Thừng tinh là một cấu trúc quan trọng của cơ thể, đóng vai trò nhất định trong việc đảm bảo sức khỏe sinh sản nam giới. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc này, bài viết dưới đây của Docosan sẽ gửi đến bạn cấu trúc, chức năng và một só bệnh lý thường gặp liên quan đến thừng tinh.
Tóm tắt nội dung
Cấu tạo của thừng tinh
Thừng tinh ở nam giới là một ống chứa các thành phần từ bìu qua ống bẹn vào trong ổ bụng. Từ ngoài vào trong gồm có :
- Mạc tinh ngoài: có nguồn gốc từ cơ chéo bụng ngoài, là lớp ngoài nhất của thừng tinh.
- Cơ bìu và mạc cơ bìu có nguồn gốc từ cơ chéo bụng trọng.
- Mạc tỉnh trong có nguồn gốc từ mạc ngang, là bao xơ trong cùng của thừng tinh.
Các thành phần chứa trong thừng tinh
- Ông dẫn tinh, động mạch, tĩnh mạch và đám rối thần kinh của ống dẫn tinh, động mạch co bìu.
- Động mạch tinh hoàn ở giữa dây thừng tinh, chung quanh có tĩnh mạch làm thành đám rối tĩnh mạch hình dây leo.
- Di tích mỏm bọc tinh hoàn còn gọi là dây chẳng phúc tinh mạc.
Ống dẫn tinh đi từ đuôi mào tinh đến mặt sau bàng quang thì kết hợp với ống tiết của túi tinh để tạo thành ống phóng tinh. Nó dài khoảng 40 cm, đường kính từ 2 – 3 mm nhưng lòng ống chỉ rộng khoảng 0,5 mm. Thành rất dày của ống dẫn tinh do ba lớp áo tạo nên: áo ngoài bằng mô liên kết, áo cơ dày và áo niêm mạc; có thể dễ dàng sờ thấy ống dẫn tinh nhờ áo cơ dày của nó.
Động mạch
Động mạch tinh hoàn: Động mạch tinh hoàn tách từ động mạch chủ bụng ngang mức đốt sống thắt lưng II, III. Chạy ở sát thành bụng sau, sau phúc mạc. Khi tới lỗ bẹn sầu chui vào thừng tinh qua ống bẹn tới bìu để cung cấp máu cho tinh hoàn và mào tinh hoàn.
Động mạch ống dẫn tinh: Là nhánh của động mạch rốn, cấp mầu cho ống dẫn tinh, tủi tinh và ống phóng tinh.
Động mạch cơ bìu: Tách từ động mạch thượng vị dưới, đi trong thùng tinh cấp máu cho cơ bìu và thông nối với động mạch tinh hoàn.
Tĩnh mạch
Đi kèm với các động mạch. Trong thừng tinh các tĩnh mạch này tạo thành đám rối tĩnh mạch hình dây leo.
Bạch mạch
Bạch mạch của tinh hoàn và mào tinh hoàn chạy vào đám hạch cạnh chủ, bạch mạch ống dẫn tinh vào chuỗi hạch chậu ngoài và của túi tinh vào chuỗi hạch châu trong.
Thần kinh
Đám rối tinh hoàn tách ở đám rối liền mạc treo tràng và đám rối thận. Các đám rối này đều thuộc hệ thống thần kinh tự chủ. Còn đảm rối ống dẫn tinh tách ở đám rối hạ vị dưới.
Chức năng của thừng tinh
Mỗi thành phần của thừng tinh đều có chức năng riêng. Ống dẫn tinh là một ống cơ mà tinh trùng di chuyển qua đó trong quá trình xuất tinh. Các mô xung quanh cung cấp cho tinh hoàn mọi thứ cần thiết – oxy, chất dinh dưỡng, nguồn cung cấp thần kinh,…
Nhiệm vụ chính của thừng tinh là đảm bảo quá trình trao đổi chất của tinh hoàn, nhờ vậy hóc môn sinh dục nam và tinh trùng được sản xuất với đều đặn và hoạt động của tinh hoàn diễn ra được bình thường. Như vậy, thừng tinh là bộ phận quan trọng đối với nam giới và có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của họ.
Những bệnh lý thường gặp liên quan đến thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý khi các tĩnh mạch nằm trong thừng tinh bị giãn nở, trở nên lớn hơn và có thể nhận thấy bằng mắt thường. Bệnh có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn, tuy nhiên giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái thường gặp hơn.
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh là do các van của các tĩnh mạch nhỏ trong bìu hoạt động không tốt. Đây là các van tĩnh mạch một chiều, nhưng khi có sự suy yếu hệ thống các van này, thì máu có thể chảy ngược về do tác động của trọng lực gây ứ đọng và giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Do giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có triệu chứng đáng ngại nhưng có khả năng gây vô sinh nên cần đi khám hoặc điều trị từ bác sĩ. Những triệu chứng có thể có như thừng tinh bị sưng, sưng tấy ở bìu, tồn đọng thừng dịch hoàn hoặc lo ngại mình bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, bạn nên đi khám bác sĩ.
Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh tùy theo mức độ của bệnh, các trường hợp nhẹ có thể điều trị nội khoa, các trường hợp nặng hơn thường được chỉ định phẫu thuật. Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật như: phẫu thuật thông thường, phẫu thuật qua nội soi ổ bụng, phẫu thuật vi phẫu, làm tắc các mạch bằng bóng hay vòng xoắn… Trong đó phẫu thuật vi phẫu được áp dụng phổ biến, do an toàn, hiệu quả cao và ít biến chứng.
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là một tình trạng khẩn cấp xảy ra khi thừng tinh bị xoắn và vì vậy nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn bị cắt. Tinh hoàn đòi hỏi lưu lượng máu dồi dào cho quá trình sinh tinh hoạt động và tiết testosterone. Do đó, lưu lượng máu bị gián đoạn dễ dẫn đến rối loạn quá trình sinh tinh. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bìu cấp tính ở trẻ em trai trước tuổi dậy thì và vị thành niên.
Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn đến bệnh viện muộn (sau từ 4 – 6 giờ thiếu máu) là nguyên nhân chính gây ra sự chậm trễ trong chẩn đoán và hầu hết dẫn đến cắt bỏ tinh hoàn ở những bệnh nhân này.
Nguyên tắc điều trị xoắn tinh hoàn là phục hồi nhanh chóng lưu lượng máu đến tinh hoàn bị ảnh hưởng. Đối với các trường hợp bệnh nhân đến sớm, quá trình bóc tách thủ công bằng cách xoay ngoài tinh hoàn có thể thành công, nhưng có thể để lại nguy cơ tái phát cao. Các phương pháp phẫu thuật sẽ tìm cách tối đa bảo tồn tinh hoàn cho bệnh nhân.
Tóm lại, các thành phần chính của thừng tinh bao gồm ống dẫn tinh, động mạch, tĩnh mạch, thần kinh của ống dẫn tinh; động mạch tinh hoàn, đám rối tĩnh mạch hình dây leo, bạch huyết và thần kinh của tinh hoàn và di tích mỏm bọc tinh hoàn. Thừng tinh với chức năng chính là bảo đảm sức khỏe sinh sản của nam giới. Các bệnh lý thường gặp liên quan đến thừng tinh bà bạn cần quan tâm để có thể nhận biết sớm, điều trị kịp thời là giãn tĩnh mạch thừng tinh và xoắn tinh hoàn.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.