Cách tiêu đờm cho trẻ luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm vì trẻ em thường có sức đề kháng yếu, đặc biệt dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi, gây tình trạng ho có đờm kéo dài ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt của trẻ. Bên cạnh việc uống thuốc, biết được những cách tiêu đờm cho trẻ cũng góp phần không nhỏ vào hiệu quả điều trị cho bé. Vậy có mấy cách tiêu đờm cho bé? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Lê Uyên, chuyên khoa Nhi, hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare.
Tóm tắt nội dung
- 1 Tổng quan về ảnh hưởng của ho có đờm đến sức khỏe
- 2 Nguyên nhân trẻ bị ho có đờm
- 3 Triệu chứng ho có đờm ở trẻ
- 4 Những cách tiêu đờm cho trẻ
- 5 Biện pháp phòng ngừa ho có đờm ở trẻ
- 6 Câu hỏi thường gặp
- 7 Kết luận
Tổng quan về ảnh hưởng của ho có đờm đến sức khỏe
Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp, chúng kích thích gây ra phản ứng viêm. Giai đoạn ban đầu, tình trạng viêm xảy ra ở mức độ nhẹ và hầu như không biểu hiện triệu chứng cho đến lúc diễn ra các quá trình xơ hóa, gây tái cấu trúc tại đường hô hấp. Lúc này, có sự tăng sinh niêm mạc đường hô hấp, chúng phì đại và xơ hóa, đồng thời còn phá hủy cấu trúc mô mềm ban đầu, dẫn đến sự mất đàn hồi đường thở và hậu quả là suy giảm chức năng hô hấp.
Viêm họng tiến triển sẽ biểu hiện rõ hơn bằng các cơn ho, đặc biệt có thể kèm theo đờm hoặc các triệu chứng như đau tức ngực, sốt cao hoặc khó thở. Lúc này, niêm mạc đường thở trở nên dễ nhạy cảm, bất kỳ tác nhân ngoại lai nào cũng có thể kích thích gây tăng tiết dịch nhầy và đàm, hậu quả là cơn ho xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
Cơn ho có đờm kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sinh hoạt và học tập của bé. Vì thế, cha mẹ nên theo dõi để kịp thời phát hiện và đưa trẻ đi bác sĩ để điều trị dứt điểm bệnh ho có đờm, cũng như tránh bệnh tái phát gây ra những biến chứng về sau.
Xem thêm:
- Cách chữa trị ho có đờm kéo dài lâu ngày hiệu quả
- Hướng dẫn ba mẹ các cách xử trí khi trẻ ho có đờm
- Một số thuốc long đờm, tiêu đờm tốt nhất hiện nay
- Một số loại thuốc tiêu đờm cho người lớn hiệu quả nhất
- Thuốc Bisolvon: công dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng
Nguyên nhân trẻ bị ho có đờm
Nguyên nhân trẻ em bị ho có đờm có thể là do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Các vi rút hoặc vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp có thể là nguyên nhân gây ho có đờm ở trẻ em. Ví dụ như cảm lạnh thông thường, hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng…
- Dị ứng: Một số trẻ có thể bị dị ứng như dị ứng môi trường (bụi, phấn hoa, phân tơ…) hoặc dị ứng thức ăn (sữa, trứng, hạt hạnh nhân…)
- Tiếp xúc với chất kích thích: Hít thở khói thuốc lá, hóa chất trong môi trường làm việc hoặc chất kích thích khác có thể gây ra ho có đờm ở trẻ em.
- Tiếp xúc trong môi trường có khói thuốc lá: Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra ho có đờm ở trẻ em.
Nếu trẻ em bị ho có đờm kéo dài hoặc có các triệu chứng khác như sốt, khó thở, mệt mỏi… bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn tình trạng và cách tiêu đờm cho trẻ phù hợp..
Triệu chứng ho có đờm ở trẻ
Triệu chứng ho có đờm ở trẻ em có thể bao gồm:
- Ho khan: Trẻ ho liên tục mà không có đờm hoặc có ít đờm.
- Ho có đờm: Trẻ ho kèm theo có đờm có thể làm ướt áo hoặc có thể nói rõ hơn với trẻ ho có đờm “khạc khạc” hoặc “vòi nước”.
- Rát họng hoặc đau khi ho: Trẻ có thể cảm thấy khó chịu, đau hoặc có rát họng khi ho.
- Tắc nghẽn phổi: Trẻ có thể thấy khó thở, thở khò khè hoặc nhanh hơn bình thường.
- Tiếng thở rít hoặc kêu khi vào và ra hơi thở: Trẻ có thể phát ra tiếng thở rít, kêu hoặc rít khi thở.
- Sưng mũi hoặc nghẹt: Trẻ có thể có mũi chảy hoặc nghẹt do sự chảy dịch từ mũi chảy xuống họng.
- Ngoài ra, trẻ có thể có các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, mất đờm, chán ăn hoặc buồn nôn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra ho có đờm cụ thể.
Những cách tiêu đờm cho trẻ
Khi đờm trở nên loãng, việc ho khạc đờm sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngoài việc uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, cha mẹ có thể bổ sung các thực phẩm dưới đây để góp phần làm thông thoáng đường thở cho trẻ:
Cách trị tiêu đờm cho trẻ bằng những dung dịch pha loãng
Cách tiêu đờm cho trẻ với nước muối
Nước muối có công dụng làm dịu cảm giác khô, ngứa rát cổ họng và long đờm hiệu quả, ngoài ra nó còn có thể loại bỏ các vi sinh vật, ngăn ngừa nhiễm trùng. Súc miệng với nước muối ấm pha loãng vào thời điểm tối trước khi đi ngủ, mới ngủ dậy buổi sáng, sau mỗi bữa ăn hoặc lúc cảm thấy vướng đàm nhiều.
Cách tiêu đờm cho trẻ bằng chanh
Chanh cũng là 1 cách tiêu đờm cho trẻ khác, nó có tác dụng tiêu đờm và làm loãng các loại dịch nhày. Vitamin C chứa trong chanh giúp loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh ra khỏi đường thở. Cách thực hiện: pha nước chanh với 1 thìa cà phê mật ong cùng với nước ấm rồi khuấy đều hỗn hợp, sau đó chia thành nhiều lần uống trong 1 ngày. Một cách khác là thái quả chành thành lát mỏng và ngậm những lát chanh cùng với 1 ít muối, duy trì khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày để tiêu đờm hiệu quả.
Cách tiêu đờm cho trẻ bằng trà thảo dược
Trà thảo dược ngoài việc bổ sung những vitamin thiết yếu cho cơ thể, nó còn có tác dụng giảm ho, kháng viêm cực kì hiệu quả. Một số loại trà thảo dược có thể sử dụng như cách tiêu đờm cho trẻ bao gồm trà chanh,trà gừng, cam thảo và trà mật ong.
Cách tiêu đờm cho trẻ bằng nước ép củ cải
Theo Đông y củ cải giúp tiêu đờm, chữa khan tiếng. Củ cải trắng gọt vỏ, thái hạt lựu đem ép lấy nước, sử dụng hàng ngày vào buổi tối giúp trị ho nhanh chóng.
Cách tiêu đờm cho trẻ bằng gừng
Ngoài tác dụng thông mũi, tiêu đờm, củ gừng còn được biết đến với vai trò chống viêm, phòng ngừa nhiễm trùng cực kì hiệu quả. Vì thế gừng cũng được xem như 1 cách tiêu đờm cho trẻ, bạn chỉ cần cho 1 vài lát gừng tươi cắt sẵn vào 1 ly nước đã đun sôi và ủ chúng trong vài phút. Nếu nước gừng quá khó uống, có thể cho thêm khoảng một thìa cà phê mật ong. Với những bé có thể chịu cay tốt, bạn có thể cho trẻ nhai trực tiếp mỗi lát gừng hoặc bổ sung gừng trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Cách tiêu đờm cho trẻ bằng củ nghệ
Theo dân gian, củ nghệ được xem như 1 phương thuốc có công dụng sát khuẩn, tiêu đờm, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại sự xâm nhập của những tác nhân gây bệnh. Bạn có thể khuấy đều 1 thìa cà phê bột nghệ với một ly sữa nóng, uống tối thiểu 2 lần mỗi ngày (sáng, tối); hoặc có thể trộn 1 bát nước chín với khoảng ½ thìa cà phê bột nghệ, uống khoảng 3 lần mỗi ngày. Đây là một cách tiêu đờm cho trẻ hiệu quả và phổ biến.
Và đây cũng chính là cách tiêu đờm cho người lớn hiệu quả.
Cách tiêu đờm cho trẻ bằng mật ong
Mật ong trong dân gian là một phương thuốc có tính kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch, giúp làm dịu nhẹ cổ họng, đặc biệt là pha loãng đờm. Cách tiêu đờm cho trẻ với mật ong là lấy khoảng 1 muỗng canh mật ong cùng với 1 tí hạt tiêu, pha loãng với 1 tí nước ấm và dùng uống 1 đến 2 lần mỗi ngày. Nếu không có sẵn hạt tiêu, bạn cũng có thể tiêu đờm bằng cách uống mật ong pha loãng với nước ấm, cũng mang lại hiệu quả khá bất ngờ.
Cách làm siro trị ho tiêu đờm cho trẻ tại nhà từ quả lê
Lê chứa nhiều nước, có tính mát, vị ngọt, dễ uống. Vì vậy việc sử dụng siro lê là cách tiêu đờm cho trẻ hiệu quả, ngay cả trẻ sơ sinh. Dưới đây là cách làm siro tiêu đờm trị ho cho trẻ từ quả lê.
Chuẩn bị: 1-2 quả lê tươi, 3 tép tỏi, 1 củ gừng, 2 muỗng canh đường phèn, muối hạt, mật ong
Cách làm: Lê rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ và cho vào bát. Tỏi bóc vỏ và nghiền nát. Gừng gọt vỏ và cắt lát mỏng. Cho các nguyên liệu vào bát rồi trộn đều và hấp cách thủy trong 30 phút hoặc cho đến khi lê mềm. Khi hỗn hợp siro lê đặc lại thì tắt bếp, để nguội rồi đổ vào lọ và bảo quản trong tủ lạnh.
Cách trị tiêu đờm cho trẻ bằng những thực phẩm giàu dinh dưỡng
Cách tiêu đờm cho trẻ bằng súp, canh hoặc cháo gà
Đây là những món ăn bổ dưỡng phù hợp cho các bé đang trong giai đoạn phát triển hoặc đang bị suy giảm hệ miễn dịch. Ngoài ra chúng còn giúp duy trì độ ẩm cho đường hô hấp và giúp làm loãng đờm. Cha mẹ nên cho bé ăn súp hoặc canh gà, cháo gà ít nhất 2 đến 3 bữa mỗi ngày, và có thể trộn thịt gà với các phương thuốc tiêu đờm khác như gừng, tỏi để giúp việc long đờm trở nên hiệu quả hơn.
Cách tiêu đờm cho trẻ bằng rau diếp cá cùng nước vo gạo
Theo Đông y, rau diếp cá là một phương thuốc có tính hàn với công dụng tiêu đờm và giải độc. Rau diếp cá xay nhuyễn trộn với nước vo gạo rồi đun nhỏ lửa đến khi sôi là một cách tiêu đờm cho trẻ cực kì hiệu quả.
Cách tiêu đờm cho trẻ bằng cháo củ dong
Cháo củ dong (hay còn gọi là cháo hoàng tinh) có công dụng nhuận tâm phế, bổ tỳ vị, bồi bổ cho sức khỏe người dùng cực kì hiệu quả. Chuẩn bị củ dong 30 gam đã rửa sạch cùng với 10 gam gạo thơm, cho lượng nước vừa đủ để nấu cháo cho trẻ ăn giúp tiêu đờm vô cùng hiệu quả.
Cách tiêu đờm cho trẻ bằng canh rau tần ô
Theo Đông y, món canh rau tần ô giúp tiêu đờm, giải ho rất hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị cải cúc 100 gam, thịt lợn 200 gam. Cách thực hiện: ướp gia vị thịt lợn vừa đủ rồi đem xào chín, cho thêm nước để đun sôi hỗn hợp rồi thêm rau tần ô vào nấu đến khi nhừ. Món canh rau tần ô vừa là 1 món ăn giàu dinh dưỡng vừa giúp tiêu đờm vô cùng hiệu quả.
Biện pháp phòng ngừa ho có đờm ở trẻ
Để phòng ngừa ho có đờm ở trẻ, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Kiểm soát viêm nhiễm: Đảm bảo trẻ tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm phòng và thực hiện các biện pháp hợp lý để phòng ngừa nhiễm trùng, như rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ và tránh tiếp xúc với những người bị bệnh.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Đảm bảo trẻ có chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau, quả, thịt, cá, sữa và sản phẩm từ sữa. Bạn cũng có thể tham khảo với bác sĩ về việc uống thêm các loại thực phẩm hoặc các loại thảo dược hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ: Giữ môi trường sống của trẻ sạch sẽ bằng cách lau chùi, thông gió và tiến hành vệ sinh định kỳ. Đặc biệt, hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều khí độc, khói thuốc lá, bụi bẩn hoặc chất gây kích ứng.
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh: Nếu người trong gia đình hoặc người thân quen bị ho có đờm, hãy cách ly trẻ và hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để ngăn chặn lây nhiễm.
- Vận động và tập thể dục: Giúp trẻ duy trì hình thể khỏe mạnh và tăng cường hệ hô hấp bằng cách thực hiện vận động và tập thể dục thường xuyên.
- Đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng: Giấc ngủ đủ và chất lượng tốt giúp củng cố hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị bệnh.
Tuy nhiên, nếu trẻ có triệu chứng ho có đờm kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và tìm ra cách làm tiêu đờm cho trẻ hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Ho có đờm ở trẻ em kéo dài bao lâu?
Thời gian ho có đờm kéo dài ở trẻ em có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ho và tình trạng sức khỏe của trẻ. Trong nhiều trường hợp, ho có đờm ở trẻ có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, cũng có trường hợp kéo dài hơn nếu tình trạng nhiễm trùng nặng hơn hoặc một vấn đề hô hấp khác.
Ho có đờm ở trẻ em có nguy hiểm không?
Ho có đờm ở trẻ em thường không quá nguy hiểm và thường xuất hiện do các vi khuẩn hoặc virus tấn công đường hô hấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ho có đờm có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là khi nó kéo dài hoặc kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng.
Cách tiêu đờm cho trẻ như thế nào?
Đảm bảo nghỉ ngơi và uống đủ nước.
Giảm đau và hạ sốt bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xông hơi
Dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Tránh tiếp xúc với hóa chất, khói thuốc lá, bụi bẩn
Ngoài ra, phụ huynh cũng cần bổ sung thêm 1 số thực phẩm giàu thành phần lysine, các vitamin và vi khoáng chất thiết yếu như crom, kẽm, vitamin nhóm B, selen,… giúp cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng chất đồng thời hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, giảm nguy cơ trẻ bị các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm và viêm phế quản.
Kết luận
Tóm lại, bài viết đã giới thiệu một số cách tiêu đờm cho trẻ mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng tại nhà. Lưu ý ba mẹ không nên tự ý mua thuốc uống cho trẻ nếu chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên mà trẻ vẫn ho kéo dài không thuyên giảm, nên đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: healthline.com