Bệnh lậu mãn tính là loại bệnh lý do lậu thường gặp hơn so với nhiễm lậu cấp tính, bệnh thường không biểu hiện triệu chứng điển hình và khả năng gây nhiều biến chứng cho bệnh nhân. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về những thông tin bổ ích xoay quanh căn bệnh do lậu mãn tính trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Bệnh lậu mãn tính là gì?
Lậu là một căn bệnh nhiễm khuẩn có tác nhân gây bệnh là song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Bệnh lý này có con đường lây truyền là thông qua đường tình dục, thường hay gặp ở độ tuổi có hoạt động tình dục thường xuyên, một số ít ca bệnh lậu do trẻ sơ sinh mắc phải từ người mẹ nhiễm lậu.
Dựa vào thời gian diễn tiến bệnh, lậu được phân thành 2 loại là bệnh cấp tính và mạn tính. Trong nhiễm lậu cấp có thể xuất hiện các triệu chứng điển hình hơn so với người già. Biểu hiện thường gặp của nhiễm lậu cấp tính đó là các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu gắt,… Việc chẩn biết bệnh trong giai đoạn sớm có thể nâng cao hiệu quả điều trị.
Lậu trong giai đoạn cấp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển sang bệnh lậu mạn tính. Đa số các trường hợp nhiễm bệnh lậu cầu mãn thường không hoặc ít có dấu hiệu cảnh báo. Tuy triệu chứng không rõ ràng nhưng các trường hợp nhiễm lậu mãn tính có thể tái phát.
Trong giai đoạn mạn tính, vi khuẩn lậu cầu trong cơ thể hầu như đã phát triển mạnh mẽ. Chính sự tăng trưởng này đã ghê rất nhiều khó khăn cho công tác chẩn đoán và điều trị. Lưu ý phương pháp điều trị tiềm ẩn rủi ro gây tổ thương đến bộ phận sinh dục ở cả nam và nữ giới.
Để chẩn đoán xác định bệnh do lậu cầu mạn tính gây ra cần sử dụng đến phương pháp nuôi cấy. Bệnh phẩm sau khi lấy được từ sang thương trên cơ thể người bệnh sẽ được nuôi cấy trong môi trường thạch có CO2. Cần khai thác yếu tố bạn tình, thói quen quan hệ tình dục, có sử dụng vật dụng chung cá nhân với ai khác không đặc biệt là người mắc bệnh lậu.
Bệnh lậu là một trong những bệnh đường tình dục có thể lây lan, dù ở thể cấp tính hay mạn tính thì hầu hết các trường hợp lậu đều có nguy cơ lây lan. Vi khuẩn sau khi được truyền từ người bệnh sang người lành sẽ bám vào màng tế bào biểu mô trụ đường tiết niệu sinh dục của người lành, bệnh diễn tiến rất nhanh.
Triệu chứng khi mắc phải bệnh lậu mãn tính
Như đã đề cập, bệnh lậu có thể gặp ở bất cứ nam hay nữ và bệnh lậu mạn tính ở nam giới thường biểu hiện ít triệu chứng. Do đó việc nhận biết một số triệu chứng của bệnh giúp bạn nghi ngờ bản thân mắc lao để kịp chẩn đoán và điều trị.
- Tiểu gắt tiểu buốt mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể miêu tả tình trạng đi tiểu có cảm giác nóng rát, có thể tiểu có màu đục giống có mủ, mùi hôi khó chịu.
- Nổi hạch ở bẹn
- Xuất tinh về đêm và khi dương vật cương cứng gây cho người bệnh cảm giác đau đớn
- Sưng tấy đường niệu đạo và có mủ màu vàng/ trắng đục chảy ra ở lỗ sáo, đặc biệt vào buổi sáng sớm khi người bệnh mới thức dậy.
- Các triệu chứng thường đi kèm như đau lưng, mất cảm giác ở phần sinh dục, trong tinh dịch kèm theo lẫn máu.
Đối với nữ giới các bệnh lý đặc biệt là bệnh lậu thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Một số ít trường hợp ví dụ bệnh nhân nữ đến khám bệnh do có ra khí hư màu vàng. Lậu cầu mãn tính còn có thể gây rối loạn mất cảm giác ở vùng sinh dục. Một số dấu hiệu ở nữ giới khi mắc bệnh lậu cầu mạn tính đó là:
- Chảy dịch âm đạo bất thường có mùi hôi, màu trắng hoặc vàng nhạt
- Tiểu khó, tiểu đau có thể xuất hiện khi đi tiểu hoặc sau khi quan hệ tình dục
- Ít ghi nhận tình tạng sốt
- Xuất huyết âm đạo bất thường khi không hành kinh
Lậu mãn tính có thể chữa được không?
Bệnh lậu mạn tính có thể điều trị để thuyên giảm triệu chứng tuy nhiên khi mắc phải sẽ có nguy cơ tái phát rất cao. Do đó bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt để nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như cải thiện tiên lượng.
- Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ điều trị chỉ định và tuân thủ lời dặn dò cũng như cách sử dụng thuốc, tránh tự ý mua thuốc.
- Cần lưu ý một người mắc bệnh lậu thì cần điều trị cho cả bạn tình, vợ hoặc chồng mắc lậu thì người còn lại cũng phải điều trị ngăn ngừa lậu.
- Khi bị bệnh lậu mãn tính có thể gây ra những tổn thương lên bộ phận sinh dục và con đường tiết niệu. Do đó trong quá trình điều trị người bệnh cần xây dựng kế hoạch chăm sóc bản thân, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh các vận động như chạy nhảy….
- Tái khám đúng lịch theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị
Phương pháp điều trị bệnh lậu hiện tại chủ yếu là sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả cao đối với các trường hợp nhiễm bệnh lậu cấp tính. Khi bệnh lậu chuyển sang giai đoạn lậu mãn tính thì điều trị nội khoa thường mang lại hiệu quả thấp hơn. Do đó để điều trị bác sĩ cần phải phối hợp, kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả điều trị.
Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Nhiễm lậu cầu: nguyên nhân, dấu hiệu mà bạn cần biết”. Hy vọng qua bài viết này quý bạn đọc đã có những thông tin hữu ích về tình trạng nhiễm lậu cầu mạn tính. Hiện tại các biện pháp điều trị sẽ giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng mà bệnh gây ra tuy nhiên bệnh có nguy cơ tái phát cao do đó bệnh nhân cần phải điều trị theo dõi thường xuyên để tránh lây lan bệnh.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Nguồn tham khảo: CDC
Có thể bạn quan tâm