Lao tinh hoàn: Những thông tin quan trọng cần biết

Lao tinh hoàn thường rất khó đoán vì dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh viêm tinh hoàn và khiến việc điều trị sai lệch, chậm trễ, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục của các người đàn ông, có thể khiến tinh hoàn teo lại. Hãy cùng Docosan tìm hiểu những thông tin quan trọng cần biết về lao tinh hoàn qua bài viết dưới đây nhé!

Lao tinh hoàn là gì?

Lao tinh hoàn là bệnh lý xảy ra do trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) xâm nhập vào máu, bạch huyết và gây bệnh ở đường tiết niệu sinh dục.

Lao tinh hoàn
Lao tinh hoàn: Những thông tin quan trọng cần biết

Mặc dù 80 – 90% lao xuất hiện từ hệ hô hấp, đặc biệt là lao phổi, vẫn có một số ít các trường hợp trực khuẩn lao thoát khỏi sự khống chế này và đi đến các hạch bạch huyết vùng, theo ống ngực đi vào tĩnh mạch và gây bệnh tại các cơ quan khác nhau, trong đó có tinh hoàn.

Tại đây, các tổ chức u hạt do lao bắt đầu hình thành và gây nên các triệu chứng lâm sàng.

Quá trình nhiễm trùng kéo dài có thể dẫn đến teo tinh hoàn về sau và gây ra vô sinh cho nam giới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì tinh hoàn là cơ quan khá nhỏ nên rất dễ bị tổn thương, cộng thêm nhiễm lao thì nguy cơ bị vô sinh rất cao vì khi đó khả năng sản xuất tinh trùng rất kém; nếu phải điều trị hoặc chẩn đoán bằng cách cắt phần u, sưng để làm sinh thiết thì hầu như không có cơ hội để có con theo cách truyền thống nữa.

Bệnh lao tinh hoàn thường xuất hiện ở độ tuổi từ 30-40 tuổi, đây chính là độ tuổi mà nam giới đang trong thời kỳ có thể thụ tinh để sinh đẻ. Bệnh này còn gọi là bệnh tràn dịch màng tinh hoàn, chính vì vậy người bệnh có thể bị lây vi trùng qua đường máu hoặc tiếp xúc trực tiếp. Vi trùng xâm nhập vào cơ thể người bệnh, khu trú tại các vị trí kể trên và khi kết hợp nhiều yếu tố như sức đề kháng của người bệnh giảm, lượng vi trùng đủ nhiều và mạnh thì bệnh sẽ bộc phát.

Lao tinh hoàn
Lao tinh hoàn: Những thông tin quan trọng cần biết

Triệu chứng của lao tinh hoàn

Việc chẩn đoán bệnh lao tinh hoàn rất khó khăn vì các triệu chứng của bệnh không rõ ràng.

Bệnh này trước đây thường bị nhầm với ung thư tinh hoàn, và các biểu hiện ban đầu của bệnh lao tinh hoàn như cảm thấy tức nặng một bên tinh hoàn, cảm giác đau rất mơ hồ,… lại còn rất dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm tinh hoàn do tạp khuẩn (tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn đường ruột…) hoặc ung thư tinh hoàn.

Một gợi ý quan trọng nhất trong việc giúp chẩn đoán bệnh lao tinh hoàn là tiền sử mắc lao phổi hoặc lao tại các cơ quan khác của bệnh nhân. Vì vậy người bệnh cần khai kĩ tình trạng biểu hiện lao phổi trong giai đoạn đầu hoặc các biểu hiện sớm của lao ngoài phổi để có hướng xác định chẩn đoán.

Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh lao tinh hoàn toàn phát sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như sau:

Lao tinh hoàn
Lao tinh hoàn: Những thông tin quan trọng cần biết
  • Tinh hoàn sưng nóng đỏ đau nên rất dễ nhầm lẫn với viêm tinh hoàn do vi khuẩn.
  • Bệnh nhân thường sưng đau nhẹ tinh hoàn kèm theo hội chứng nhiễm lao chung (sốt về chiều, ra nhiều mồ hôi, sụt cân).
  • Có thể xuất hiện các lỗ rò tinh hoàn do hang lao ăn ra bên ngoài, chảy dịch hoại tử trắng như bã đậu.
  • Xuất tinh ra máu: Lao tinh hoàn, lao túi tinh gây tổn thương mạch máu và có thể xuất hiện tình trạng xuất tinh ra máu. Nhưng triệu chứng này không đặc hiệu vì có thể gặp trong viêm túi tinh hoặc ung thư ác tính ở đường tiết niệu – sinh dục.
  • Suy giảm chất lượng tinh trùng: số lượng tinh trùng giảm, tỉ lệ tinh trùng sống thấp, tỉ lệ di động và di động tiến tới giảm, tế bào bạch cầu (đặc biệt là bạch cầu đơn nhân) tăng cao trong mẫu tinh dịch…
  • Lao tinh hoàn rất hay đi kèm với tổn thương đường tiết niệu do hai hệ thống cơ quan sinh dục – tiết niệu ở nam giới có chung đường ra, biểu hiện đa dạng với tình trạng giãn đài bể thận một hoặc hai bên, lao bàng quang gây tiểu máu, tiểu nhiều lần, suy thận từ nhẹ đến nặng…

Mặc dù có nhiều triệu chứng nhưng hầu như không có triệu chứng nào đặc hiểu gợi ý chẩn đoán lao tinh hoàn, đặc biệt là ở giai đoạn sớm lại hết sức khó khăn. Chính vì vậy việc phân lập được trực khuẩn lao trong các mẫu bệnh phẩm là bằng chứng chuẩn xác nhất để xác định bệnh nhưng thực tế tỉ lệ dương tính còn thấp do vi khuẩn lao rất khó nuôi cấy.

Điều trị lao tinh hoàn

Bệnh lý lao tinh hoàn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ.

Với các trường hợp nhẹ, người bệnh được chỉ định dùng thuốc giảm đau chống viêm và thuốc kháng sinh cũng như nghỉ ngơi tại nhà, tránh để tinh hoàn bị va chạm. Tuy nhiên phải điều trị lao tinh hoàn bằng phác đồ thuốc chống lao với thời gian điều trị kéo dài (thông thường từ 6 đến 12 tháng). Cần lưu ý rằng các thuốc điều trị lao đều có những tác dụng phụ nhất định, do đó nên theo dõi chặt chẽ người bệnh và phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra.

Lao tinh hoàn
Lao tinh hoàn: Những thông tin quan trọng cần biết

Một số trường hợp bị nặng hơn, sau khi đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm thì bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật. Chỉ định phẫu thuật ngoại khoa được đặt ra khi lao đã gây ra biến chứng như tràn dịch màng tinh hoàn nhiều, gây xơ hóa – hẹp đường niệu hoặc lỗ rò tinh hoàn không lành được sau điều trị thuốc …

Lao tinh hoàn là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời lúc bệnh ở giai đoạn đầu thì sẽ dễ dàng hơn. Chính vì vậy khi thấy có hiện tượng bất thường, nam giới cần đến bệnh viện chuyên khoa để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý, tuyệt đối không được tự ý điều trị bệnh tại nhà. 

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo