Hầu hết các khối u tăng sinh tại tuyến giáp là lành tính, nhưng trong đó vẫn tồn tại có khối bướu cổ ác tính, chính là bệnh ung thư tuyến giáp. Đây là một căn bệnh có mức độ nguy hiểm cao nên khi bạn có các triệu chứng của bệnh hay đi khám chuyên khoa thật sớm nhằm xác định bản chất bướu cổ ác tính. Hãy cùng Docosan tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết để người bệnh kịp thời phát hiện và điều trị nhé!
Tóm tắt nội dung
Bướu cổ ác tính – khối u ở cổ
Nếu người nào đó phát hiện cổ mình to hơn bình thường thì cần phải theo dõi tình trạng của khối u nhé. Một cách đơn giản để gợi ý nhận biết khối u lành tính, khi người bệnh nuốt thì sẽ di chuyển lên xuống. Còn nếu đây là khối bướu cổ ác tính sẽ không di chuyển khi nuốt, vì các tế bào ung thư tăng sinh mạnh mẽ lan đến và bám chắc vào các mô xung quanh.
Bướu cổ ác tính gây biến đổi toàn thân
- Thay đổi tinh thần: dễ kích động, cáu gắt vô cớ, khó tập trung, mệt mỏi nhưng khó vào giấc ngủ.
- Tim mạch: đánh trống lồng ngực, cảm giác đau vùng trước tim, thường xuyên có cảm giác nghẹt thở.
- Biến đổi điều hòa thân nhiệt: Vã mồ hôi nhiều ở bàn tay và ngực, thường hay khát nước và uống nhiều.
- Rối loạn tiêu hóa: Đi ngoài nhiều lần, kèm buồn nôn hay đau bụng, thường xuyên bị táo bón và cảm giác mót rặn.
Bướu cổ ác tính – bị khàn giọng
Giọng nói của người bệnh sẽ bị chuyển thành tiếng khàn, do bởi các dây thần kinh thanh quản điều khiển các cơ mở – đóng dây thanh quản và nằm ở phía sau tuyến giáp. Khi tình trạng bướu cổ ác tính trở nặng hơn, ung thư có thể lan rộng và làm tổn thương nặng nề đến cả cơ quan phát âm thanh.
Các triệu chứng bướu cổ ác tính giai đoạn muộn
- Khối u to quá mức, sờ cứng rắn và cố định chắc trước cổ.
- Khàn tiếng nặng hơn và bắt đầu khó thở
- Nuốt vướng, nuốt đau do u ác chèn ép ra phía sau
- Da cổ bị sậm màu, thâm, thậm chí là các tổn thương nguy hiểm như sùi loét, chảy máu và thâm nhiễm tế bào viêm
- Khi đó người bệnh được siêu âm sẽ thấy rõ các khối u tuyến giáp, phát hiện bướu cổ ác tính một cách rõ ràng.
Chẩn đoán mức độ của bướu cổ ác tính
Bướu cổ ác tính có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nên người bệnh còn được chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên biệt khác để đánh giá mức độ nặng của bướu basedow như:
- Siêu âm tim: đánh giá chức năng bơm máu của tim
- Điện tim: tầm soát những rối loạn nhịp tim
- Đo glucose máu: đánh giá rối loạn dung nạp đường
- Xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan, chức năng thận,…
Các phương pháp điều trị bệnh bướu cổ ác tính
Phương pháp Iod phóng xạ
Phương pháp này được áp dụng người bệnh có bướu cổ ác tính có các nhân tuyến giáp hoạt động. Ngoài ra có thể kèm theo tình trạng nội tiết là cường giáp hoặc không. Trong trường hợp nhân bướu cổ ác tính lại phình to bất thường sau điều trị bằng Iode phóng xạ thì cần được chọc hút dịch ngay để giải áp.
Nồng độ dùng liều I-131 là 100 đơn vị Gy, sẽ cho tỉ lệ khỏi bệnh sau xạ trị là khoảng 75%. Trong đó thể tích tuyến giáp của bướu cổ ác tính giảm trung bình 40%. Tuy nhiên sẽ chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Tác dụng phụ của dùng iod phóng xạ là làm suy chức năng tuyến giáp, cũng chỉ gặp ở 10% bệnh nhân sau 5 năm điều trị. Vì vậy sau khi điều trị với phương pháp này, người bệnh cần kiểm tra chức năng tuyến giáp thường xuyên mỗi lần tái khám để phát hiện sớm nếu có suy tuyến giáp.
Thuốc kháng giáp
Các loại thuốc này được uống vào cơ thể sẽ làm giảm dần các triệu chứng của bệnh bướu cổ ác tính bằng cơ chế ngăn chặn tuyến giáp sản xuất ra nhiều kích thích tố. Hiện nay có một số loại thuốc có trong danh mục được phép sử dụng và có kết quả từ tuần thứ 12 trở đi các triệu chứng sẽ dần được cải thiện. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng giáp này có thể làm tổn thương gan nên cần phải theo dõi sát về chức năng gan của người bệnh.
Phẫu thuật điều trị bướu cổ ác tính
Điều trị bệnh bướu cổ có nhiều phương pháp, nhưng tối ưu nhất là thực hiện phẫu thuật. Mổ bướu cổ ác tính sẽ thường có nhiều biến chứng và tử vong cao, cho nên người bệnh cần lựa chọn đúng nơi nào có trình độ vững vàng và chuyên sâu để được điều trị an toàn .
Trong thời gian qua thì cách áp dụng phương pháp phẫu thuật mới và an toàn đối với bệnh bướu cổ ác tính là “Bằng phương pháp phẫu thuật tức thì” (tức là được mổ ngay không cần phải điều trị bệnh mạch hay bình giáp do rối loạn chức năng giáp mới đưa vào mổ ). Hơn nữa là chỉ trừ hai trường hợp là bệnh nhân suy giáp và viêm tuyến giáp mãn tính thì phải điều trị nội khoa bắt buộc mà không có chỉ định mổ. Còn lại các bệnh bướu cổ ác tính khác từ độ I đến độ IV đều có thể phẫu thuật an toàn và tối ưu nhất cho người bệnh.
Bài viết trên đây đã giới thiệu các dấu hiệu nhận biết bệnh bướu cổ ác tính để từ đó người bệnh kịp thời phát hiện bệnh. Đặc biệt, khi bướu cổ ác tính chỉ mới xuất hiện sẽ chưa gây ra sự khó chịu nào mà chỉ phát hiện được qua xét nghiệm siêu âm kiểm tra hoặc tình cờ thấy khi chụp CT, MRI hoặc PET vùng cổ vì tầm soát một bệnh khác. Hiện nay ngoài phẫu thuật cắt tuyến giáp thì vẫn còn rất nhiều phương pháp điều trị bướu cổ ác tính. Nhưng cách tiếp cận chọn lựa phương pháp điều trị sẽ thường phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng toàn của bệnh nhân và mức độ ác tính của bướu.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: Healthline.