Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích được không ít bệnh nhân và người nhà bệnh nhân quan tâm vì hội chứng ruột kích thích có triệu chứng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về những cách chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích 1: Dùng thuốc chữa hội chứng ruột kích thích
- 2 Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích 2: Chế độ ăn uống hợp lý
- 3 Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích 3: Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý
- 4 Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích 4: Thay đổi thói quen đi tiêu
- 5 Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích 5: Vận động thường xuyên và vừa sức
Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích 1: Dùng thuốc chữa hội chứng ruột kích thích
Đa phần khi mắc hội chứng ruột kích thích, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh hơn. Nhưng nếu triệu chứng bệnh vẫn không được cải thiện mặc dù đã áp dụng 2 phương pháp không dùng thuốc trên thì người bệnh cần đến sự hỗ trợ của thuốc điều trị.
Các thuốc hỗ trợ cải thiện tình trạng tình trạng bệnh gồm:
- Thuốc điều trị tiêu chảy: Các loại thuốc này có thể là thuốc bổ sung vi khuẩn thay thế, thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ niêm mạc ruột.
- Thuốc điều trị táo bón: thường được chỉ định dùng trong thời gian ngắn khi triệu chứng táo bón nghiêm trọng, không lạm dụng vì có thể gây tác dụng phụ.
- Thuốc giảm co thắt: giúp cải thiện triệu chứng đau bụng, chướng bụng khó chịu do hội chứng ruột kích thích gây ra.
- Thuốc an thần: Khi tình trạng đau bụng kéo dài do hội chứng ruột kích thích quá mức có thể dẫn đến bệnh nhân bị trầm cảm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc an thần. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào thần kinh điều khiển, từ đó cải thiện triệu chứng đi tiêu ra máu, tiêu chảy, nôn ói, nuốt khó,…
Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích 2: Chế độ ăn uống hợp lý
Một trong những cách chữa hội chứng ruột kích thích tại nhà được bác sĩ khuyên đầu tiên không gì khác ngoài việc thiết lập chế độ ăn uống hợp lý:
- Ăn lượng vừa phải, không nên ăn uống quá nhiều.
- Kiêng đồ ăn sống, tanh, lạnh, cay nóng như rau sống, tiết canh, gỏi cá, dưa cà muối, gia vị chua cay.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng
- Ăn uống đúng giờ
- Tăng cường ăn thức ăn nhiều chất xơ như rau củ, hoa quả (đặc biệt hoa quả giàu kali như chuối, đu đủ,…) và bột bắp, cám gạo. Vì chất xơ không chỉ giúp cải thiện triệu chứng táo bón ở những người bị bệnh đại tràng co thắt mà nó giúp làm mềm phân, giúp phân di chuyển thuận lợi thông qua đại tràng. Lượng chất xơ một người lớn nên tiêu thụ mỗi ngày từ 21 – 38g. Tuy nhiên, nếu đột ngột tăng lượng chất xơ quá mức sẽ có thể tạo khí, gây đầy bụng nên người bệnh chỉ nên tăng lượng chất xơ từ từ tăng thêm từ 2 – 3g mỗi ngày.
- Nên ăn thức ăn ít dầu mỡ, ít chất béo, lượng đạm vừa phải và nhiều carbohydrate, ví dụ mì ống, gạo, bánh mì ngũ cốc nguyên cám,… Những thực phẩm có nhiều chất béo động vật sẽ khiến ruột co thắt nhiều hơn, gây đau và khó chịu vùng bụng. Nên thay mỡ động vật bằng chất béo không bão hòa có nguồn gốc thực vật. Nên tránh các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, pate hay bánh quy, mayonnaise, phomai,…
- Kiêng ăn những đồ ăn uống sinh hơi như: đồ uống có ga, các loại đậu, bắp cải, nho, táo, cảnh xanh, hành…
- Uống đủ nước, ít nhất 2l mỗi ngày
- Nên lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn, không chứa hóa chất và chất bảo quản.
- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày, khoảng hơn 2 tiếng nên ăn một bữa, không ăn quá no vào buổi tối, không ăn thực phẩm có quá nhiều chất dinh dưỡng vì ăn nhiều thực phẩm sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá tải, có thể gây đau quặn bụng và tiêu chảy.
- Khi ăn phải ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế khí nuốt vào, giúp giảm đầy bụng, chướng hơi, giảm sự căng giãn đột ngột ống tiêu hóa, giúp hạn chế kích kích co bóp của ruột, giảm số lần đi ngoài và giảm đau hiệu quả.
- Không nên ăn các trái cây chua vì chúng có nhiều axit, không tốt cho đường tiêu hóa.
- Hạn chế uống bia rượu và cà phê, hút thuốc lá
- Nên kiêng ăn trái cây khô, trái cây đóng hộp vì những thực phẩm đó có hàm lượng đường cao, dễ gây táo bón, tiêu chảy và đầy hơi ở người mắc hội chứng ruột kích thích.
- Kiêng các chế phẩm từ sữa vì trong sữa do có đường lactose rất khó tiêu hóa, gây tiêu chảy, đau quặn bụng hoặc táo bón.
- Khi bị tiêu chảy đặc biệt ở người mắc hội chứng ruột kích thích cần hạn chế hoàn toàn chất xơ không tan như cellulose để không làm cọ xát thành ruột.
Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích 3: Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý
Một trong những kinh nghiệm chữa hội chứng ruột kích thích được nhiều người áp dụng là phải luôn giữ tinh thần trong tư thế thoải mái, thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý.
- Phải luôn giữ một tinh thần vui vẻ, tránh stress, căng thẳng thần kinh.
- Không nên làm việc quá sức, lo âu, căng thẳng thần kinh kéo dài.
- Ngủ sớm và ngủ đủ ít nhất 8 tiếng/ngày.
- Hãy luôn vui vẻ, lạc quan và thoải mái, sống lành mạnh, không cần quá lo nghĩ về bệnh lý của mình.
- Tập thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ đúng giờ.
- Nên lấy lòng bàn tay xoa nhẹ vùng quanh thượng vị – rốn theo chiều kim đồng hồ vài lần mỗi ngày để kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn.
- Các phương pháp giúp giảm stress hiệu quả như tập thể dục, ngồi thiền, tập yoga hoặc lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp, dễ thực hiện.
Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích 4: Thay đổi thói quen đi tiêu
Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích cuối cùng là người bệnh cần tập một thói quen đi tiêu hợp lý:
- Cố gắng rèn cho bản thân phản xạ thói quen đi đại tiện mỗi ngày một lần vào thời điểm thích hợp nhưng tốt nhất là buổi sáng ngay sau khi thức dậy.
- Nên xoa bụng trước khi đi ngoài để kích thích nhu động ruột hoạt động đẩy phân ra ngoài.
Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích 5: Vận động thường xuyên và vừa sức
Một mẹo chữa hội chứng ruột kích thích được bác sĩ khuyên cần thực hiện là người bệnh nên vận động thường xuyên và vừa sức:
- Không nên chỉ ngồi quá lâu ở một tư thế, hãy đứng dậy, đi lại vận động sau khoảng 1 – 2 giờ ngồi để cơ thể cũng như đường ruột không bị trì trệ.
- Tập thể dục mỗi ngày, tập vừa sức, mỗi ngày ít nhất 30 phút.
Phía trên là tổng hợp 5 mẹo chữa hội chứng ruột kích thích mà người bệnh nên áp dụng, gồm: chế độ ăn uống hợp lý, thay đổi thói quen đi tiêu, vận động thường xuyên và vừa sức, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, dùng thuốc hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.