Chu Kỳ Kinh Nguyệt Là Gì? Các Giai Đoạn Của Chu Kỳ Kinh Nguyệt

Kinh nguyệt là một phần của chu kỳ kinh nguyệt khi người phụ nữ chảy máu từ âm đạo trong một vài ngày. Đối với hầu hết phụ nữ, điều này xảy ra sau mỗi 28 ngày hoặc lâu hơn, nhưng thông thường các chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên hơn hoặc ít hơn mức này, dao động từ ngày 21 đến ngày 40 của chu kỳ kinh nguyệt. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng sinh lý thông thường này, mời bạn đọc cùng Doctor có sẵn tham khảo nội dung sau đây.

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là sự bong lớp niêm mạc tử cung của phụ nữ (thường được gọi là dạ con) có chu kỳ. Kinh nguyệt còn được gọi bằng các thuật ngữ như chu kỳ kinh nguyệt hoặc kỳ kinh. Máu kinh chứa một phần là máu và một phần là mô nội mạc tử cung từ bên trong chảy từ tử cung qua cổ tử cung và ra khỏi cơ thể qua âm đạo.

Kinh nguyệt thường bắt đầu ở độ tuổi nào?

Trẻ em gái bắt đầu hành kinh ở độ tuổi trung bình là 12 tuổi. Tuy nhiên, một số bé gái có thể bắt đầu hành kinh sớm hơn (khoảng 8 tuổi) hoặc muộn hơn (khoảng 16 tuổi). Bên cạnh đó, chậm kinh thường không phải là hiện tượng đáng lo ngại. Hầu hết các cô gái sẽ có kinh nguyệt đều đặn vào độ tuổi 16 đến 18 tuổi.

Khi nào thì kinh nguyệt dừng lại?

Kinh nguyệt của một người phụ nữ sẽ diễn ra đều đặn theo chu kỳ cho đến khi họ bước vào thời kỳ mãn kinh, điều này thường xảy ra khi họ ở độ tuổi từ 40 đến giữa 50 tuổi. Lúc này, kinh nguyệt có thể bắt đầu trở nên ít thường xuyên hơn trong vài tháng hoặc vài năm trước khi ngừng hẳn. Trong một số trường hợp, chúng có thể dừng lại đột ngột.

Thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt là một thuật ngữ dùng để mô tả chuỗi các sự kiện xảy ra trong cơ thể người phụ nữ khi nó chuẩn bị cho khả năng mang thai mỗi tháng. Chu kỳ kinh nguyệt được coi là bắt đầu vào ngày đầu tiên của kỳ kinh. Chu kỳ trung bình dài 28 ngày tuy nhiên một chu kỳ có thể kéo dài từ 21 ngày đến khoảng 35 ngày.

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, trứng sẽ phát triển và được giải phóng khỏi buồng trứng (rụng trứng) lúc này lớp niêm mạc tử cung hình thành. Nếu không có thai, niêm mạc tử cung sẽ bong ra trong kỳ kinh nguyệt. Sau đó, chu kỳ lại bắt đầu.

Các sản phẩm hỗ trợ trong kỳ kinh nguyệt

Băng vệ sinh

Băng vệ sinh là dải đệm có một mặt dính vào quần lót để giữ cho băng cố định. Một mặt của băng vệ sinh được làm bằng chất liệu thấm hút để thấm máu. Hiện nay, băng vệ sinh có nhiều kích cỡ cũng như độ dày, mỏng phù hợp với mức độ nặng hay nhẹ của kỳ kinh.

Tampon

Tampon là những ống nhỏ bằng bông gòn mà bạn đưa vào âm đạo để thấm máu trước khi máu chảy ra ngoài cơ thể.

Cốc nguyệt san

Cốc nguyệt san là một giải pháp thay thế cho băng vệ sinh và tampon. Cốc nguyệt san được làm từ silicon và sử dụng bằng cách đưa nó vào bên trong âm đạo. Cốc kinh nguyệt đựng máu thay vì thấm hút máu như các sản phẩm băng vệ sinh khác. Đặc biệt, không giống như băng vệ sinh và tampon sẽ phải vứt bỏ sau khi sử dụng, bạn có thể rửa cốc nguyệt san và sử dụng lại.

Các giai đoạn của một chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được chia thành bốn giai đoạn:

  • Giai đoạn kinh nguyệt (hành kinh)
  • Giai đoạn nang trứng
  • Giai đoạn rụng trứng
  • Giai đoạn hoàng thể

Độ dài của mỗi giai đoạn có thể khác nhau ở mỗi phụ nữ và nó có thể thay đổi theo thời gian.

Giai đoạn kinh nguyệt (hành kinh)

Giai đoạn hành kinh là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Đó cũng là lúc bạn có kinh. Giai đoạn này bắt đầu khi trứng từ chu kỳ trước không được thụ tinh. Bởi vì quá trình mang thai chưa diễn ra, nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm xuống.

Lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong ra qua âm đạo của bạn. Trong kỳ kinh nguyệt, bạn thải ra một tổ hợp máu, chất nhầy và mô từ tử cung. Đây chính là hiện tượng kinh nguyệt.

Bạn có thể có các triệu chứng kinh nguyệt như sau:

  • Chuột rút
  • Đầy hơi
  • Cáu gắt
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Đau lưng dưới

Trung bình phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh của chu kỳ từ 3 đến 7 ngày. Một số phụ nữ có thời gian dài hơn những người khác.

Giai đoạn nang trứng

Giai đoạn nang trứng bắt đầu vào ngày đầu tiên của kỳ kinh (do đó có một số trùng lặp với giai đoạn kinh nguyệt) và kết thúc khi bạn rụng trứng. Dưới tác động của tuyến yên cơ thể của bạn sẽ giải phóng hormone kích thích nang trứng (FSH) . Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất khoảng 5 đến 20 túi nhỏ được gọi là nang trứng. Mỗi nang chứa một trứng chưa trưởng thành.

Nang trứng trưởng thành tạo ra một lượng estrogen tăng lên làm dày niêm mạc tử cung của bạn. Điều này tạo ra một môi trường giàu chất dinh dưỡng cho phôi thai phát triển. Giai đoạn nang trứng kéo dài trung bình trong khoảng 16 ngày. Nó có thể dao động từ 11 đến 27 ngày, tùy thuộc vào chu kỳ của bạn.

Giai đoạn rụng trứng

Nồng độ estrogen tăng cao trong giai đoạn nang trứng kích hoạt tuyến yên của bạn tiết ra hormone tạo hoàng thể (LH). Rụng trứng là khi trứng được bạn phóng về ống dẫn trứng và di chuyển về phía tử cung để được tinh trùng thụ tinh

Giai đoạn rụng trứng là thời điểm duy nhất trong chu kỳ kinh nguyệt khi bạn có thể mang thai. Bạn có thể biết rằng mình đang rụng trứng bằng các triệu chứng như sau:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ
  • Dịch âm đạo đặc hơn có kết cấu của lòng trắng trứng

Quá trình rụng trứng xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 nếu bạn có chu kỳ 28 ngày – ngay giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nó kéo dài khoảng 24 giờ. Sau một ngày, trứng sẽ chết hoặc tiêu biến nếu không được thụ tinh.

Giai đoạn hoàng thể

Sau khi nang trứng giải phóng trứng, nó sẽ biến đổi thành thể vàng . Cấu trúc này giải phóng các hormon, chủ yếu là progesterone và một số estrogen. Sự gia tăng nội tiết tố giữ cho niêm mạc tử cung của bạn dày và sẵn sàng cho trứng đã thụ tinh làm tổ.

Nếu bạn có thai, cơ thể bạn sẽ sản xuất gonadotropin màng đệm ở người (hCG). Đây là hormone giúp phát hiện bạn có thai hay không. Nó giúp duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung dày.

Nếu bạn không có thai, hoàng thể sẽ teo đi và được hấp thụ lại. Điều này dẫn đến giảm nồng độ estrogen và progesterone là nguyên nhân khiến bạn bắt đầu có kinh. Niêm mạc tử cung sẽ bong ra trong kỳ kinh nguyệt.

Các triệu chứng khi sắp bắt đầu kỳ kinh nguyệt

Không phải mọi phụ nữ đều sẽ trải qua các triệu chứng tiền kinh nguyệt giống nhau. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:

  • Sưng và đau ngực
  • Căng thẳng
  • Đầy hơi
  • Nổi mụn
  • Chuột rút ở chân, lưng hoặc bụng

Một số phụ nữ có thể nhầm lẫn các triệu chứng của kinh nguyệt với các triệu chứng của thời kỳ đầu mang thai, vì chúng có thể tương tự nhau. Chúng bao gồm trễ kinh, căng hoặc sưng vú, buồn nôn, đi tiểu thường xuyên và mệt mỏi.

Một số triệu chứng đáng lo ngại cần được thăm khám phụ khoa

  • Bạn chưa bắt đầu hành kinh khi 16 tuổi
  • Kinh nguyệt của bạn dừng lại đột ngột
  • Bạn bị ra máu nhiều ngày hơn so với các chu kỳ kinh nguyệt trước
  • Bạn đang chảy máu nhiều hơn so với các kỳ kinh nguyệt trước
  • Bạn bị đau bụng dữ dội trong kỳ kinh nguyệt
  • Bạn bị chảy máu giữa các kỳ kinh (rong kinh)
  • Bạn đột nhiên cảm thấy buồn nôn sau khi sử dụng băng vệ sinh
  • Bạn nghĩ rằng bạn có thể có thai (Ví dụ: Bạn đã quan hệ tình dục và chậm kinh ít nhất năm ngày)
  • Kinh nguyệt của bạn không trở lại trong vòng ba tháng sau khi ngừng thuốc tránh thai và bạn biết mình không có thai
  • Bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về kỳ kinh hoặc khả năng mang thai

Một số bệnh lý liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ đôi khi có thể gặp các vấn đề hoặc bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của họ. Các vấn đề thường gặp bao gồm:

  • Vô kinh: Nếu bạn không có chu kỳ kinh nguyệt trong ít nhất 90 ngày, đây có thể là triệu chứng của việc bạn bị vô kinh. Các yếu tố góp phần vào thời kỳ vô kinh bao gồm mang thai, cho con bú, rối loạn ăn uống, tập thể dục quá mức và căng thẳng.
  • Đau bụng kinh: Một cơn đau bụng kinh đôi khi dữ dội trong quá trình hành kinh. Các nguyên nhân có thể bao gồm u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung và mức độ quá mức của một loại hormone gọi là prostaglandin.
  • Chảy máu tử cung bất thường: Triệu chứng này bao gồm bất kỳ hiện tượng chảy máu âm đạo không được coi là bình thường trong kỳ kinh nguyệt.Bao gồm chảy máu giữa các kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục, màu máu kinh bất thường, chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài bất thường và chảy máu sau mãn kinh.
  • Trong thời kỳ đầu mang thai: Một số phụ nữ cũng sẽ gặp phải hiện tượng được gọi là chảy máu do cấy ghép, do phôi thai bám vào thành tử cung. Có thể thấy hiện tượng ra máu trong khoảng 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai.
  • Chảy máu khi cấy que tránh thai: Xảy ra dưới dạng máu có màu lấm tấm nâu, nhạt. Chảy máu do cấy ghép chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và đối với hầu hết phụ nữ, không cần điều trị.

Kinh nguyệt là hiện tượng thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại và cần thiết cho sự sinh sản ở phụ nữ. Hãy luôn ghi nhớ chu kỳ kinh nguyệt của bạn bao gồm thời điểm bạn có kinh và thời gian hành kinh mất bao lâu Hãy cảnh giác với bất kỳ thay đổi nào trong chu kỳ kinh nguyệt và thăm khám phụ khoa nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào.

Xem thêm: Thuốc tránh thai 28 viên: Những thông tin bạn cần biết

Ngoài ra, hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ da thông qua việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng bổ sung vitamin E tự nhiên sẽ giúp cơ thể phòng chống tốt oxy hóa, phòng tránh lão hóa.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline, medicalnewstoday

Contact Me on Zalo