Điều trị xoắn tinh hoàn được xem là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở nam giới. Tuy nhiên bệnh lý này cũng có thể bị nhầm lẫn với các trường hợp bệnh khác của tinh hoàn. Vậy phát hiện triệu chứng, chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn ra sao? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Triệu chứng của xoắn tinh hoàn
Triệu chứng gặp ở hầu hết các bệnh nhân là đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn. Điều đó là do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn thừng tinh, làm giảm hoặc ngừng hoàn toàn lượng máu đến tinh hoàn. Kèm theo là hiện tượng bìu sưng to đau, có thể lan lên phía trên; đau sưng bìu có thể đột ngột hết đau dù chưa điều trị xoắn tinh hoàn, do sự thay đổi tư thế của bệnh nhân giúp tự điều trị xoắn tinh hoàn theo cơ chế tự tháo xoắn.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng các triệu chứng trên thường xuất hiện khi nam giới đang ngủ, gặp ở 50% các trường hợp. Ngoài ra còn phụ thuộc các yếu tố:
- Về độ tuổi: thường gặp ở trẻ em và người nam trẻ tuổi, rất hiếm gặp ở những người cao tuổi.
- Đau căng tức vùng bìu: xuất hiện đột ngột, cơn đau dữ dội tăng dần, xu hướng lan dọc theo thừng tinh, ống bẹn và cả hố chậu. Khi nâng đỡ tinh hoàn lên có cảm giác cường độ đau tăng lên rõ rệt.
- Bên tinh hoàn bị xoắn có biểu hiện sưng to và đỏ da khác biệt hơn hẳn so với bên còn lại.
Nguyên nhân xoắn tinh hoàn
Nguyên nhân có thể xảy ra khi người nam khi gặp phải chấn thương, đang nằm ngủ hay đang lao động làm việc. Hiện nay nguyên nhân chính xác gây nên bệnh lý xoắn tinh hoàn chưa được xác định. Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh lý này như sau:
- Bất thường bẩm sinh tại các cấu trúc tinh hoàn từ sơ sinh hoặc từ nhỏ
- Tinh hoàn di động gặp ở giai đoạn trẻ sau sinh do chưa di chuyển hoàn toàn xuống vùng bìu
- Chấn thương vùng bẹn bìu trong lúc tập luyện hay sinh hoạt hàng ngày
- Những thời điểm khí hậu lạnh giá là cơ bìu co thắt liên tục giữ ấm tinh hoàn.
Chẩn đoán xoắn tinh hoàn
Để chẩn đoán kịp thời bệnh lý này để có biện pháp điều trị xoắn tinh hoàn nhanh chóng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào:
- Những triệu chứng lâm sàng: Tinh hoàn bên bị xoắn đau dữ dội đột ngột, da bìu cao hơn bên bình thường, bìu bên xoắn tinh hoàn sẽ sưng to đau.
- Nghiệm pháp khám tinh hoàn: bằng kích thích nhẹ mặt trong đùi phía bên của 2 tinh hoàn hai bên. Nếu bình thường thì da bìu của tinh hoàn sẽ co lại, nếu bị xoắn tinh hoàn thì phản xạ này không còn xảy ra nữa.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng: siêu âm Doppler màu có thể thấy hình ảnh xoắn tinh hoàn và thiếu máu nuôi tinh hoàn, kèm theo dấu hiện mào tinh và thừng tinh căng to, tổn thương hoại tử.
Cách điều trị xoắn tinh hoàn
Trên thực tế để phát hiện bệnh xoắn tinh hoàn ở giai đoạn sớm còn gặp nhiều khó khăn, một phần do chủ quan người bệnh đến khám muộn khi không chịu nổi triệu chứng nữa. Nếu trường hợp bệnh nhân đến khám sớm hoàn toàn có thể tháo xoắn bằng tay được, tuy nhiên nguy cơ tái phát xoắn tinh hoàn lại là rất cao, nên giải pháp tối ưu vẫn là phẫu thuật tháo xoắn và cố định tinh hoàn.
Ngoài ra do có nhiều nguyên nhân khác nhau gây xoắn mà tinh hoàn bên còn lại thường cũng sẽ được phẫu thuật viên cố định trong cuộc mổ với mục đích phòng ngừa xoắn tinh hoàn bên còn lại về sau cho bệnh nhân.
Thời gian vàng điều trị xoắn tinh hoàn chỉ từ 6 đến 12 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau sưng tinh hoàn. Nếu can thiệp trước 6 giờ, 100% bệnh nhân được cứu tinh hoàn về bình thường. Đến khoảng từ 6-12 giờ thì khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50% trường hợp và trong khoảng 12-24 giờ thì chỉ còn 20% được cứu khỏi. Cuối cùng là trên 24 giờ thường sẽ không cứu được tinh hoàn dù điều trị xoắn tinh hoàn tích cực cho bệnh nhân.
Những bệnh nhân phát hiện xoắn tinh hoàn muộn sau 24 giờ thì việc mổ cấp cứu là cách chữa xoắn tinh hoàn bắt buộc do các bác sĩ nam khoa phải làm, tuy nhiên khả năng bảo tồn được tinh hoàn là rất thấp. Điều đáng lưu ý là có nhiều trẻ bị xoắn tinh hoàn đến bệnh viện khi tinh hoàn đã bị hoại tử và chỉ còn biện pháp phải cắt bỏ, dẫn đến ảnh hưởng khả năng sinh sản và nội tiết tố nam sau này.
Điều trị xoắn tinh hoàn bằng phương pháp phẫu thuật sẽ không phức tạp và ít xâm lấn. Các bước được tiến hành như sau: đầu tiên bác sĩ sẽ rạch da bìu, sau đó tháo xoắn thừng tinh bên bị bệnh, rồi cuối cùng là khâu cố định tinh hoàn vào bìu để phòng trường hợp tinh hoàn bị xoay. Trong quá trình mổ các bác sĩ sẽ cố gắng làm bảo tồn tinh hoàn bên xoắn như:
- Ủ ấm tinh hoàn bằng nước muối sinh lý
- Dùng thuốc tê nhỏ từ từ lên thừng tinh hoàn
- Rạch bao trắng tinh hoàn giảm áp để lấy lại chức năng
- Chỉ phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn khi mọi biện pháp điều trị bảo tồn thất bại.
Mỗi bệnh nhân sau khi được điều trị xoắn tinh hoàn trong phòng mổ thành công, thì cần phải theo dõi và tái khám sau đó nữa. Bác sĩ sẽ lưu ý một số tình trạng sau mổ và hẹn bệnh nhân tái khám sau 1,3 và 6 tháng, để đánh giá kết quả điều trị và kịp thời xử lý biến chứng còn lại.
- Nhiễm trùng sau mổ
- Hoại tử tinh hoàn do thiếu máu nuôi
- Teo tinh hoàn sau mổ tháo xoắn giữ tinh hoàn
- Xoắn tinh hoàn tái phát
Điều trị xoắn tinh hoàn là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở nam giới, bệnh nhân cần được phẫu thuật can thiệp kịp thời để bảo tồn tinh hoàn. Vì vậy, nếu bạn gặp phải các triệu chứng đau sưng đột ngột ở vùng bìu, thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, bảo vệ tinh hoàn không bị tổn thương mất chức năng.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: Healthline.