Bệnh Gout kiêng ăn gì? Một số nhóm thức ăn nên tránh

Bệnh Gout kiêng ăn gì? Từ lâu, bệnh Gout đã trở thành vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt với những người có thói quen sử dụng bia rượu, béo phì. Gout dẫn đến các cơn đau nhức khó chịu ở các vị trí khớp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Bệnh Gout liên quan nhiều đến khẩu phần ăn hằng ngày và việc ăn uống khoa học cũng được xem như là một phương pháp giúp điều trị bệnh Gout. Mời bạn đọc cùng Docosan tìm hiểu đáp án cho câu hỏi “Bệnh Gout kiêng ăn gì?” qua bài viết dưới đây.

Bệnh Gout là gì?

Bệnh Gout là gì?

Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric tại vị trí các khớp của cơ thể. Không những thế các tinh thể urat còn lắng đọng ở thận gây nên bệnh thận do urat như viêm thận kẽ, sỏi thận. Dấu hiệu điển hình khi lắng đọng ở khớp tạo nên các nốt Tophi dễ nhận thấy. Tuy nhiên lúc này sức khoẻ của người bệnh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bệnh thường gặp ở nam giới từ 40 tuổi trở lên, thường xuất hiện các đợt kịch phát cấp tính và tái đi tái lại nhiều lần nếu không được chẩn đoán và điều trị. Phương pháp điều trị được cho là tối ưu nhất đối với các bệnh nhân bị bệnh Gout là hạn chế sử dụng thức phẩm giàu purin. Khi đó người bệnh sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ phải nhập viện bởi những cơn đau Gout cấp. Vậy bệnh Gout kiêng ăn gì? Tất nhiên là những thực phẩm chứa ít hoặc không chứa purin trong thành phần.

Các đối tượng sau đây là người có nguy cơ cao bị bệnh Gout và cần phải theo dõi điều trị nếu như có các triệu chứng điển hình của Gout:

  • Có tiền sử gia đình bị bệnh gout.
  • Ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin.
  • Thừa cân và béo phì.
  • Nghiện rượu bia.
  • Dùng nhiều thuốc lợi tiểu có thể làm tăng axit uric và gây ra các đợt Gout cấp tính.

Purin nếu được nạp vào trong cơ thể sẽ chuyển hoá thành axit uric. Một lượng vừa đủ axit uric có thể chấp nhận được cho là dưới 400 micromol/lít, khi đó hoàn toàn không gây hại cho cơ thể mà còn giúp kích thích não bộ hoạt động và là một chất chống oxy hoá cho cơ thể. Tuy nhiên nếu dư thừa sẽ lắng đọng tạo thành các tinh thể urat tại khớp gây ra những cơn Gout cấp, điển hình là sự xuất hiện của các nốt Tophi.

Bệnh Gout kiêng ăn gì?

Bệnh Gout kiêng ăn gì?

Quá các thông tin ở trên, chúng ta đã phần nào trả lời được câu hỏi “Bệnh Gout kiêng ăn gì?”. Tuy nhiên nhóm thực phẩm nào giàu purin cần phải tránh có lẽ vẫn còn là một dấu hỏi lớn đối với bạn đọc. Docosan sẽ liệt kê một số thực phẩm và nhóm thực phẩm giàu purin để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và tự lên thực đơn được các món ăn hằng ngày.

Bệnh Gout kiêng ăn gì? Dưới đây sẽ là một số gợi ý hy vọng sẽ hữu hiệu đối với bạn đọc:

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật (gan, thận, tim, bao tử, óc…) là nhóm thực phẩm phải được kể đến đầu tiên bởi chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, CoQ10, cholesterol, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12) và các khoáng chất khác như sắt, kẽm, selen. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bị bệnh gout không nên ăn bởi nội tạng chứa nhiều purin, chính là chất gây tăng nồng độ acid uric trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng: sưng, đau nhiều hơn.

Nếu có ai hỏi “Bệnh Gout kiêng ăn gì?” thì nội tạng động vật là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu bởi đây được cho là nhóm thực phẩm giàu purin nhất. Người mắc bệnh Gout đặc biệt nên kiêng cử hoàn toàn các món ăn được chế biến từ nội tạng động vật, thậm chí cả những ai không bị Gout cũng nên hạn chế sử dụng các món ăn từ nội tạng động vật. Khi đó sẽ giúp người bệnh không phải trải qua những đợt Gout cấp và đặc biệt phòng ngừa bệnh Gout ở nam giới sau 40 tuổi.

Thịt đỏ

“Bệnh Gout kiêng ăn gì?” tất nhiên không thể không kể đến các thức ăn được chế biến từ thịt đỏ như thịt bò, thịt dê,… Tuy chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gồm chất chất đạm (protein), vitamin E, B6, B12, chính hàm lượng protein rất cao, sẽ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Không những thế các chất trong thịt đỏ sẽ thúc đẩy nhanh quá trình hình thành axit urit, gây nên những cơn Gout cấp nếu như ăn quá nhiều.

Dù vậy, đây là nhóm thực phẩm không nên kiêng khem hoàn toàn mà cần phải sử dụng có sự kiểm soát. Người bệnh vẫn nên sử dụng thịt đỏ như thịt bò, thịt dê bởi những giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại là khó tránh khỏi và chỉ nên ăn không quá 2 lần/tuần, và mỗi lần không được quá 100 gram. Cách chế biến cũng rất quan trọng, việc chế biến thịt đỏ chín kỹ giúp hạn chế lượng purin nạp vào trong cơ thể.

Hải sản

Không phải tất cả các loại hải sản đều nên kiêng khem, một số loại hải như cá trích, cá ngừ, nghêu, sò, ốc, … cần được kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày một cách cẩn thận bởi không chỉ hàm lượng dinh dưỡng mà chúng mang lại mà còn một lượng purin dồi dào. Do đó người bệnh Gout nên hạn chế sử dụng các thực phẩm trên. Thay vào đó có thể sử dụng các món ăn được chế biến từ hải sản khác ít purin hơn. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta sử dụng hải sản thường xuyên bởi hải sản nói chung đều rất giàu đạm.

Rượu bia

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc sử dụng rượu bia ở những bệnh nhân mắc bệnh Gout sẽ khiến cho bệnh càng ngày càng trầm trọng hơn. Những cuộc vui của những bệnh nhân Gout thường kết thúc bằng cơn đau Gout cấp dai dẳng hoặc tệ hơn có thể phải nhập viện để điều trị. Do đó, tốt nên hạn chế rượu bia hằng ngày.

“Bệnh Gout kiêng ăn gì?” Hy vọng qua bài viết này bạn đọc có thể chỉ ra được các thực phẩm làm nặng thêm tình trạng của bệnh Gout và tiến hành loại hoặc hạn chế trong thực đơn hằng ngày.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo