Điều trị covid tại nhà như thế nào để mau khỏe, bệnh tình sớm đẩy lùi là thắc mắc của phần lớn bệnh nhân bị nhiễm virus SARS-CoV-2, đặc biệt là bệnh nhân F0. Thấu hiểu nỗi bận tâm này, Docosan sẽ chia sẻ cho các F0 một vài phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất ngay trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Gói điều trị covid-19 tại nhà của Docosan – Sự lựa chọn của phần lớn bệnh nhân F0
Trong trường hợp bạn chẳng biết bản thân nên và không nên làm gì khi bị F0 thì có thể đặt mua ngay Gói hướng dẫn điều trị covid-19 tại nhà của Docosan. Đây là gói điều trị covid-19 tại nhà được thiết kế theo sự chỉ dẫn của Bộ Y tế và được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ, dược sĩ có chứng chỉ hành nghề.
Với gói điều trị covid tại nhà này, bệnh nhân sẽ nắm rõ tình trạng sức khỏe hiện tại thông qua việc khám online với bác sĩ Nội khoa giỏi. Kết thúc việc thăm khám, bệnh nhân sẽ được nhận đơn thuốc điều trị bệnh từ bác sĩ nếu cần thiết. Dựa trên toa thuốc kê bởi bác sĩ, nhà thuốc thuộc đối tác của Docosan sẽ vận chuyển thuốc điều trị của bệnh nhân trong vòng 2 giờ đồng hồ.
Hơn thế, bệnh nhân được tái khám bệnh với bác sĩ hoàn toàn miễn phí, không giới hạn trong vòng 7 ngày kể từ ngày thăm khám đầu tiên.
Phương pháp điều trị covid tại nhà hiệu quả, giúp bệnh tình sớm hồi phục
Có lẽ không một ai mong muốn mình trở thành F0 hay F1. Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp bởi biến chủng mới cùng với chủ trương “sống chung với dịch” nên việc nhiễm virus SARS-CoV-2 là điều không thể tránh khỏi nếu chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả hay chẳng may tiếp xúc phải bệnh nhân đang nhiễm bệnh.
Trong tình huống chẳng may bản thân bị nhiễm virus Corona thì trước hết cần giữ tinh thần bình tĩnh, sau đó tìm đến một số phương pháp điều trị bệnh sau:
Dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
Cũng như các bệnh lý khác, điều trị bệnh covid bằng thuốc cũng được khuyến khích nhằm làm giảm triệu chứng cũng như phòng ngừa triệu chứng chuyển sang giai đoạn nặng nề. Tuy nhiên, tùy vào đối tượng cụ thể mà việc dùng thuốc như thế nào sẽ được bác sĩ kê đơn rõ. Chi tiết hơn:
Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị covid-19 cho người trên 18 tuổi
Thuốc điều trị covid-19 tại nhà cho đối tượng trên 19 tuổi được chia thành các gói sau:
Gói thuốc số 1
– Phân loại: Là những thuốc thông dụng, bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nang cao thể trạng.
– Lộ trình sử dụng: 7 ngày.
– Liều lượng sử dụng:
- Paracetamol 500mg: Uống 1 viên khi sốt trên 38,5 độ C. Lặp lại liều dùng trong vòng 4 – 6 giờ nếu vẫn còn sốt.
- Các loại vitamin:
- Vitamin tổng hợp: Uống ngày 1 lần/1 viên.
- Vitamin C 500mg: Uống ngày 2 lần (buổi sáng và trưa).
Gói thuốc số 2
– Phân loại: Là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông (chỉ sử dụng trong các tình huống đặc biệt).
– Liều lượng sử dụng:
- Dexamethasone 0,5mg x 12 viên (uống 1 lần, 12 viên tương ứng với 6mg) hoặc Methylprednisolone 16mg x 1 viên (uống 1 lần, 1 viên).
- Rivaroxaban 10mg x 1 viên (uống 1 lần, 1 viên) hoặc Apixaban 2,5mg x 1 viên (uống 1 lần, 1 viên) hoặc Dabigatran 220mg x 1 viên (uống 1 lần, 1 viên).
– Chống chỉ định sử dụng: Không dùng gói thuốc này cho phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con vbus, người đang mắc một trong những bệnh lý (suy gan, suy thận, viêm loét dạ dày, tá tràng, bệnh lý dễ gây chảy máu,…).
Gói thuốc số 3
– Phân loại: Là thuốc kháng virus cho các trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ.
– Lộ trình sử dụng: 5 ngày.
– Liều lượng sử dụng:
- Molnupiravir 200mg hoặc 400mg: Uống ngày 2 lần (sáng 800mg, chiều 800mg).
– Chống chỉ định sử dụng: Không dùng gói thuốc này cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hay có kế hoạch mang thai.
Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị covid-19 cho trẻ em
– Thuốc điều trị ho: Ưu tiên sử dụng thuốc ho thảo dược.
– Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38 độ C:
- Trẻ dưới 1 tuổi: Paracetamol dạng bột 80mg (uống 1 gói x 4 lần/ngày).
- Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Paracetamol dạng bột 150mg (uống 1 gói x 4 lần/ngày)
- Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Paracetamol dạng bột 250mg (uống 1 gói x 4 lần/ngày)
- Trẻ từ 5 – 12 tuổi: Paracetamol viên 325mg (uống 1 viên x 4 lần/ngày)
- Trẻ trên 12 tuổi: Paracetamol viên 500mg (uống 1 viên x 4 lần/ngày)
- Khoảng cách giữa các lần uống là 4 – 6 giờ đồng hồ nếu vẫn còn sốt.
Giữ tâm lý luôn thoải mái
Phần lớn các đối tượng bị F0 thường mang trong mình tâm lý hoang mang và lo sợ, đặc biệt là các đối tượng chưa từng là “nạn nhân của F0”. Lúc này, bệnh nhân cần hết sức bình tĩnh, sau đó giữ tinh thần thoải mái trong suốt khoảng thời gian mắc bệnh về điều trị. Vì tâm lý là một trong những yếu tố có khả năng chi phối đến quá trình phục hồi bệnh. Một tâm lý bị đè nặng, có suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến bệnh tình khó thuyên giảm hơn.
Để có một tinh thần thoải mái, bệnh nhân nên xem tin tức tích cực, nghe nhạc, đọc sách hay giải trí lành mạnh nhưng vẫn tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế.
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học
Một số chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học không chỉ giúp bệnh nhân sớm lấy lại sức khỏe ổn định mà còn nâng cao sức đề kháng và phòng bệnh tái phát.
Trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân mắc covid-19, chuyên gia khuyến cáo nên ăn các thức ăn dễ tiêu, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, cần bổ sung nhiều nước, bao gồm cả nước lọc, nước canh và nước ép hoa quả. Đồng thời, hạn chế dùng nhiều nước có cồn, thực phẩm chứa chất kích thích, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Bệnh nhân lưu ý, dù có mệt mỏi như thế nào vẫn phải ăn uống đủ bữa, không bỏ bữa, tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi.
Vận động nâng cao sức khỏe
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, bệnh nhân mắc covid-19 nên dành thời gian vận động cơ thể bằng các bài tập phù hợp. Việc tập luyện này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa mà còn giúp cải thiện yếu tố tâm lý.
Bệnh nhân F0 khi nào cần được xử lý cấp cứu và chuyển viện?
Theo chỉ dẫn của Bộ Y tế, bệnh nhân F0 cần được xử lý cấp cứu và chuyển viện kịp thời khi xuất hiện bất kỳ một trong các triệu chứng sau:
- Khó thở hoặc thở hụt hơi. Đối với trẻ em có dấu hiệu thở bất thường, thở rên, phập phồng cánh mũi, khò khè.
- Nhịp thở trên 20 lần/phút đối với người lớn và trên 40 lần/phút đối với trẻ từ 1 – 5 tuổi, nhịp thở trên 30 lần/phút đối với trẻ từ 5 – 12 tuổi.
- Chỉ số SpO2 dưới 96%.
- Mạch đập trên 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 nhịp/phút.
- Huyết áp thấp
- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau nhiều khi hít sâu.
- Thay đổi ý thức: lơ mơ, lú lẫn, quên trước quên sau, cơ thể mệt lả,…
- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt nhạt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
- Mắc thêm bệnh cấp tính khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng ở trẻ em,…
Việc cấp cứu và xử lý kịp thời không giúp cải thiện triệu chứng, phòng ngừa triệu chứng chuyển biến nặng mà còn hạn chế tối đa tình huống xấu nhất xuất hiện – tử vong.
Với những phương pháp điều trị covid tại nhà được chia sẻ trong bài viết hy vọng giúp các F0 biết được bản thân cần làm gì để bệnh tình sớm đẩy lùi và hạn chế lây lan cho đối tượng khác. Việc điều trị đúng phác đồ của bác sĩ không chỉ giúp bệnh nhân mau lấy lại sức khỏe mà còn hạn chế bệnh để lại biến chứng hậu covid. Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để biết rõ hơn mọi thông tin liên quan.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.