặc bí tiểu.

Sức co bóp của bàng quang không đủ mạnh có thể do tác động những yếu tố sau đây:

  • Mất liên kết với hệ thần kinh thực vật, nhất là những người bị chấn thương vùng cột sống thắt lưng, tai nạn giao thông.
  • Tình trạng viêm mạn tính gây chai xơ thành bàng quang.
  • Sự thay thế mô đàn hồi bằng mô liên kết sợi làm mất dần tính đàn hồi của bàng quang.

Cơ thắt niệu đạo không giãn nở đủ rộng

Mặt khác, nếu hoạt động co bóp của bàng quang vẫn bình thường, nhưng các cơ thắt niệu đạo không giãn nở đủ rộng cũng sẽ gây bí tiểu. Những nguyên nhân của tình trạng này là:

  • Chấn thương cột sống làm mất sự chi phối của hệ thần kinh thực vật.
  • Cơ thắt bị xơ hóa bẩm sinh hay hậu quả của tình trạng viêm mạn tính.
  • Biến dạng và chèn ép cơ thắt niệu đạo bởi u tuyến tiền liệt, hoặc niệu đạo bị bít tắc do sỏi bàng quang.

Do niệu đạo không thông suốt

Niệu đạo là một cấu trúc ống có vai trò dẫn nước tiểu từ bàng quang thải ra ngoài. Tình trạng bít tắc hay chèn ép niệu đạo sẽ gây bí tiểu cho người bệnh, do nhiều bệnh lý như u xơ tuyến tiền liệt, sỏi niệu đạo; hẹp niệu đạo…

Tình trạng viêm gây xơ hóa niệu đạo, bít tắc niệu đạo do sỏi, chấn thương niệu đạo cũng có thể gây ra tình trạng bí tiểu.

Bí tiểu do các bệnh lý

Tiểu khó hoặc bí tiểu cũng có thể được gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau, nói một cách chính xác hơn thì bản thân bí tiểu không chỉ là bệnh mà còn là triệu chứng, và nó được biểu hiện ở các tình trạng bệnh lý sau đây:

  • Sỏi tiết niệu: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.
  • Bệnh tuyến tiền liệt: viêm, u xơ, ung thư tuyến tiền liệt.
  • Viêm niệu đạo
  • Hẹp niệu đạo
  • Nhiễm trùng tiết niệu: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm đài bể thận cấp, nhiễm trùng tiểu.
  • Bệnh lý về nam khoa: viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu.
  • Bệnh lý gây bí tiểu ở nữ giới: viêm đài bể thận; viêm niệu đạo hoặc bàng quang, mang thai, bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu (viêm tử cung; viêm ống dẫn trứng; viêm buồng trứng), viêm âm đạo.

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể tạm thời gây tình trạng bí tiểu thoáng qua như: thuốc chống loạn nhịp tim; Thuốc chống trầm cảm; thuốc điều trị huyết áp, thuốc kháng histamine; …

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng thuốc Nam

Những loại thảo dược có thể trị bí tiểu tại nhà mà bạn có thể áp dụng bao gồm:

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng củ sắn dây

Sắn dây được biết đến là loại củ giải nhiệt, giải khát cho mùa hè nắng nóng. Sắn dây có vị ngọt, tính mát, quy vào các kinh phế, tỳ và bàng quang, có công dụng thoái nhiệt, sinh tân chỉ khát, dùng để chữa các bệnh nóng trong người, bí tiểu, khó tiểu, sốt, khát nước, bệnh tiểu đường (đái tháo đường),…

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng củ sắn dây:

  • Cạo sạch vỏ củ sắn dây, thái miếng và phơi khô, cuối cùng đem sấy đến khi giòn. Giã nhỏ sắn dây thành bột, rây cho thật mịn, lấy 2 đến 3 thìa bột sắn dây đã rây mịn và hòa với khoảng 200ml nước uống trực tiếp. Chỉ cần dùng từ 2 đến 3 cốc/ ngày, triệu chứng bí tiểu sẽ cải thiện đáng kể.
Cách trị bí tiểu tại nhà bằng củ sắn dây
Cách trị bí tiểu tại nhà bằng củ sắn dây

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng bầu đất, râu ngô

Theo Đông y, nó có tính bình, vị cay, ngọt, thơm, hơi đắng. Tác dụng của nó là giúp thanh nhiệt giải độc, tán ứ, lợi tiểu, tiêu thũng, chỉ khái, tiêu viêm. Đặc biệt thích hợp trong việc điều trị bệnh tiểu buốt, tiểu són.

Mẹo trị bí tiểu uống nước râu ngô rất hiệu quả. Râu ngô có vị ngọt, tính bình, công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, điều trị các bệnh tiểu tiện không thông, tiểu rắt, tiểu ra máu, sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu. Râu ngô đặc biệt tốt cho người bệnh về thận. Ngoài ra, râu ngô chứa nhiều vitamin và các chất vi lượng khác tốt cho sức khỏe tổng thể.

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng bầu đất, râu ngô:

Rửa sạch 30g bầu đất, 20g râu ngô, 20g mã đề, cho vào ấm đun với 550ml nước. Khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa để nồi sắc còn khoảng 250ml thì tắt bếp. Chia nước thành 2 phần dùng uống ngày 2 lần, dùng liên tục trong 10 ngày sẽ nhận thấy được hiệu quả.

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng bầu đất
Cách trị bí tiểu tại nhà bằng bầu đất

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng dây búp tre, rau má

Búp tre (hay đọt tre) vị ngọt nhạt, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, làm se, được dùng để chữa tiểu buốt, sốt, kiết lỵ… Trong y học cổ truyền, vị thuốc này có tên là trúc diệp quyển tâm.

Rau má có tính mát vì vậy có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả. Uống sinh tố rau má giúp diệt khuẩn, làm sạch đường tiết niệu, cải thiện chứng tiểu rắt tiểu buốt tại nhà rất tốt.

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng dây búp tre, rau má:

  • Rửa sạch 20g búp tre tươi, 20g rau má tươi, đem giã nát với vài hạt muối tinh. Dùng vải sạch vắt hỗn hợp đã giã nát để lấy nước cốt. Sau đó pha thêm khoảng 200ml nước ấm với nước cốt búp tre, rau má và uống trực tiếp ngày 2 lần, duy trì trong 1 tuần.

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng cỏ tranh và rau má

Rễ cỏ tranh vị ngọt, tính hàn, tác dụng giải nhiệt, giải khát. Rễ cỏ tranh còn giúp tiêu ứ, lợi tiểu, thanh phế vị nhiệt, trị bí tiểu, tiểu ra máu. Trong khi đó, Rau má có tính mát vì vậy có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả. Uống sinh tố rau má giúp diệt khuẩn, làm sạch đường tiết niệu, cải thiện chứng tiểu rắt tiểu buốt tại nhà rất tốt. Việc kết hợp rễ cỏ tranh với rau má có tác dụng tiêu nhiệt, giải độc, dưỡng âm, thanh lọc cơ thể.

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng cỏ tranh, rau má:

  • Rửa sạch 10g rễ tranh, 10g rau má, 15g hoa súng, 15g râu ngô, 10g rau diếp cá, cho vào ấm sắc với 550ml nước. Khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa cho sắc còn 300ml thì tắt bếp. Uống nước thuốc 2 lần trong ngày, duy trì liên tục trong 10 ngày để cải thiện bí tiểu.
Cách trị bí tiểu tại nhà bằng cỏ tranh và rau má
Cách trị bí tiểu tại nhà bằng cỏ tranh và rau má

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng kim anh tử

Kim anh tử hay còn có tên khác là thích lê tử, đường quán tử là một loài cây mọc tự nhiên, thường gặp trên các đồi cây bụi thấp ở miền núi, nương rẫy. Kim anh tử có tác dụng bổ thận, dưỡng huyết, điều trị chứng tiểu rắt, bí tiểu.

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng kim anh tử:

  • Rửa 1,5kg kim anh tử, thái miếng rồi cho vào nồi cùng với đường trắng vừa đủ dùng, sắc với khoảng với 3 lít nước. Khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa và đun tiếp đến khi sắc còn khoảng 1 lít nước thì tiến hành vớt bã, lọc lấy nước thuốc. Tiếp tục đun với lửa nhỏ phần nước đã lọc đến khi cô đặc thành dạng cao, chú ý khuấy liên tục để cao thuốc không bị khét.

Mỗi lần uống, lấy phần cao kim anh tử và pha loãng với nước ấm, khuấy cho đều rồi uống 2 mỗi ngày 2 lần sẽ hỗ trợ chữa bí tiểu và tiểu khó tương đối hiệu quả.

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng kim anh tử
Cách trị bí tiểu tại nhà bằng kim anh tử

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng Lá bìm bìm, lá mảnh cộng

Bìm bìm được tìm thấy ở nhiều vùng quê, vùng núi thấp, trung du và đồng bằng. Tuy nhiên, rất ít người biết cây bìm bìm có tác dụng gì? Theo Đông y, bìm bìm dược liệu có vị ngọt, tính hàn, quy kinh can, phế, thận, bàng quang và có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, chữa phù thủng, giải độc,… Vì vậy bìm bìm được xem là một trong những cách trị bí tiểu tại nhà rất tốt.

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng lá bìm bìm, lá mảnh cộng:

  • Rửa sạch 50g lá bìm bìm tươi, 50g lá mảnh cộng tươi, và cho hỗn hợp vào ấm sắc cùng 550ml nước sạch. Khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa và đun đến khi sắc còn khoảng 250ml thì tắt bếp. Lượng nước thuốc chia được thành 2 lần uống trong ngày. Kiên trì thực hiện liên tục 10 ngày để theo dõi sự cải thiện chứng bí tiểu.

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng mã đề

Các thành phần trong cây mã đề được biết đến là có rất nhiều tác dụng hữu ích cho chức năng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm,… Trong dân gian, mã đề được dùng làm bài thuốc chữa các bệnh về đường tiểu, nhất là viêm đường tiết niệu.

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng mã đề:

  • Rửa sạch 100g cây mã đề, 20g rễ cỏ tranh, 20g râu ngô, 20g củ sả, 20g đậu đen rồi cho tất cả vào ấm đun với 1 lít nước sạch. Khi nước sôi thì giảm lửa rồi đun tiếp đến khi thuốc sắc còn khoảng 500ml thì tắt lửa. Lượng nước thuốc chia được thành 2 lần uống trong ngày. Kiên trì thực hiện liên tục 10 ngày để theo dõi sự cải thiện chứng bí tiểu.

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng bồ công anh

Cây bồ công anh là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên giúp ngăn ngừa các vấn đề về thận. Nó loại bỏ các chất độc hại, bao gồm cả axit uric ra khỏi hệ thống tiết niệu. Nó là một chất khử trùng tự nhiên và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cách trị bí tiểu tại nhà bằng bồ công anh:

  • Rửa sạch bồ công anh, mã đề, rau má, râu ngô, cam thảo dây, mía dò, rễ cỏ tranh, tỉ lệ nguyên liệu bằng nhau, rồi cho vào đun sắc với 1 lít nước. Khi nước sôi thì giảm lửa rồi đun tiếp đến khi thuốc sắc còn khoảng 500ml thì tắt lửa. Lượng nước thuốc chia được thành 3 lần uống trong ngày. Kiên trì thực hiện liên tục 10 ngày để theo dõi sự cải thiện chứng bí tiểu.

Một số câu hỏi thường gặp về cách trị bí tiểu tại nhà

Trẻ bị bí tiểu phải làm sao?

Khi trẻ bị bí tiểu, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân cũng như có cách điều trị phù hợp. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể kết hợp thêm một số cách trị bí tiểu tại nhà để tăng hiệu quả.

Bí tiểu có nên uống nhiều nước?

Nước là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Đối với chứng bí tiểu, nước giúp loại bỏ vi khuẩn và độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó ngăn ngừa biến chứng do bí tiểu mãn tính gây ra; giúp tối đa hóa hiệu suất thể chất; ngăn ngừa táo bón; cải thiện tâm trạng khó chịu;…

Bí tiểu có nguy hiểm không?

Nếu không được thông tiểu kịp thời hoặc bí tiểu tái đi tái lại nhiều lần gây ứ đọng nước tiểu có thể dẫn đến viêm nhiễm bàng quang. Nước tiểu viêm nhiễm ngược dòng có thể gây viêm thận, suy thận. Do đó, người bệnh cần đi khám và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về 1 số cách trị bí tiểu tại nhà hiệu quả có thể bạn chưa biết tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Xem thêm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.comwebmd.com, thuocdantoc.vn

Contact Me on Zalo