Lao thanh quản: Nguyên nhân mắc bệnh và cách điều trị hiệu quả

Lao thanh quản là tình trạng bệnh lý viêm ở thanh quản, lây lan nhanh với các triệu chứng như khàn tiếng, nuốt khó, ho và khó thở. Bệnh có thể để lại nhiều di chứng, thậm chí làm bệnh nhân mất tiếng. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lao thanh quản.

Lao thanh quản là bệnh gì?

Lao thanh quản là tình trạng thanh quản bị viêm do vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lao thanh quản chủ yếu khu trú ở thanh quản. Đây là thể lao ngoài phổi thứ phát sau lao sơ nhiễm, có mối liên quan mật thiết với lao phổi.

Lao thanh quản là một bệnh hiếm gặp, nhưng di chứng lao thanh quản để lại là vô cùng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, làm thay đổi giọng nói, cản trở nuốt thức ăn cũng như khả năng hít thở.

Nguyên nhân bệnh lao thanh quản

Nguyên nhân của lao thanh quản là do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là trực khuẩn kháng acid, kháng cồn, ái khí hoàn toàn, sinh sản và phát triển chậm chậm. Vi khuẩn lao thường xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Từ ổ khu trú tại phổi ban đầu, vi khuẩn lao qua đường máu, bạch huyết đến thanh quản và gây bệnh tại cơ quan này.

Đối tượng nguy cơ bệnh Lao thanh quản

Một số yếu tố nguy cơ mắc lao:

  • Tiếp xúc với nguồn lây
  • Không tiêm vaccine BCG.
  • Môi trường sinh sống, làm việc không đảm bảo vệ sinh, ô nhiễm, có nhiều chất độc hại, khói bụi.
  • Mắc bệnh mạn tính: bệnh thận nặng, đái tháo đường,…
  • Mắc bệnh cấp tính: nhiễm virus, cúm, sởi, quai bị.
  • Suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, dùng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Nghiện hút thuốc lá, nghiện rượu.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lao thanh quản

Khàn tiếng: Dấu hiệu sớm nhất và quan trọng nhất của lao thanh quản là thay đổi giọng nói, cụ thể là khàn tiếng. Khàn tiếng ngày càng nặng dần cho đến khi mất hẳn tiếng nói xuất hiện sớm, lúc này dây thanh âm đã bị phá hủy hoàn toàn.

Lao thanh quản
Lao thanh quản: nguyên nhân mắc bệnh và cách điều trị hiệu quả

Nuốt vướng: Do tổn thương vùng sụn phễu làm thanh quản di động không tốt, đậy không kín hoặc bị phá hủy. Người bệnh sẽ cảm thấy đau khi nuốt, sặc khi uống nước. Đau tăng lên khi ăn, uống rượu, khi ho hoặc nói.

Ho: bệnh nhân đằng hắng nhiều, ho khan, ho từng cơn, có khi ho rũ như ho gà, sau ho có đờm, mủ hoặc ho ra máu. Ho thường do bệnh lý ở phổi gây ra, người bệnh khám và đánh giá kỹ các tổn thương phổi.

Khó thở:. Khó thở xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn do dây thanh âm phù nề, khối u lồi vào thanh quản hay do xơ sẹo co kéo, làm hẹp lòng thanh quản. Khó thở đột ngột xuất hiện từng cơn sau các kích thích hoặc có thể xảy ra tục với đặc điểm có tiếng rít đi kèm.

Những triệu chứng toàn thân: sốt về chiều, gầy sút thường phụ thuộc vào thương tổn ở phổi, lao thanh quản thể đơn thuần ít có các triệu chứng toàn thân.

Lao thanh quản có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở đường hô hấp có cùng triệu chứng khàn tiếng, khó thở, có tiếng rít như viêm thanh quản do vi khuẩn khác, cúm, ung thư thanh quản,…Để chẩn đoán chính xác bệnh, phải tiến hành soi phế quản kèm sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh lao thanh quản

Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị mắc lao thanh quản qua các triệu chứng lâm sàng; bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh như:

  • Soi thanh quản: tổn thương thanh quản được phát hiện dựa vào soi thanh quản gián tiếp, nội soi optic 700 hay soi bằng ống mềm hoặc qua soi thanh quản trực tiếp.
  • Sinh thiết tổn thương thanh quản: đây là cách giúp chẩn đoán chính xác bệnh lao thanh quản, sinh thiết sẽ được lấy ngay tại vùng bị tổn thương.
  • Các xét nghiệm bao gồm: Xquang phổi, AFB đờm, phản ứng Mantoux, phương pháp MGIT, PCR các xét nghiệm này nếu dương tính có thể chẩn đoán lao là dấu hiệu gợi ý lao thanh quản.
Lao thanh quản
Lao thanh quản: nguyên nhân mắc bệnh và cách điều trị hiệu quả

Các biện pháp điều trị bệnh lao thanh quản

Nguyên tắc điều trị: tuân thủ đúng phác đồ, đủ thời gian và không tự ý ngưng thuốc.

Điều trị đặc hiệu theo công thức điều trị lao ngoài phổi, lao mới: Điều trị hai giai đoạn: giai đoạn tấn công (giai đoạn đầu) kéo dài 2-3 tháng, giai đoạn duy trì tiếp theo kéo dài 4-6 tháng theo phác đồ: 2RHSZ/6HE, SHRZE/1HRZE/5H3R3E3.

Để giảm các biến chứng của viêm thanh quản, bệnh nhân còn phải dùng thuốc chống viêm, phù nề theo đúng chỉ định của bác sĩ để bảo vệ giọng nói và bệnh nhân cần tái khám để theo dõi sức khỏe định kì. Tiên lượng điều trị cũng khác nhau đối với từng tình trạng của bệnh nhân:

  • Trường hợp lao thanh quản đơn thuần, nếu áp dụng phác đồ điều trị phù hợp thì sau điều trị bệnh có thể khỏi hoàn toàn.
  • Trường hợp lao thanh quản nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc, bệnh nhân sẽ phải phối hợp sử dụng nhiều loại thuốc; có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Lao thanh quản
Lao thanh quản: nguyên nhân mắc bệnh và cách điều trị hiệu quả

Lao thanh quản có lây không?

Lao thanh quản là một bệnh về đường hô hấp có khả năng lây nhiễm rất nhanh thông qua đường thở bởi các dịch nước bọt, dịch đờm của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh sẽ hết lây khi điều trị thuốc điều trị lao trên 2 tuần và khi xét nghiệm đờm trực tiếp tìm AFB đờm âm tính. Cần thận trọng khi tiếp xúc với người bệnh lao thanh quản và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm là vô cùng cần thiết.

Cách phòng tránh lao thanh quản

Lao thanh quản là căn bệnh có khả năng lây nhiễm rất nhanh thông qua đường hô hấp. Vì vậy, bạn cần phải thận trọng khi tiếp xúc với người bệnh lao thanh quản và có các biện pháp phòng tránh hiệu quả như:

  • Bệnh nhân nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý, tránh kích thích, tránh nói nhiều, không hút thuốc.
  • Bệnh nhân bị lao thanh quản cần ở phòng riêng, đảm bảo sạch sẽ và thông thoáng khí và sử dụng riêng các vật dụng cá nhân.
  • Tránh ho khạc đờm đúng chỗ, xử lý an toàn và tránh khạc đờm bừa bãi.
  • Hạn chế tiếp  xúc với, tụ tập nơi đông người. Người bệnh và người lành đều đeo khẩu trang cẩn thận.
Lao thanh quản
Lao thanh quản: nguyên nhân mắc bệnh và cách điều trị hiệu quả

Tóm lại, lao thanh quản là một bệnh lý truyền nhiễm dễ lây lan và để lại di chứng nặng nề ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ đạt hiệu quả cao và hạn chế để lại di chứng. Ngoài ra, bạn cần biết cách phòng ngừa, chống lây lan lao thanh quản để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Contact Me on Zalo