Dấu hiệu xoắn tinh hoàn là gì? Làm sao nhận biết?

Dấu hiệu xoắn tinh hoàn là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi đây là một bệnh lý nguy hiểm và dễ để lại nhiều biết chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh sản của nam giới. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ gửi đến bạn thông tin về dấu hiệu xoắn tinh hoàn.

Tổng quan về bệnh xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là một tình trạng cấp cứu của chuyên khoa thận tiết niệu và chuyên khoa nam khoa, Bệnh thường gặp ở nam giới trẻ độ tuổi dưới 25 tuổi với tỷ lệ khoảng 1/4000 người nam giới. Bệnh là nguyên nhân hàng đầu khiến nam giới mổ cắt tinh hoàn do biến chứng hoại tử tại cơ quan sinh dục.

Sinh lý bệnh xoắn tinh hoàn là do thừng tinh bị tác động, làm xoắn quanh trục gây ra hiện tượng tắc nghẽn, phù nền, sung huyết. Bệnh cần được khám phát hiện xử trí sớm trước 6 giờ từ khi xuất hiện cơn đau vùng bẹn bìu, nếu xử trí muộn thì hậy quả có thể tinh hoàn sẽ bị hoại tử phải phẫu thuật cắt tinh hoàn. Những biến chứng của xoắn tinh hoàn sẽ ảnh hưởng một phần tới khả năng sinh sản của nam giới, ảnh hưởng tâm lý, khiến người nam giới mất tự tin sau này khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn, rối loạn cương dương.

Phân loại bệnh xoắn tinh hoàn

Hiện nay, xoắn tinh hoàn thừng tinh được chia làm 2 nhóm:

  • Xoắn ngoài tinh mạc: loại này thường chỉ gặp ở trẻ nhỏ. Ở trẻ em, dây chằng bìu tinh hoàn chưa được cố định hoàn toàn, tinh hoàn di chuyển và tự xoay quanh trục tự do trong bìu dẫn tới xoắn.
  • Xoắn trong tinh mạc: loại này thì gặp ở nam giới và thanh niên trưởng thành. Do sự bất thường của thừng tinh và tinh mạc bám cao làm cho tinh hoàn di động, gây nên nguy cơ cao gây xoắn tinh hoàn.
Dấu hiệu xoắn tinh hoàn
Dấu hiệu xoắn tinh hoàn là gì? Làm sao nhận biết?

Nguyên nhân bệnh xoắn tinh hoàn

Hiện nay nguyên nhân chính xác gây nên bệnh lý xoắn tinh hoàn thừng tinh hoàn vẫn chưa được làm rõ. Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh lý xoắn tinh hoàn thường gặp như sau:

  • Bất thường bẩm sinh tại các cấu trúc thừng tinh hoàn
  • Tinh hoàn di động gặp ở giai đoạn trẻ sau sinh chưa xuống bìu hoàn toàn
  • Chấn thương trong lúc tập luyện hay sinh hoạt hằng ngày
  • Những thời điểm khí hậu lạnh giá

Dấu hiệu bị xoắn tinh hoàn

Dấu hiệu xoắn tinh hoàn gặp ở hầu hết các bệnh nhân là sưng và đau một bên bìu, cơn đau xuất hiện đột ngột và tăng dần. Cơn đau vùng bìu xuất hiện một cách đột ngột, đau dữ dội tăng dần, xu hướng lan dọc theo thừng tinh, ống bẹn và cả hố chậu. Khi cầm đỡ tinh hoàn lên có cảm giác cường độ đau tăng lên. Bên tinh hoàn bị xoắn có biểu hiện sừng to khác biệt hơn hẳn so với bên còn lại.

Dấu hiệu tinh hoàn bị hoại tử khi đau bìu này dữ dội hơn, kèm theo bìu sưng, đỏ. Đôi khi đau bụng dưới kèm theo ói mửa, do đó trên bệnh nhân này đi khám với lý do là đau bụng nên dễ chẩn đoán nhầm với đau bụng do rối loạn tiêu hóa thông thường.

Dấu hiệu xoắn tinh hoàn
Dấu hiệu xoắn tinh hoàn là gì? Làm sao nhận biết?

Các biện pháp chẩn đoán bệnh xoắn tinh hoàn

Qua thăm khám, bác sĩ sẽ sờ thấy tinh hoàn sưng, đau, trục xoay ngang và nằm co rút lên cao hơn so với tinh hoàn còn lại. Khi nâng nhẹ tinh hoàn lên thì người bệnh có cảm giác đau tăng. Khám kỹ hơn, có thể sờ thấy vị trí nút xoắn của thừng tinh hoàn.

Nếu người bệnh đến muộn, việc cấp máu bị ngừng trệ khiến thừng tinh hay tinh hoàn sưng lên nhiều, dẫn đến khó xác định được rõ mào tinh hay vị trí nút xoắn. Ngoài ra, tình trạng xoắn kéo dài trên 8 tiếng thì có thể có biểu hiện sốt do nhiễm khuẩn.

Siêu âm Doppler tinh hoàn là kỹ thuật thực hiện đơn giản, dễ dàng và hoàn toàn có thể phát hiện chẩn đoán sớm được tình trạng xoắn tinh hoàn. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ thì hình ảnh sẽ không điển hình như người nam giới trưởng thành, do đó cần kết hợp trên lâm sàng của trẻ để đưa ra kết quả dự đoán chính xác nhất.

Dấu hiệu xoắn tinh hoàn
Dấu hiệu xoắn tinh hoàn là gì? Làm sao nhận biết?

Các biện pháp điều trị bệnh xoắn tinh hoàn

Đối với trường hợp người bệnh đến khám sớm, các bác sĩ hoàn toàn có thể tháo xoắn bằng tay. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát rất cao, nên giải pháp tối ưu là phẫu thuật tháo xoắn và cố định thinh hoàn.

Trên thực tế để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm còn gặp nhiều khó khăn do chủ quan người bệnh đến khám muộn. Với những bệnh nhân phát hiện muộn sau 24 giờ thì việc mổ cấp cứu là điều ưu tiên trên hết. Tuy nhiên khả năng điều trị bảo tồn được tinh hoàn này là rất thấp.

Dấu hiệu xoắn tinh hoàn
Dấu hiệu xoắn tinh hoàn là gì? Làm sao nhận biết?

Theo dõi điều trị và tiên lượng xoắn tinh hoàn

Tiên lượng tình trạng xoắn tinh hoàn được dựa vào yếu tố là: thời gian xoắn mức độ xoắn của tinh hoàn. Trong đó, thời gian xoắn là giá trị để quyết định tinh hoàn còn có khả năng hồi phục được không. Với những trường hợp xoắn tinh hoàn phát hiện sớm trước 6 tiếng thì tiên lượng tốt, điều trị bảo tồn được. Còn những trường hợp phát hiện sau 24 tiếng thì tiên lượng điều trị bảo tồn tinh hoàn khó khăn hơn đa phần cắt tinh hoàn do đã hoại tử. Trong khi mổ các bác sĩ sẽ cố gắng tối đa để bảo tồn tinh hoàn bên xoắn.

Theo dõi những dấu hiệu nhiễm trùng sau mổ, hoại tử tinh hoàn, teo tinh hoàn sau mổ tháo xoẵn giữ tinh hoàn.

Tái khám sau 1-3-6 tháng tùy vào tình trạng bệnh, tái khám theo dõi kết quả điều trị, xử lý tai biến chứng theo dõi tinh hoàn còn lại và đánh giá khả năng tái phát sau điều trị.

Dấu hiệu xoắn tinh hoàn
Dấu hiệu xoắn tinh hoàn là gì? Làm sao nhận biết?

Tóm lại, xoắn tinh hoàn rất nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của nam giới. Bạn cần hiểu rõ các dấu hiệu xoắn tinh hoàn, để các cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo