Triệu chứng ù tai chóng mặt có thể là triệu chứng của bệnh tim mạch, thần kinh hay rối loạn tâm lý. Đây là những bệnh lý nguy hiểm, người bệnh khi mắc phải các triệu chứng này nên đi thăm khám để được chẩn đoán điều trị kịp thời. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về chóng mặt ù tai trong bài viết này nhé!
Tóm tắt nội dung
Chóng mặt ù tai là bệnh gì?
Triệu chứng ù tai chóng mặt là hiện tượng xảy ra khi bạn cảm nhận những âm thanh không có thực trong tai kèm theo chóng mặt, hoa mắt. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Đôi khi, bạn có thể bị ù tai chóng mặt buồn nôn cùng một thời điểm, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt làm việc hàng ngày nếu không tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách sẽ để lại những hậu quả không mon muốn.
Ù tai (tinnitus) có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai, người bệnh có thể cảm nhận âm thanh này theo nhiều kiểu khác nhau, có thể như tiếng chuông reo hoặc tiếng rung điện thoại trong thời gian ngắn hoặc lâu dài. Ù tai là triệu chứng có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào, có thể liên quan đến mất thính giác. Ù tai có thể hiểu biện dưới nhiều dạng âm thanh khác nhau như tiếng đập theo nhịp hoặc tiếng rít,…
Chóng mặt (vertigo) được miêu tả là tình trạng mất thăng bằng khiến người bệnh có nguy cơ té ngã. Hiện nay, một số thống kê cho thây tình trạng chóng mặt chiếm khoảng 5-6% các lượt khám bác sĩ và là lý do hàng đầu tại các phòng khám thần kinh. Chóng mặt có thể gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường gặp nhất ở độ tuổi trung niên.
Ù tai chóng mặt có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đây đều là các triệu chứng của bệnh lý tai trong và não. Không phải ai mắc ù tai cũng sẽ bị chóng mặt kèm theo tuy nhiên có một tỉ lệ nhất định bệnh nhân mắc 2 triệu chứng này kèm một lúc và có thể đi cùng triệu chứng khác như hoa mắt, buồn nôn, khó thở,…
Nguyên nhân gây ù tai chóng mặt
Người bệnh mắc ù tai chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Những nguyên nhân thường gặp là do tình trạng công việc gặp phải nhiều áp lực tuy nhiên nếu bệnh xảy ra thường xuyên bạn cần phải lưu ý vì có thể đang mắc các bệnh lý nguy hiểm khác.
Rối loạn tiền đình
Hệ thống tiền đình của cơ thể nằm ở phía sau ốc tai, đóng vai trò duy trì trạng thái thăng bằng, phối hợp các cử động của mắt, đầu và thân mình. Trong 12 đôi dây thần kinh sọ thì có dây thần kinh số 8 đóng vai trò là dây thần kinh tiền đình – ốc tai, đường truyền thông tin điều khiển hệ thống tiền đình thực hiện vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể, đặc biệt khi chúng ta thay đổi ư thế như xoay người, đứng lên, ngồi xuống…
Khi dây thần kinh số 8 bị tổn thương có thể khiến cơ thể bạn mất khả năng giữ thăng bằng, chúng ta thường được biết đến tình trạng này với cái tên quen thuộc hơn là bệnh rối loạn tiền đình. Khi hệ thống tiền đình bị tổn thương ở bất kì vị trí nào, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Chóng mặt, cảm giác đầu óc quay cuồng.
- Không giữ được thăng bằng, bước đi loạng choạng
- Rối loạn thính giác, ù tai một bên hay hai bên.
- Nhìn kém, thường xuyên bị hoa mắt.
Thiếu máu não
Thiếu máu não có thể thoáng qua hoặc kéo dài mãn tính. Nguyên nhân là do cơ thể không cung cấp đủ máu nuôi cho não, dẫn đến thiệu hụt oxy và chất dinh dưỡng cho não. Hiện tượng này là do sự lưu thông máu tới não gặp trở ngại, không cung cấp đủ máu nuôi cho não. Từ đó làm giảm oxy máu não và các chất dinh dưỡng khiến các tế bào thần kinh não suy giảm hoạt động do thiếu năng lượng. Hậu quả là tình trạng ù tai chóng mặt hoa mắt, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ.
Bệnh lý huyết áp
Huyết áp thấp (hạ huyết áp) xảy ra khi mức huyết áp thấp hơn bình thường (<90/60mmHg). Huyết áp thấp là nguyên nhân gây ra một số bệnh về hệ thần kinh, nội tiết và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim mạch khiến người bệnh bị ngất, choáng. Khi huyết áp giảm, máu nuôi được bơm lên não sẽ suy yếu và gây ra biểu hiện sau:
- Hoa mắt ù tai hóng mặt, buồn nôn
- Nhìn mờ, mệt mỏi
- Mất tập trung, buồn ngủ
- Ngất xỉu
Thiếu máu
Thiếu máu có thể là thiếu máu cấp (do mất máu nghiêm trọng như xuất huyết, chấn thương…) hoặc thiếu máu mạn. Thiếu máu làm giảm máu nuôi tới các tế bào, giảm oxy tế bào khiến các hoạt động sống của cơ thể bị trì trệ. Triệu chứng nhận biết thiếu máu bao gồm: da niêm nhợt nhạt, xanh xao, hoa mắt, chóng mặt, giảm tập trung,…
Cách khắc phục tình trạng ù tai chóng mặt
Khi xuất hiện các triệu chứng ù tai chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, cơ thể khó giữ thăng bằng,… bạn nên ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp. Đồng thời xây dựng chế độ nghỉ ngơi phù hợp cho bản thân nếu đang trong điều kiện công việc nặng nhọc, áp lực căng thẳng.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, hạn chế tối đa tình trạng bị ù tai chóng mặt. Vì thế, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, lối sống lành mạnh không sử dụng các chất gây nghiện, ngủ đủ giấc mỗi ngày và thường xuyên luyện tập thể dục cũng giúp cơ thể hoạt động có hiệu quả hơn.
Cân bằng 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu là điều kiện cơ bản, nền tảng để có được bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng:
- Chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… mức độ vừa phải vì quá nhiều đạm có thể gây bệnh cho cơ thể như gout,…
- Bột đường đối với bệnh nhân có bệnh huyết áp thấp hay đường huyết thấp cần bổ sung tinh bột, có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Chất béo: dầu nên sử dụng dầu thực vật như dầu nành có bổ sung vitamin, không nên ăn nhiều mỡ động vật đặc biệt là nhóm bệnh thừa cân, béo phì.
- Vitamin và khoáng chất thiết yếu: cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất Vitamin A, B, C, D, sắt, iod, canxi và phospho…
- Bổ sung rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày để tăng cường khoáng chất và các vi chất dinh dưỡng.
Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Ù tai chóng mặt và mức độ nguy hiểm bạn cần biết”. Bạn cần thăm khám sức khỏe nếu bị chóng mặt ù tai bất thường kéo dài để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xem thêm:
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Nguồn tham khảo: NHS