Cách chữa viêm amidan tại nhà đang được nhiều người tìm hiểu hiện nay để điều trị căn bệnh thường gặp này. Viêm amidan nếu không được chăm sóc điều trị tốt có thể dẫn đến tình trạng mạn tính và biến chứng nguy hiểm cần phẫu thuật cắt bỏ. Vậy cách chữa bệnh này tại nhà có đơn giản và hiệu quả không, hãy cùng Docosan tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
Cách chữa viêm amidan tại nhà với mật ong
Mật ong sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu do viêm amidan nhờ có đặc tính kháng khuẩn mạnh và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đồng thời bổ sung các vitamin E, C cùng nhiều khoáng chất trong mật ong còn giúp làm dịu cổ họng, nâng cao sức đề kháng của răng miệng bạn. Bạn có thực hiện các bước sau đây:
- Nuốt trực tiếp 2 – 3 thìa mật ong mỗi ngày, tốt nhất là buổi sáng
- Pha mật ong với nước ấm và uống nuốt một cách từ từ
- Dùng 4 hoặc 5 quả quýt cắt làm đôi, thêm 15ml mật ong vào rồi đem hấp cách thủy và chia 3 lần dùng một ngày, hãy nhớ là ăn cả nước lẫn bã để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cách chữa viêm amidan tại nhà bằng giấm táo
Thành phần axit lactic lên men tự nhiên trong giấm táo chính là phương thuốc hữu hiệu tại nhà để chữa lành nhiễm trùng trong bệnh viêm amidan. Khi tiếp xúc với amidan đang sưng viêm thì chất này sẽ giúp sát khuẩn, chống viêm, giảm sưng. Đặc biệt giấm táo mang tính chất lành nên có thể dùng nguyên liệu này để trị viêm amidan cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Cách sử dụng tại nhà cũng đơn giản như: Dùng 1 muỗng giấm táo pha loãng với lượng nước ấm vừa đủ rồi chia 3 lần uống trong ngày. Vị chua và nồng của giấm táo có thể khiến trẻ nhỏ bị khó chịu khi uống nên bạn hãy thêm 2 thìa mật ong vào hỗn hợp để thức uống này trở nên dễ uống hơn.
Bạn cũng cần lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm amidan tại nhà bằng giấm táo nhé. Vì giấm táo có tính axit mạnh nên uống nguyên chất có thể gây hại cho niêm mạc họng và khiến tổn thương bị đau rát hơn. Đồng thời để bảo vệ dạ dày, không uống nước giấm táo quá nhiều hoặc uống trước bữa ăn, tốt nhất bạn nên uống sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
Cách chữa viêm amidan tại nhà trà thảo dược
Trà thảo mộc không chỉ giúp xoa dịu căng thẳng thần kinh cho chúng ta mà còn giúp làm dịu phản ứng viêm nhiễm ở cổ họng, tiêu đờm, giảm ho và giúp người bị viêm amidan ngủ ngon giấc hơn. Cách chữa viêm amidan tại nhà phổ biến nhất là dùng các loại trà sau:
- Trà hoa cúc: bông cúc tươi tách hết cánh hoa ra và cho vào ấm trà với lượng nước sôi vừa đủ, rồi để khoảng 10 phút nước trà sẽ chuyển sang màu vàng nhạt do các chất trong hoa tiết ra. Sau đó bạn có thể thêm vào 1 thìa mật ong và 1 thìa cà phê đường vào và uống trà mỗi khi cổ họng bị khó chịu.
- Trà cam thảo: Cam thảo được biết đến với tác dụng long đờm, kháng khuẩn, giảm ho khan do viêm amidan gây ra. Bạn cần lấy 2 thìa rễ cam thảo ngâm với nước nóng tương tự như trà hoa cúc. Khi uống có thể nhâm nhi từng ngụm một cho các chất kháng viêm thấm sâu vào thành họng và phát huy được tác dụng tốt hơn.
- Trà xanh: Hoạt chất EGCG trong trà xanh là một chất chống oxy hóa, kháng viêm mạnh và giảm sưng hiệu quả. Trà xanh giúp bảo vệ niêm mạc họng miệng và amidan khỏi sự tấn công của các gốc tự do nên còn ngăn ngừa ung thư họng miệng xảy ra. Bạn chỉ cần mua lá trà xanh tươi về rồi rửa sạch, vò nát, ngâm với nước sôi uống nhiều lần trong ngày và duy trì lâu dài.
- Trà bạc hà: chứa hoạt chất menthol với hàm lượng cao, trà bạc hà giúp làm tê dị cảm tạm thời các dây thần kinh ở khu vực viêm amidan, nên làm giảm cảm giác đau và khó chịu của bệnh. Dùng một ít lá bạc hà ngâm với nước sôi trong 15 phút là bạn đã có ngay ly trà vừa thơm ngon, vừa có tác dụng trị bệnh.
Cách chữa viêm amidan tại nhà bằng nghệ vàng
Nghệ không chỉ được dùng như gia vị trong bếp mà còn để trị vết thương ngoài da và có nhiều tác dụng đối với bệnh viêm amidan. Hoạt chất curcumin được tìm thấy trong nghệ vàng đã được chứng minh là có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Có 3 cách chữa viêm amidan tại nhà bằng nghệ vàng thường dùng.
- Pha dung dịch gồm 1 thìa cà phê bột nghệ và vài hạt muối ăn và nước ấm vừa đủ. Dùng đó để súc miệng và cổ họng 2 lần trong ngày, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Giã nát nghệ tươi và thêm mật ong vào rồi đun cách thủy 20 phút. Chắt nước uống 3 lần trong ngày, mỗi lần uống 2 thìa cà phê vừa đủ.
- Một cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà, là mẹ có thể thêm một ít bột nghệ vào trong ly sữa ấm cho bé uống hoặc bú.
Cách chữa viêm amidan tại nhà với súc họng bằng nước muối
Thêm một cách trị viêm amidan tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả tốt và thích hợp cho nhiều đối tượng chính là súc họng bằng nước muối. Phương pháp này nổi tiếng với tác dụng sát khuẩn, giúp giảm phù nề, làm mát dịu niêm mạc họng và ức chế không cho bệnh viêm amidan nặng hơn. Bạn có thể súc họng với nước muối ấm nhiều lần trong ngày và cách súc họng hoặc khò họng sẽ rất quan trọng, yêu cầu cần thực hiện đúng cách để đạt được hiệu quả như ý.
Cách chữa viêm amidan tại nhà bằng lá húng chanh
Cây húng chanh còn gọi là rau húng tần được xem như là một loại thảo dược, có chứa nhiều tinh dầu và hoạt chất cavaron. Những chất này lại có tác dụng giải độc, tiêu đờm, giảm ho và đau rát niêm mạc do viêm họng cũng như viêm amidan.
Bạn dùng lá húng chanh để làm cách chữa viêm amidan tại nhà như sau:
- Hái hoặc mua vài lá húng tần rửa sạch rồi nhai chung với vài hạt muối. Bạn cần nuốt từ từ để dịch ngấm vào trong cổ họng. Mỗi ngày có thể cần nhai lá húng tần 3 lần để cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn.
- Hoặc cách khác là lấy 20g lá húng tần vừa đủ rồi cắt nghiền nhỏ, đem hấp cách thủy chung với đường phèn cho đến khi đường tan hoàn toàn. Lọc dịch nước tiết ra để uống thường xuyên, có thể là mỗi lần 5ml tương đương 1 muỗng canh.
Trên đây Docosan giới thiệu những cách chữa viêm amidan tại nhà đơn giản và hiệu quả có thể giúp các bạn đọc tham khảo để áp dụng. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh kéo dài hoặc không cải thiện dù chăm sóc đầy đủ thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá và tư vấn kịp thời.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: Healthline.