Loãng xương uống thuốc gì? Một số nhóm thuốc phổ biến

Loãng xương uống thuốc gì? Từ lâu đã trở thành một dấu hỏi lớn cho bất kể những ai mắc bệnh loãng xương, đặc biệt là những người cao tuổi bắt đầu gặp những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh loãng xương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt đời sống hằng ngày. Bệnh loãng xương là một điều khó tránh khỏi, chỉ khác là nó đến nhanh hay chậm đối với từng cá nhân riêng biệt. Mời bạn đọc cùng Docosan tìm đáp án cho câu hỏi “Loãng xương uống thuốc gì?” qua bài viết sau đây.

Loãng xương là gì?

Loãng xương là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi “Bị loãng xương nên uống thuốc gì?”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm loãng xương. Loãng xương là tình trạng cấu trúc xương bị tổn hại nghiêm trọng dẫn đến xương giòn, dễ gãy và hậu quả cuối cùng khiến người bệnh phải nhập viện nhiều nhất là gãy xương. Loãng xương liên quan đến việc chuyển hoá của xương gây giảm mật độ khoáng của xương. Loãng xương thường được các bác sĩ ví như “cái chết thầm lặng” vì thường không xuất hiện triệu chứng cho đến khi gãy xương.

Gãy xương do loãng xương thường tạo thành một vòng tròn bệnh lý luẩn quẩn ở người cao tuổi, do đó làm giảm rõ rết chức năng sống của họ. Gãy xương do loãng xương ở người cao tuổi thường gặp nhất là gãy cổ xương đùi. Hầu như người bệnh sẽ không cảm thấy gì trong khoảng thời gian cấu trúc xương đang dần yếu đi một cách đáng kể cho đến khi một tai nạn xảy ra có thể làm gãy cổ xương đùi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh hoạt hằng ngày.

Khoa học chứng minh rằng, một lối sống ít vận động, ít hoạt động ngoài trời và không cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết có thể dẫn đến bệnh loãng xương sớm hơn so với người cùng tuổi, cùng giới. Tập thể dục thường xuyên là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ bị loãng xương và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Ngoài ra đối với bệnh nhân bị loãng xương, việc tập luyện nhẹ nhàng không những giúp làm chậm tình trạng loãng xương mà cón hỗ trợ phối hợp vận động tránh nguy cơ té ngã.

Từ lâu, câu hỏi “Bị loãng xương uống thuốc gì?” nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là những người cao tuổi đã và đang bị bệnh loãng xương. Lúc này có thể đã quá trễ, tuy nhiên vẫn đề này vẫn có thể được giải quyết một cách thuận lợi, cải thiện cuộc sống tốt hơn nếu như người bệnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Chúng ta sẽ cùng tìm đáp án cho câu hỏi “Loãng xương uống thuốc gì?” qua các phần tiếp theo.

Chẩn đoán loãng xương như thế nào?

Chẩn đoán loãng xương như thế nào?

Để hiểu rõ hơn về bệnh, chúng ta sẽ tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương trên lâm sàng của các bác sĩ trước khi tìm đáp cho câu hỏi “Loãng xương uống thuốc gì?”. Chẩn đoán loãng xương dựa trên kết quả đo mật độ khoáng xương (Bone Mineral Density – BMD) để từ đó đưa ra quyết định điều trị và dựa trên một số yếu tố bao gồm tuổi, giới tính, nguy cơ gãy xương và tiền sử chấn thương trước đó.

Đo mật độ xương là kỹ thuật sử dụng tia X hoặc hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA hay DXA), hay chụp CT để xác định hàm lượng canxi và các khoáng chất có trong xương. Những khu vực thường được thực hiện đo mật độ xương là cột sống, hông hoặc xươngcẳng tay. Người bệnh thường được chỉ định đo mật độ xương nếu đến gặp bác sĩ với than phiền chính liên quan tới xương khớp ở người cao tuổi. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chiến lượng điều trị dựa trên mật độ xương đo được.

Loãng xương uống thuốc gì?

Loãng xương uống thuốc gì?

Trước khi trả lời cho câu hỏi “Loãng xương uống thuốc gì?”, ta cần nhấn mạnh rằng việc thay đổi lối sống hằng ngày một cách khoa học là điều hết sức quan trọng. Tập thể dục thường xuyên với các bài tập phù hợp, chế độ ăn uống lành mạnh với đủ canxi và vitamin D, hạn chế uống rượu và bỏ hút thuốc có thể giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương. Việc điều trị bằng thuốc chống loãng xương không những làm tăng khối lượng xương mà còn phòng ngừa tối đa nguy cơ bệnh loãng xương.

Tuy nhiên, thuốc chống loãng xương nên được uống dưới hướng dẫn của bác sĩ kê đơn. Người bệnh không nên tự mua và sử dụng tại nhà. Chúng ta cùng tìm hiểu một số thuốc sau đây để giải đáp cho câu hỏi “Loãng xương uống thuốc gì?”:

Vitamin D

“Loãng xương nên uống thuốc gì?”. Vitamin D là một chất vi lượng không thể thiếu trong bệnh loãng xương, giúp hỗ trợ quá trình chuyển hoá canxi khiến cho xương chắc khoẻ. Thường thì người ta không cần bổ sung vitamin D và canxi vì đã có sẵn trong chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên ở những bệnh nhân bị loãng xương có thể do tình trạng thiếu hụt vitamin D hoặc canxi, do đó việc bổ sung vitamin D và canxi trong khẩu phần ăn hoặc bằng thuốc là một điều hết sức quan trọng.

Vitamin D thường được tổng hợp qua việc tham gia các hoạt động ngoài trời, tiếp xúc với ánh mặt trời vừa đù, khi đó sẽ hỗ trợ chuyển hoá tiền vitamin D thành vitamin D tốt cho xương khớp. Lượng canxi và vitamin được khuyến cáo bổ sung hằng ngày:

  • Canxi: Bổ sung 500 – 1.500mg hàng ngày.
  • Vitamin D: Bổ sung 800 – 1.000 UI/ngày.

Các thuốc chống huỷ xương

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị loãng xương dựa trên mật độ xương, giới tính, tuổi tác và sức khoẻ tổng quát của người bệnh. Quá trình điều hoà tạo xương được thực hiện bởi tạo cốt bào và huỷ cốt bào. Cả hai hỗ trợ nhau giúp xương phát triển cân bằng tuỳ vào giai đoạn phát triển của cơ thể. Tuy nhiên ở người bệnh loãng xương, huy cốt bào có thể nhỉnh hơn so với tạo cốt bào. Từ đó gây nên bệnh loãng xương. Một số thuốc thường được sử dụng để chống huỷ xương như:

  • Biophosphonat: thuốc có tác dụng làm chậm quá trình huỷ xương từ đó làm giảm nguy cơ loãng xương, ngăn ngừa gãy xương hiệu quả. Đây là thuốc hàng đầu trong điều trị bệnh loãng xương cho phụ nữ mãn kinh và người cao tuổi.
  • Calcitonin: Thuốc được chế biến dựa trên một dạng hormone của tuyến giáp, được FDA chấp thuận điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, những người không thể dùng hoặc không dung nạp với các thuốc điều trị loãng xương khác.
  • Một số liệu pháp hormone.
  • Các nhóm thuốc khác có thể được phối hợp nếu cần thiết dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Các thuốc trên có thể đã giúp giải đáp thắc mắc cho người đọc câu hỏi “Loãng xương uống thuốc gì?”. Tuy nhiên phương pháp điều trị hữu hiệu nhất đối với bệnh loãng xương là thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao. Không những đối với người bệnh loãng xương mà còn đối với cả những người trẻ. Điều này sẽ giúp có một hệ cơ xương khớp khoẻ mạnh, tận hưởng cuộc sống tốt hơn.

“Loãng xương uống thuốc gì?”. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã tìm được câu trả lời cho mình. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc loãng xương cần phải được theo dõi và điều trị dưới hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo