“Sốt siêu vi có lây không?” Đây là một câu hỏi mà nhiều người còn băn khoăn trong thời buổi các bệnh gây nên do virus ngày càng nhiều, chiếm một số lượng không nhỏ. Đặc biệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí tử vong. Do đó câu hỏi “sốt siêu vi có lây không?” trở thành một chủ đề nóng hổi được bàn tán sôi nổi. Mời bạn đọc cùng Doctor có sẵn trả lời câu hỏi “Sốt siêu vi có lây không?” qua bài viết sau đây.
Tóm tắt nội dung
Sốt siêu vi là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi “Sốt siêu vi có lây không?” chúng ta cùng tìm hiểu xem sốt siêu vi là gì. Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt do virus, là tình trạng sốt mắc phải do nhiễm các loại virus khác nhau. Sốt siêu vi là một loại bệnh cấp tình thường gặp và thường tự giới giạn trong vòng 7 – 10 ngày kể từ khi mắc bệnh. Virus không thể sống lâu bên ngoài môi trường nên nó thường tìm cách xâm nhập vào cơ thể con người hoặc động vật để sử dụng các nguyên liệu ký chủ phát triển, sinh sản.
Hiện nay, bệnh sốt siêu có thể gây ra bởi nhiều loại virus, trong đó điển hình nhất là Coronavirus, Adenovirus, Enterovirus, Rhinovirus, Virus cúm mùa,… Tùy theo loại siêu vi nhiễm bệnh mà chúng ta có triệu chứng khác nhau trải dài khắp các hệ cơ quan. Tuy nhiên cũng có nhiều loại virus khác nhau những lại gây nên những triệu chứng giống nhau.
Điền hình nhất của sốt siêu vì là do virus cúm mùa. Hằng năm cứ vào mỗi đợt từ tháng 10 đến tháng 11 ở nước bệnh cúm lại trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Cúm mùa đặc biệt nguy hiểm với trẻ em và người lớn tuổi do đó đây là những đối tượng được Bộ Y tế khuyên chủng ngừa cúm mùa hằng năm. Bệnh thường kéo dài 7 – 10 ngày nếu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác thì bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn.
Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nặng, diễn tiến nhanh, người bệnh có thể tử vong nếu như không nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời. Do đó, mọi người không nên chủ quan đặc biệt đối với những đối tượng như người lớn tuổi, trẻ em, người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải.
Triệu chứng của sốt siêu vi
“Sốt siêu vi có lây không?” Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần phải nhận thức được các dấu hiệu và triệu chứng của sốt siêu vi. Một số dấu hiệu và triệu chứng chung thường gặp của sốt siêu vi như:
- Sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 – 40 độ C, sốt kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng.
- Người mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi cơ.
- Ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng, ngạt mũi.
- Đau đầu hai bên thái dương, lan ra sau gáy.
- Đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.
- Trẻ em không kêu đau, một số biểu hiện có thể gặp ở trẻ như bỏ bú, quấy khóc.
Trên đây là một số triệu chứng chung thường gặp ở bệnh nhân bị sốt siêu vi. Tùy mỗi loại virus khác nhau mà triệu chứng gặp phải sẽ khác và đặc trưng hơn. Do đó việc chẩn đoán loại virus mắc phải thường phải dựa vào bác sĩ. Tránh trường hợp xem nhẹ, chủ quan nếu như bệnh nhân có những biệu hiện bất thường. Việc quan sát, theo dõi người bệnh là rất cần thiết đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi.
Sốt siêu vi có lây không?
“Sốt siêu vi có lây không?” Câu trả lời là có, sốt siêu vi có thể lây từ người sang người. Chính vì vậy, một số loại siêu vi có thể dễ dàng lây lan thành đại dịch trên toàn cầu. Người bị bệnh không nên tiếp xúc với người khác, đặc biệt là trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Sắp xếp cho trẻ nghỉ học nếu phát hiện sốt siêu vi là điều cần thiết để phòng tránh lây lan trong lớp học.
Bệnh sốt siêu vi do virus gây ra chủ yếu lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa. Các hoạt động gia tiếp hằng ngày, ăn uống cũng đều có nguy cơ làm lây lan virus nếu như nhiễm bệnh. Đắc biệt, người mắc bệnh thường có triệu chứng rầm rộ tại cơ quan ảnh hưởng, nếu không kiểm soát có thể lây lan sang nhiều cá nhân khác. Các hành động như ho, hắt hơi, xì mũi có nguy cơ lây nhiễm rất cao do đó cần phải cách ly người bệnh với cộng đồng.
Không những thế, lây nhiễm siêu vi còn thông qua trung gian các vật dụng như tay nắm cửa, tay vin cầu thang, mặt bàn, điều khiển ti vi. Do đó những vật dụng được cho là dính dịch tiết của người bệnh cần được vệ sinh sạch sẽ tránh hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra có một số virus lây nhiễm thông qua con đường tiêm chích, truyền máu, từ mẹ sang con hay quan hệ tình dục.
Qua đó câu hỏi “sốt siêu vi có lây không?” hy vọng sẽ không còn là mối băn khoăn của các bậc phụ huynh nữa. Từ đó có thái độ xử lý phù hợp khi con mình mắc các bệnh do siêu vi gây nên. Đặc biệt có cách phòng tránh hữu hiệu hơn trong nhiều trường hợp cụ thể.
Cách chăm sóc người bị sốt siêu vi tại nhà
Sau khi trả lời câu hỏi “Sốt siêu vi có lây không?”, vậy nếu bản thân chúng ta hoặc người thân bên cạnh bị sốt siêu vi chúng ta sẽ xử lý như thế nào? Đối với mỗi tình huống nhiễm siêu vi cụ thể sẽ có cách điều trị cũng như chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là một số phương pháp chung để điều trị, chăm sóc bệnh nhân bị sốt siêu vi:
- Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol: Uống thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt trên 38 độ C, uống cách nhau 4 – 6 tiếng, liều lượng 10 -15 mg/kg trọng lượng cơ thể. Đối với trẻ em có thể dùng thuốc hạ sốt dưới dạng viên nhét hậu môn, hoặc khi trẻ lớn hơn có thể dùng dạng bột có vị giúp trẻ dễ dàng uống thuốc hơn.
- Nghỉ ngơi: Việc nghỉ ngơi nơi thoáng mát, yên tĩnh sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.
- Không mắc quần áo quá dày: Việc mặc quần áo dày sẽ khiến nhiệt không thoát ra có thể dẫn đến sốc do tăng nhiệt. Do đó việc mặc quần áo nhẹ, thoáng mát, không đắp quá nhiều chăn, mền có thể giúp người bệnh hạ sốt nhanh chóng hơn.
- Uống nhiều nước: Khi trẻ bị sốt cao có thể dẫn đến mất nước và các chất điện giải, khi đó việc bổ sung thêm nước và các chất điện giải là hoàn toàn cần thiết.
- Bổ sung dinh dưỡng: Tuy nhiễm siêu vi sẽ làm người bệnh cảm giác chán ăn, tuy nhiên không kiêng khem quá nhiều. Trái cây, rau củ quả, các loại nước ép nên được sử dụng để bổ sung các nguyên tố vi lượng nhằm tăng sức đề kháng.
“Sốt siêu vi có lây không?” Ắt hẳn câu trả lời đã quá rõ ràng. Người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc phòng ngừa cũng như chăm sóc bản thân tốt khi mắc bệnh do virus gây ra. Đồng thời theo dõi sức khỏe, tránh trường hợp chuyển nặng không xử trí kịp thời.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Có thể bạn quan tâm: