6 loại thuốc trị chàm môi an toàn và hiệu quả nhất hiện nay 

Chàm môi là tình trạng bệnh khó phổ hiện hiện nay và sử dụng thuốc trị chàm môi là cách được nhiều người lựa chọn. Vậy đâu là thuốc bôi chàm môi an toàn và hiệu quả nhất? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua 6 loại thuốc sau đây nhé!

Thuốc bôi chàm môi Eucrisa

Eucrisa là một dạng sản phẩm thuốc trị chàm môi được điều chế dưới dạng mỡ dùng bôi da và cần sử dụng theo toa do bác sĩ chỉ định. Eucrisa có tác dụng xử lý tình trạng khô da, bong tróc vảy cho người mắc chàm môi lâu ngày. Thành phần chính bao gồm Crisaborole và các tá dược khác, đảm bảo không chứa steroid.

Thuốc bôi chàm môi Eucrisa rất dễ sử dụng: 

  • Đầu tiên, bạn chỉ cần vệ sinh vùng da môi với nước sạch, sau đó thấm khô bằng khăn bông mềm.
  • Lấy một lượng Eucrisa vừa đủ thoa lên vùng da bệnh và không cần rửa lại với nước.
  • Mỗi ngày sử dụng đều đặn 2 lần để có được hiệu quả chữa trị tốt nhất.
  • Nếu tình trạng chàm môi đã khỏi, bạn có thể dừng bôi Eucrisa.
thuốc trị chàm môi
Bị chàm môi bôi thuốc gì

Tùy thuộc vào mức độ của bệnh chàm môi mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp cho từng bệnh nhân. Bạn nên tìm đến người có chuyên môn tư vấn và đọc kỹ hướng dẫn trong hộp Eucrisa để tránh các tác dụng không mong muốn như:

  • Có thể gặp phải một số phản ứng như đau nhức ở khu vực da bị chàm, rát bỏng, trường hợp nặng sẽ xảy ra phản ứng quá mẫn cảm ảnh hưởng toàn thân.
  • Không sử dụng Eucrisa cho các trường hợp bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. 
  • Ngoài ra, thuốc trị chàm môi Eucrisa không nên bôi cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai, đang cho con bú.

Thuốc bôi chàm môi Betamethasone

Betamethasone là thuốc trị chàm môi có chứa hoạt chất corticosteroid tổng hợp nên thường được sử dụng nhiều trong việc xử lý bệnh ngoài da. Thuốc được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho người bị bệnh chàm để khắc phục các triệu chứng tại chỗ.  Ngoài ra thuốc còn chứa những tá dược khác như dexlacyl, cordermal,… với hàm lượng vừa đủ. 

thuốc trị chàm môi
Chàm môi bôi thuốc gì? Betamethason

Bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng Betamethasone phù hợp theo tiêu chí là dựa trên mức độ bệnh chàm và độ tuổi của người bệnh. Liều được dùng cho bị chàm môi nhẹ là từ 0,25 đến 0.5mg/ngày, nếu thể chàm nặng hơn dùng với liều 2,5 đến 4mg/ngày. Tác dụng phụ của thuốc có thể gặp một số phản ứng quá mẫn của cơ thể khi sử dụng Betamethasone dạng kem bôi.

Thuốc dạng viên nén Cetirizine

Một loại thuốc trị chàm môi tiếp theo được giới thiệu là Cetirizine, sản phẩm nổi tiếng được bác sĩ chỉ định áp dụng cho bệnh nhân bị bệnh ở các cấp độ khác nhau. Cetirizine còn được kê đơn cho người mắc bệnh viêm da dị ứng, côn trùng cắn, mề đay hay các trường hợp dị ứng khác.

Ưu điểm nổi bật của thuốc trị chàm môi Cetirizine là được bào chế với dạng viên nén dễ sử dụng. Mỗi viên chứa thành phần chính là 10mg Cetirizine Dihydrochloride và một số tác dược khác với hàm lượng vừa đủ. Thuốc này ngoài xử lý vết chàm còn giúp khắc phục hiệu quả tình trạng dị ứng cấp tính và tăng cường hệ miễn dịch.

thuốc trị chàm môi

Liều dùng Cetirizine cho người bị chàm môi còn sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trẻ em dưới 6 tuổi cần được sử dụng đúng theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trẻ em trên 6 tuổi hoặc người trưởng thành mỗi ngày uống từ 5 đến 10mg theo mức độ bệnh lý. Người cao tuổi có tiền sử bệnh gan, thận nên giảm thiểu nửa liều dùng so với người bình thường.

Tác dụng phụ: Người bệnh khi sử dụng thuốc trị chàm môi Cetirizine sẽ có thể xảy ra hiện tượng buồn ngủ, khô miệng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt hoặc buồn nôn. Trường hợp ít gặp hơn là chán ăn, bí tiểu, tiết nhiều nước bọt, cũng có thể bị hạ đường huyết, huyết áp, sốc phản vệ, viêm gan,…

Thuốc trị chàm môi Corticosteroid

Corticosteroid là một trong những loại thuốc trị chàm môi nổi tiếng và ưu tiên sử dụng cho trường hợp bệnh nhân bị chàm thể nặng, kèm có tình trạng viêm nhiễm. Sau một thời gian sử dụng sản phẩm sẽ nhận thấy triệu chứng bắt đầu thuyên giảm và giúp cải thiện tình trạng đỏ da, dị ứng, ngăn ngừa viêm nhiễm chuyển biến nghiêm trọng hơn.

thuốc trị chàm môi
Thuốc trị chàm môi Corticosteroid

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Corticosteroid có thể gây ra khi sử dụng như: rối loạn chuyển hóa, các vấn đề về xương khớp, mắt hay tăng nguy cơ xơ vữa động mạch,…

Chống chỉ định: không sử dụng Corticosteroid khi bạn bị dị ứng với thành phần bất kỳ thành phần nào của thuốc và thận trọng khi dùng cho đối tượng nhỏ tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người già. Bạn nên tham vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc trị chàm môi Corticosteroid nếu có tiền sử bệnh lý, đang dùng thuốc kê toa hoặc thực phẩm chức năng khác. 

Thuốc dạng uống Clorpheniramin

Clorpheniramin là một trong những loại sản phẩm chữa trị chàm môi nổi tiếng thuộc nhóm kháng histamin H1. Thuốc sẽ giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng do bệnh chàm gây ra, mà còn góp phần khắc phục bệnh viêm kết mạc, viêm mũi dị ứng hay vết côn trùng cắn.

Liều dùng và cách sử dụng thuốc trị chàm môi Clorpheniramin còn tùy theo chỉ định của bác sĩ về từng trường hợp cụ thể.

  • Trẻ em từ 2 – 6 tuổi sử dụng 6mg thuốc/ngày.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi dùng 12mg/ngày.
  • Trẻ vị thành niên và người trưởng thành dùng liều 24mg/ngày.
  • Ưu tiên sử dụng sản phẩm với nhiều nước sau bữa ăn chính.
thuốc trị chàm môi

Tác dụng phụ: bạn có thể gặp phải tình trạng buồn ngủ, khô miệng, buồn nôn, chóng mặt,… Tuy nhiên, những biểu hiện này sẽ giảm nhanh chóng, không kéo dài nên bạn có thể yên tâm.

Chống chỉ định: Không sử dụng sản phẩm cho các trường hợp bị dị ứng với Clorpheniramin hay tá dược nào của thuốc. Ngoài ra, khuyến cáo cũng không nên sử dụng nếu bạn đang bị phì đại tuyến tiền liệt, thắt cổ bàng quang, bệnh lý dạ dày – tá tràng, bệnh hen. Và đặc biệt thận trọng sản phẩm đối với phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em,…

Thuốc trị chàm môi dạng tiêm Dupilumab

Ngoài các thuốc trị chàm môi dạng uống và dạng bôi kể trên thì hiện nay còn có dạng tiêm trực tiếp khá thông dụng. Dupilumab được hiểu đơn giản là Dapoxetine, đây là một biệt dược thuộc dòng kháng thể đơn dòng đặc hiệu.

Tác dụng chính của Dupilumab là giúp giảm triệu chứng bệnh chàm và những vấn đề ngoài da khác. Thông thường sẽ chỉ dành cho trẻ em trên 12 tuổi. Đối với những bé nhỏ hơn sẽ được bác sĩ chuyên khoa áp dụng các thuốc tương ứng nhằm cải thiện tình trạng chàm môi. 

thuốc trị chàm môi
Thuốc trị chàm môi dạng tiêm Dupilumab

Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện tiêm trực tiếp thuốc vào cơ thể người bệnh. Tuy nhiên thuốc cũng có tác dụng phụ như có thể bị đau mắt, đau sưng vị trí tiêm thuốc, chảy nước mắt, đau dạ dày, buồn nôn,… Chống chỉ định: Trẻ em, phụ nữ có thai, người già hoặc những trường hợp có cơ địa nhạy cảm thuốc dạng tiêm.


Bài viết trên đây, Docosan đã giới thiệu 6 loại thuốc trị chàm môi an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Nếu bạn đang gặp tình trạng bị chàm môi kéo dài hoặc trở nên trầm trọng thì hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và lựa chọn thuốc chữa trị phù hợp. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các loại thuốc trị chàm môi và biết cách sử dụng tối ưu nhất cho chính mình. 

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Healthline.

Contact Me on Zalo