Sốt mò vốn dĩ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không kịp thời phòng chống, điều trị hợp lý thì bệnh rất dễ gây biến chứng nặng, tổn thương nhiều đến các cơ quan nội tạng dễ gây tử vong. Vậy, chẩn đoán bệnh sốt mò như thế nào và cách điều trị, phòng tránh bệnh ra sao? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.
Tóm tắt nội dung
- 1 Sốt mò là bệnh gì?
- 2 Nguyên nhân nào gây ra sốt mò?
- 3 Triệu chứng của sốt mò
- 4 Sốt mò có gây nguy hiểm không?
- 5 Chẩn đoán bệnh sốt mò
- 6 Điều trị bệnh sốt mò như thế nào?
- 7 Điều trị sốt mò ở đâu?
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- 14
- 15
- 16
- 17
- 18
- 19
- 20
- 21
- 22
- 23
- 24
- 25
- 26 Phương pháp phòng tránh bệnh sốt mò
- 27 Câu hỏi thường gặp
Sốt mò là bệnh gì?
Sốt mò hay còn gọi là sốt bờ bụi, tên tiếng anh là Scrub typhus, đây là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do Orientia tsutsugamushi gây ra.
Nguồn gốc bệnh sốt mò
Sốt mò có nguồn gốc bùng phát ở châu Á nói chung và Tây Thái Bình Dương nói riêng. Ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX tới nửa đầu thế kỷ XX bệnh chưa được chú ý tới. Tới tháng 6/1965 một vụ bùng dịch sốt mò lớn ở Sơn La (dân vào hang trú bom, bùng phát hàng trăm bệnh nhân) từ đó bệnh đã được chú ý hơn, được đăng ký chính thức trong báo cáo ngành, nhiều ổ dịch được xác định, nhiều bệnh nhân được phát hiện thêm.
Dịch tễ bệnh sốt mò
Bệnh phân bố chủ yếu ở châu Á kéo dài từ Nhật Bản sang Pakistan, từ Triều Tiên xuống Bắc Úc. Tính chất ổ dịch nhỏ rải rác trên các bìa rừng, nơi nhiều cây con, bụi rậm, bãi cỏ ven sông suối, nương rẫy, đất ẩm, sa mạc mới khai khẩn và núi cao như Himalaya.
Mọi lứa tuổi đều có thể bị sốt mò nhưng tập trung ở tuổi lao động trong các lĩnh vực lâm nghiệp, nông nghiệp, bộ đội, bệnh gặp chủ yếu ở nông thôn, rừng núi và hiếm gặp ở thành thị.
Bệnh sốt mò thường bùng phát vào mùa hè đặc biệt trong những tháng mưa có độ ẩm cao là thời kỳ mò phát triển.
Bệnh gặp ở Việt Nam quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 9-10, cao nhất vào tháng 6-7.
Gần đây, nghiên cứu đã xác định 3 điểm đáng chú ý:
- Sốt mò có mặt hầu hết 24 tỉnh phía Bắc (chưa kể phía Nam).
- Chiếm 38,5% bệnh nhân sốt nhập viện, không rõ căn nguyên.
- Khoảng 31,8% bệnh nhân sốt mò không rõ nốt loét đặc trưng.
Đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh sốt mò tại bệnh viện hoặc phòng khám đáng tin cậy:
Nguyên nhân nào gây ra sốt mò?
Tác nhân gây sốt mò là Orientia tsutsugamushi, một loại vi khuẩn Gram (-) thuộc họ Rickettsiacea, ký sinh nội bào bắt buộc, bắt màu Giemsa cực đậm, dài 1,2 – 3mm; rộng 0,5 – 0,8mm, hình cầu hoặc cầu trực khuẩn, xếp thường thành đám màu tím đỏ, dưới kính hiển vi có màng bọc. Vi khuẩn có hệ men không hoàn chỉnh buộc phải ký sinh trong tổ chức sống, cấu trúc kháng nguyên đa dạng dựa trên từng loại mò, gặm nhấm và vùng địa lý.
Orientia tsutsugamushi có độc lực rất khác nhau tùy theo các chủng: Ở Nhật Bản và Trung Quốc thường diễn tiến nặng hơn Malaysia và Việt Nam. Vi khuẩn này dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, trong môi trường bên ngoài và thuốc sát trùng thông thường (dung dịch formaldehyde 0,1% sẽ diệt vi khuẩn trong vài giờ nhưng sống lâu ở dạng đông khô trong bảo quản lạnh -70 độ C.
Nguồn truyền nhiễm bệnh sốt mò sẽ bao gồm:
- Ổ bệnh và trung gian truyền bệnh là loài mò Leptotrombidium bao gồm T. scutellaris, T. pallida,… có nhiều ở Nhật; Hàn Quốc, Viễn đông Nga; T. delhiensis phân bố rộng ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Bắc Úc và các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan,…
- Con mò bị nhiễm Orientia tsutsugamushi và truyền vi khuẩn này cho đời sau qua trứng và các giai đoạn phát triển, duy trì vòng lây truyền bệnh ở vùng dịch sốt mò.
- Orientia tsutsugamushi gây bệnh chủ yếu ở chuột và các động vật gặm nhấm – thú nhỏ khác là ổ chứa mầm bệnh thứ yếu gồm sóc, chồn, nhím, cáo, thỏ, chim, một số gia súc (chó, heo,…) cũng có thể bị mò đốt và chứa mầm bệnh.
- Sốt mò lưu hành ở những nơi có cây cỏ thấp – sinh cảnh tự nhiên của quần thể mò – chuột, thường ở nông thôn.
- Người nhiễm sốt mò khi đi vào vùng lưu hành tự nhiên của bệnh và bị ấu trùng mò nhiễm Orientia tsutsugamushi đốt.
- Bệnh thường xuất hiện lẻ tẻ, có thể gặp quanh năm, thường vào mùa xuân – hè – thu, thời điểm phát triển mạnh của con mò.
Đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh sốt mò tại bệnh viện hoặc phòng khám đáng tin cậy:
Triệu chứng của sốt mò
Người bị sốt mò thường có các triệu chứng:
- Sốt cao liên tục và kéo dài, đau đầu nhiều, thường có triệu chứng ho.
- Cơ thể rét run,đau mỏi người, da xung huyết, xung huyết kết mạc mắt, có thể có nốt sốt mò và có viêm hạch.
- Nốt sốt mò điển hình là các vết loét thường có hình bầu dục kích thước từ 0,5 – 2cm, có vẩy đen hoặc đã bong vảy tạo thành vết loét có gờ, không tiết dịch, không đau, không ngứa và khu trú ở những vùng da mềm như cổ, nách, ngực, bụng, bẹn,… nên người bệnh cũng khó biết đến.
Sốt mò có gây nguy hiểm không?
Những trường hợp sốt mò nặng có thể gặp khó thở, huyết áp tụt, nhiều trường hợp biến chứng viêm cơ tim, suy hô hấp cấp dẫn tới tử vong. Các bác sĩ khuyến cáo biến chứng của sốt mò rất nguy hiểm kéo theo tổn thương đa tạng như:
- Viêm cơ tim
- Trụy tim mạch
- Đông máu nội mạc rải rác
- Suy gan cấp
- Tăng men gan
- Sốc nhiễm khuẩn
- Suy thận
- Xuất huyết nội tạng
Đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh sốt mò tại bệnh viện hoặc phòng khám đáng tin cậy:
Chẩn đoán bệnh sốt mò
Dấu hiệu sốt mò trên lâm sàng
Thông thường, các dấu hiệu sốt mò được chẩn đoán trên lâm sàng như sau:
- Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 6 – 21 ngày.
- Sốt thường khởi phát đột ngột, bệnh nhân sốt cao liên tục, kèm rét run, đau đầu, mỏi người.
- Biểu hiện da và niêm mạc:
- Xung huyết, có thể phù nhẹ mặt và mu chân.
- Vết loét ngoài da đen hoặc đã bong vảy, không tiết dịch, không đau, khu trú ở vùng da mềm như bẹn, bụng, ngực,…
- Ban da thường xuất hiện cuối tuần thứ nhất của bệnh chủ yếu ở thân, có thể cả chân tay, có thể gặp ban da xuất huyết.
- Sưng hạch lympho tại vết loét, hạch toàn thân, mềm, không đau, di động bình thường.
- Gan to, lách to khoảng 40% trường hợp. Một số trường hợp có thể vàng da.
- Tổn thương phổi: Bệnh nhân có triệu chứng ho, nghe phổi có thể có rales, một số có biểu hiện tràn dịch màng phổi; những trường hợp nặng có thể khó thở, suy hô hấp.
- Tổn thương tim mạch: Người bệnh sốt mò thường có tình trạng huyết áp hạ, viêm cơ tiêm gặp ở một số trường hợp.
- Viêm màng não, viêm não gặp ở một số ít, người bệnh có đau đầu, rối loạn ý thức. Nếu không điều trị kháng sinh phù hợp, người bệnh số mò có thể tiến triển nặng dẫn tới biến chứng hô hấp và tim mạch gây tử vong. Các trường hợp nhẹ và vừa có thể sốt 3 – 4 tuần, sau đó người bệnh hết sốt nhưng các chứng mệt mỏi có thể còn kéo dài trong thời gian một vài tuần.
Đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh sốt mò tại bệnh viện hoặc phòng khám đáng tin cậy:
Chẩn đoán sốt mò trên cận lâm sàng
Các xét nghiệm chẩn đoán sốt mò thường được sử dụng:
- Xét nghiệm huyết thanh học: Xét nghiệm kháng thể hấp phụ miễn dịch gắn men (ELISA), kháng thể miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA), kháng thể miễn dịch gián tiếp peroxidase (IIP) phát hiện IgM.
- Phản ứng nhân chuỗi men polymerase (PCR).
- Công thức máu: Bạch cầu bình thường hoặc tăng, bạch cầu mono và lympho thường tăng, tiểu cầu có thể hạ.
- X-quang phổi: Gặp tổn thương kiểu viêm phế quản, một số người có tổn thương viêm phổi.
- Chức năng gan: Thường thấy men gan tăng, tăng bilirubin, nhiều người giảm protid máu (albumin).
- Chức năng thận: Xét nghiệm nước tiểu có thể có protein và hồng cầu, suy thận gặp ở số ít trường hợp, thường phục hồi nhanh chóng khi điều trị phù hợp.
- Siêu âm: Có thể phát hiện gan lách to, tràn dịch màng phổi, màng bụng.
Điều trị bệnh sốt mò như thế nào?
Thuốc điều trị sốt mò
- Bệnh nhân được điều trị bằng Tetracycline 2 gam/ngày đầu, 1 gam/24 giờ ngày sau, tới khi cắt cơn sốt 2 – 3 ngày, tổng liều từ 6 – 7 gam (tránh dùng chung với các sản phẩm từ sữa, thuốc giảm acid dạ dày vì có thể làm giảm hấp thu thuốc).
- Hoặc điều trị với Doxycycline 100mg x 2 lần/ngày trong 5 ngày (tránh dùng chung với các sản phẩm từ sữa, thuốc giảm acid dạ dày vì có thể làm giảm hấp thu thuốc). .
- Hoặc điều trị với Chlorocid nếu chống chỉ định với Tetracycline, khi can thiệp sớm (trong 3 ngày đầu), sau 6 ngày nghỉ thuốc, nên chỉ định đợt II trong 3 – 4 ngày, để chặn tái phát. Tiêu chuẩn ra viện: Hết sốt 7 ngày, ổn định.
- Chloramphenicol tiêm tĩnh mạch hoặc uống 50mg/kg/ngày (hoặc 250 – 500mg mỗi 6 giờ) x 3 – 7 ngày.
- Azithromycin 500mg uống 1 lần x 1 – 3 ngày: Dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em < 10 tuổi, những người chống chỉ định với thuốc tetracycline và chloramphenicol.
Điều trị hỗ trợ
- Hạ sốt bằng Paracetamol hoặc một thuốc hạ nhiệt khác, chườm mát khi người bệnh sốt cao.
- Bù dịch đường uống (dung dịch ORS).
- Điều trị suy hô hấp/tuần hoàn: Cho người bệnh thở oxy qua sond mũi hoặc mặt nạ, đặt nội khí quản và thở máy nếu bị suy hô hấp nặng. Đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn, kiểm soát áp lực tĩnh mạch trung tâm; bù dịch kết hợp với các thuốc vận mạch (dopamine) trong trường hợp hạ huyết áp.
- Điều trị suy thận: bù dịch, lợi niệu.
Đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh sốt mò tại bệnh viện hoặc phòng khám đáng tin cậy:
Điều trị sốt mò ở đâu?
Một số địa chỉ khám và điều trị bệnh sốt mò đáng tin cậy:
Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare
Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare được cải tạo, nâng cấp và đi vào hoạt động từ 2020. Phòng khám hiện đang triển khai các gói khám với nhiều chuyên khoa như Nhi khoa, Da liễu, Truyền nhiễm,… với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm, tu nghiệp các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Úc, Pháp,… Một số dịch vụ tại phòng khám có chức năng xét nghiệm chẩn đoán căn bệnh sốt mò:
- Các xét nghiệm sinh hóa
- Các xét nghiệm huyết học
- Ký sinh trùng
- Miễn dịch
Hệ thống Phòng khám Nhi đồng 315
Hệ thống phòng khám Nhi đồng 315 cung cấp các dịch vụ nhi khoa toàn diện với các chuyên khoa Nhiễm, dị ứng, xét nghiệm đều có liên quan đến sốt mò với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, thâm niên trung bình từ 10 năm trở lên, đã và đang làm việc trực tiếp tại các bệnh viện Nhi đồng 1, 2 và thành phố.
Phòng khám Đa khoa Vigor Health
Phòng khám Đa Khoa Vigor Health là phòng khám tư nhân được phản hồi tích cực từ nhiều bệnh nhân đến thăm khám. Phòng khám có đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế chuyên môn tay nghề cao tại các bệnh viện lớn, uy tín còn được trang bị hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hóa, miễn dịch, nước tiểu,… rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh sốt mò.
Bệnh viện Nhi đồng 2
Bệnh viện Nhi đồng 2 có khoa Nhiễm nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe trẻ em toàn diện, kịp thời, phòng ngừa các bệnh lây lan. Phòng khám, điều trị được trang bị hệ thống máy móc hiện đại để ứng phó với các mùa dịch bệnh cao điểm, điển hình là dịch bệnh sốt mò. Song song với đó là công tác truyền thông giáo dục sức khỏe giúp bệnh nhi hiểu hơn về bệnh truyền nhiễm và ngừa bệnh hiệu quả.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương là một bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm tại TPHCM chuyên trị các căn bệnh liên quan đến truyền nhiễm và phòng chống dịch như sốt mò. Bệnh viện có thế mạnh chuyên sâu về các dịch vụ liên quan đến thăm khám, điều trị bệnh truyền nhiễm như sốt mò, có thể kể đến:
- Hệ thống xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch, vi sinh, ký sinh trùng, sinh học phân tử,…
- Chuyên xét nghiệm tìm căn nguyên vi khuẩn, ký sinh trùng,… bằng PCR, xác định vi khuẩn và kháng sinh đồ bằng máy định danh tự động VITEC 2 Compact,…
Phương pháp phòng tránh bệnh sốt mò
Theo Cục Y tế Dự phòng, biện pháp phòng tránh sốt mò theo khuyến cáo bao gồm:
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, nâng cao ý thức phòng dịch sốt mò.
- Điều tra cơ bản phát hiện ổ dịch nghi ngờ và có người ở (bắt thú nhỏ gặm nhấm, bắt mò, phân loại, phân lập R. orientalis, tìm kháng thể, phát hiện bệnh nhân).
- Tránh ngồi nằm, phơi quần áo, đặt balo trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây; khi đi phát nương làm rẫy, hành quân dã ngoại, trinh sát vào rừng cần mang giày và tất, chít ống quần.
- Tối ưu tẩm quần áo bằng thuốc diệt mò (permethrine và benzyl benzoat) hoặc xoa tay chân bằng thuốc xua đuổi mò (DEET, diethyltoluamid).
- Phun tồn lưu vào đất ẩm, bờ bụi cây cỏ cao dưới 20cm quanh nhà, nơi râm mát bằng thuốc diazinon, fenthion, malathion, lidane, dieldrin, chlordan.
- Diệt chuột theo mùa, chú ý rắc thuốc diệt mò trước.
- Phát quang thảm thực vật quanh nhà, chọn lọc các đám thực vật có nhiều ấu trùng mò.
- Cảnh giác phát hiện bệnh tại ổ dịch, báo cáo khi gặp ca đầu tiên hoặc khi có dịch liên quan đến địa bàn.
- Đối với nơi có dịch, thường xuyên hỏi thăm và khám kỹ mọi người có sốt trong địa bàn đó, không cần cách ly bệnh nhân, với người tiếp xúc không cần điều tra, cách ly, điều trị dự phòng và tiêm chủng.
- Các biện pháp khác như truyền thông, tổng vệ sinh phát quang thảm thực vật quanh nhà, phun thuốc diệt mò, bẫy diệt chuột, bảo vệ cá nhân,…
Đặt lịch hẹn khám và điều trị bệnh sốt mò tại bệnh viện hoặc phòng khám đáng tin cậy:
Câu hỏi thường gặp
Sốt mò có nguy hiểm không?
Sốt mò có lây không?
Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn đã có nhiều thông tin rõ hơn về nguyên nhân gây ra bệnh sốt mò, các triệu chứng cũng như cách điều trị căn bệnh này.