Nhiễm trùng cơ hội là những bệnh nhiễm trùng xuất hiện với sự gia tăng về tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng trên người bị suy giảm miễn dịch, gồm cả bệnh nhân nhiễm HIV. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về các bệnh nhiễm trùng cơ hội HIV trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Docosan cung cấp bộ Xét nghiệm HIV/Giang mai tại nhà
Với mong muốn có thể giúp nhiều người có thể tiếp cận và sử dụng, bộ xét nghiệm HIV/Giang mai cho kết quả ngay tại nhà trong 15 phút với cách thực hiện vô cùng đơn giản.
Nhiều dịch vụ đi kèm khiến việc xét nghiệm trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Sau khi biết kết quả xét nghiệm, bạn có thể đặt hẹn miễn phí với bác sĩ chuyên khoa trên Docosan để được tư vấn về kết quả và hướng dẫn hướng điều trị phù hợp, giúp bạn và người thân luôn khoẻ mạnh!
Mời bạn tham khảo sản phẩm Bộ Xét Nghiệm Các Bệnh Xã Hội (STD) Phổ Biến
Nhiễm trùng cơ hội HIV là gì?
Nhiễm trùng cơ hội là những bệnh lý nhiễm trùng xuất hiện với tần suất cao trên người bị suy giảm miễn dịch, gồm cả những bệnh nhân nhiễm HIV. Các bệnh nhiễm trùng cơ hội là nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu ở người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam. Nhiễm HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó tạo điều kiện cho các mầm bệnh “cơ hội” gây bệnh ở người suy giảm miễn dịch.
Các loại mầm bệnh thường gặp bao gồm: vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng, vốn thường
không gây bệnh trên các cơ địa người khỏe mạnh có miễn dịch bình thường, khi có “cơ hội” thuận lợi thì chúng mới gây ra các bệnh nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng có thể tác động làm tăng tốc quá trình nhiễm HIV, khiến bệnh tiến triển nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS; làm tăng khả năng lây truyền HIV.
Việc điều trị dự phòng các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội có thể làm giảm tiến triển của quá trình nhiễm HIV và cùng với điều trị ARV, giúp ức chế sự nhân lên và phát triển của virus HIV đồng thời làm chậm hoặc giảm sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm có thể đẩy người bệnh vào tử vong.
Các bệnh nhiễm trùng cơ hội có thể xuất hiện ngay cả khi người nhiễm HIV chưa chuyển sang giai đoạn AIDs. Mỗi mức độ suy giảm miễn dịch sẽ có những bệnh nhiễm trùng riêng, miễn dịch càng giảm thì càng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm hơn. Tùy theo khả năng miễn dịch của cơ thể người nhiễm HIV, các nhà nghiên cứu ghi nhận có sự hiện diện khác nhau của tác nhân gây bệnh.
Ở giai đoạn đầu của quá trình nhiễm HIV khi mà số lượng CD4 trong máu còn ở mức tốt chưa có sự suy giảm nghiêm trọng, các tác nhân gây bệnh cũng như ở nhóm người bình thường. Khi số lượng CD4 giảm nhiều (<200 TB/mm3), bệnh nhân HIV có nguy cơ cao bị bệnh do các tác nhân cơ hội nguy hiễm.
Sự phát hiện các tác nhân gây bệnh thường liên quan đến tình trạng miễn dịch cùa người nhiễm HIV/AIDS, thể hiện qua số lượng CD4. Sự liên quan này giúp cho bác sĩ lâm sàng có thể định hướng tốt hơn vào các tác nhân và bệnh nhiễm trùng khi biết được khả năng miễn dịch của người bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh lý nhiễm trùng.
Các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội thường gặp
Bệnh phổi nhiễm trùng
Trên người nhiễm HIV, bệnh nhiễm trùng hô hấp đặc biệt là ở phổi, là bệnh lý thường gặp nhất và có tỉ lệ tử vong cao, nhất là khi người bệnh đã tiến vào giai đoạn AIDS. Theo một số chuyên gia ước tính có hơn 80% bệnh nhân AIDS có tổn thương phổi, 90% trường hợp đó là do các tác nhân nhiễm trùng. Tác nhân gây viêm phổi nhiễm trùng trên người nhiễm HIV/AIDS rất đa dạng.
Ngoài các tác nhân gây bệnh thường gặp ở mọi đối tượng cá thể như: Streptococcus pneumonia, Heamophilus influenzae, Legionella , Acinetobacter, Mycobacterium,… còn có
sự hiện diện của các tác nhân ít gặp gây bệnh cơ hội như:
- Coccidioides
- Strongyloides
- Cryptosporidium
- Herpes simplex virus
- Rhodococcus
- Nocardia
- Histoplasma capsulatum
- Penicillium marneffei,
Candida - Cytomegalo virus (CMV)
Lao phổi là bệnh phổi thường gặp ở nhiều đối tượng ngay cả người không nhiễm HIV nhưng HIV là yếu tố nguy cơ cao khiến chúng ta mắc phải lao phổi – một bệnh lý nguy hiểm. Bệnh lao phổi cũng là yếu tố làm cho diễn tiến lâm sàng của bệnh nhân trở nặng nhanh chóng, có thể gây nhiễm trùng toàn thân, tổn thương cùng lúc nhiều cơ quan nội tạng (não – màng não, lách, hạch, xương,…). Triệu chứng thường gặp: ho khạc đàm vàng, có thể ho ra máu, sốt kéo dài thường sốt về chiều, gầy sút sụt cân kéo dài…
Bệnh nhiễm trùng thần kinh trung ương
Nhiễm trùng thần kinh trung ương là bệnh nhiễm trùng mức độ nặng, rất nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Nếu bệnh không được phát hiện nhanh chóng và điều trị kịp thời, tỉ lệ tử vong rất cao. Bệnh nhiễm trùng thần kinh trung ương thường gặp trên bệnh nhân HIV bao gồm:
- Viêm màng não do Cryptococcus neoformans
- Viêm màng não do lao
- Viêm não do Toxoplasma gondii
Tác nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiên lượng, kết quả, thời gian, chi phí và hiệu quả điều trị. Biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng thần kinh trung ương trên người nhiễm HIV/AIDS rất đa dạng, các triệu chứng thường là nhức đầu, sốt, cứng cổ, rối loạn tri giác, dấu thần kinh định vị.
Bệnh do nhiễm vi nấm
Bệnh thường xảy ra khi người bệnh đã rơi vào giai đoạn AIDS, suy giảm miễn dịch nặng nề, có thể gây bệnh toàn thân. Các tác nhân gây bệnh thường gặp là T. marneffei, C.neoformans, H. capsulatum,… Triệu chứng thường gặp bao gồm sốt, sang thương da dạng sẩn, thiếu máu; gan, lách, hạch to,… Điều trị tùy theo từng loại tác nhân, đa số các trường hợp có đáp ứng tốt với các thuốc kháng nấm (Itraconazole, Amphotericin B, Fluconazole…).
Thuốc chống nhiễm trùng cơ hội
Cotrimoxazole có thể dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội như PCP, viêm não do Toxoplasma và đồng thời dự phòng được các bệnh khác như tiêu chảy, viêm đường hô hấp do một số loại vi khuẩn gây nên. Chỉ định sử dụng cotrim dự phòng:
- Nhiễm HIV ≥ 5 tuổi: giai đoạn lâm sàng 3, 4 hoặc có số lượng CD4 ≤ 350 TB/mm3. Ngưng khi điều trị ARV ít nhất 12 tháng với CD4 > 350 TB/mm3 và các triệu chứng đã ổn định.
- Nhiễm HIV < 5 tuổi: tất cả các trẻ, liên tục cho đến khi trẻ đạt 5 tuổi
- Trẻ phơi nhiễm với HIV: tất cả các trẻ cho đến khi hết nguy cơ lây truyền HIV hoặc
được khẳng định không nhiễm HIV.
Dự phòng lao tiến triển bằng isoniazide (INH) có thể giúp ngăn ngừa chuyển từ nhiễm lao tiềm ẩn sang bệnh lao hoạt động. Đối tượng cần được dự phòng INH bao gồm tất cả những người nhiễm HIV đã được sàng lọc hiện đang không mắc bệnh lao tiến triển. Bệnh nhân HIV cần điều trị ARV sớm khi có chỉ định sẽ giúp duy trì tình trạng miễn dịch của người nhiễm không bị suy giảm, nhờ đó không tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh bùng phát.
Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Bệnh lý nhiễm trùng cơ hội thường gặp trên bệnh nhân HIV”. Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh người bệnh suy giảm miễn dịch nên tiến hành thăm khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe và biện pháp điều trị thích hợp.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.