Chàm sữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chàm sữa là một bệnh lý khá phổ biến là tổn thương da của trẻ,thuộc nhóm viêm da mạn tính, không lây nhiễm, thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 tháng đến 2 năm tuổi có cơ địa dị ứng. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về bệnh chàm sữa trong bài viết dưới đây nhé!

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Lê Uyên, chuyên khoa Nhi, hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare.

1. Chàm sữa ở trẻ là bệnh gì?

Chàm sữa hay còn có tên gọi khác là lác sữa, đây là một bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ dưới hai tuổi. Tuy chàm sữa không phải là một bệnh lý quá mức nguy hiểm cho trẻ nhỏ tuy nhiên việc mắc bệnh và tái phát nhiều lần có thể dẫn đến bệnh chàm sữa khó điều trị hơn cho trẻ.

Chàm sữa được phân ra thành 3 cấp độ:

  • Cấp tính: là giai đoạn xuất hiện các mụn nước có màu hồng, khi vỡ ra gây ngứa ngáy cho trẻ.
  • Mạn tính: là giai đoạn đặc trưng với những tổn thương trên một vùng da rộng và dày, tổn thương khiến da trẻ khô ráp hơn bình thường và có thể có hiện tượng tróc vảy tạo thành nhiều thớ, rãnh ngang dọc.
  • Bán cấp: là giai đoạn có cả những đặc điểm của 2 giai đoạn trên.
Trẻ dễ mắc phải chàm sữa và bệnh dễ tái phát nhiều lần
Trẻ dễ mắc phải chàm sữa và bệnh dễ tái phát nhiều lần

2. Bé bị chàm sữa do đâu?

Nguyên nhân gây lác sữa ở trẻ hiện tại vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu để xác định nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này ở trẻ. Nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng bệnh có thể bắt nguồn từ nguyên nhân cơ địa của từng trẻ và các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài môi trường. Một số yếu tố nguy cơ có thể khiến trẻ mắc phải bệnh lác sữa:

  • Cơ địa dị ứng;
  • Cha mẹ hoặc người thân có tiền sử mắc các bệnh như hen suyễn, mề đay, dị ứng,… thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những trẻ khác;
  • Tác nhân gây dị ứng như tiếp xúc với lông chó, mèo, ký sinh trùng, nấm, bụi bẩn,… ;
  • Khí hậu, thời tiết, giao mùa, dị ứng thời tiết;
  • Da khô, không được đảm bảo độ ẩm, tắm quá nhiều lần trong ngày;
  • Nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trên;
  • Dị ứng với các sản phẩm từ sữa: phomai, sữa bò, sữa công thức,…;
  • Thực phẩm có mùi tanh như hải sản: tôm, cua, ghẹ,…;
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo: Đồ chiên rán, thịt vịt, thịt gà nhiều mỡ,…;
  • Quần áo chật, chất liệu quần áo thô, ráp, kém chất lượng,…;
  • Bột giặt, nước xả vải, nước tẩy dùng để giặt quần áo cho trẻ;
  • Sản phẩm chăm sóc da của bé chứa nhiều hương liệu hay chất bảo quản.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mắc bệnh chàm sữa
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mắc bệnh chàm sữa

3. Dấu hiệu nhận biết chàm sữa ở trẻ

Trẻ bị lác sữa trong giai đoạn đầu của bệnh có thể xuất hiện các vết đỏ. Sau đó có hiện tượng nổi mẩn và xuất hiện các mụn nước có kích thước li ti. 

Các mụn nước sẽ rỉ nước và đóng vảy, tróc vảy. Khi đó trẻ sẽ có cảm giác ngứa và liên tục dùng tay gãi hay dụi liên tục vào má. Từ đó làm cho những mụn nước có điều kiện lan đến các vùng da lân cận, vùng cằm, da đầu hay trán. 

Khi mắc bệnh, trẻ sẽ rất khó chịu, bị khó ngủ, quấy khóc, ngủ không ngon giấc. Sờ vào vùng da của trẻ bị chàm sữa sẽ thấy thô ráp, khô và căng.

Hiện tượng nổi mẩn đỏ và mụn nước li ti trên vùng da bị chàm sữa
Hiện tượng nổi mẩn đỏ và mụn nước li ti trên vùng da bị chàm sữa
Mụn nước li ti dễ lan sang các vùng da xung quanh
Mụn nước li ti dễ lan sang các vùng da xung quanh

4. Cách chữa trị khi trẻ bị chàm sữa

Để điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh, việc đầu tiên gia đình cần làm là xác định được nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh. Có thể kiểm tra tiền sử tiếp xúc của trẻ, thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Từ đó tránh để trẻ tiếp xúc với yếu tố gây bệnh.

Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh không chỉ hỗ trợ điều trị được bệnh chàm sữa ở trẻ mà đồng thời còn giảm thiểu được nguy cơ tái phát sau điều trị.

Mục tiêu điều trị bệnh chàm sữa là dưỡng ẩm, giảm ngứa, tránh bội nhiễm, bình thường hoá làn da và giúp hạn chế tái phát.

Cần tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa.
Cần tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa.

5. Cách chữa chàm sữa bằng mẹo dân gian:

Ưu điểm của phương pháp dân gian trong điều trị chàm sữa ở trẻ là tương đối an toàn, tiện lợi, đơn giản, không mất quá nhiều công sức hay thời gian của mẹ. Nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính và có hiệu quả trên nhiều đối tượng trẻ em.

5.1. Dầu dừa 

Dầu dừa có khả năng giữ ẩm tốt cho da trẻ nên làm giảm các triệu chứng như khô nứt. Sử dụng dầu dừa tốt nhất là ngay sau khi trẻ vừa tắm xong, độ ẩm trên da cao hỗ trợ bé trong việc hấp thu tinh chất dầu dừa tốt hơn, đồng thời ngăn sự mất hơi nước.

Cách thực hiện: Mẹ dùng vải bông mềm lau khô vùng da bị chàm sữa của bé. Nhỏ vài giọt dầu dừa vào lòng bàn tay mẹ, rồi massage nhẹ nhàng lên vùng da đó trong 10 đến 15 phút.. Sau đó, mẹ dùng khăn mềm khô lau sạch lại.

5.2. Lá sim 

Lá sim chứa thành phần có tác dụng kháng khuẩn như: ellagi tannin, rhodomyrtone,… đồng thời có tác dụng làm dịu da, chữa lành các vết thương.

Cách sử dụng: Mẹ chuẩn bị 200g lá sim, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 15 đến 20 phút. Sau đó đun sôi với 1.5 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi sánh lại thành cao lòng.

Mỗi ngày mẹ lấy cao lá sim thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm sữa của trẻ rồi để khô tự nhiên. Sau đó dùng khăn bông mềm lau sạch. Sử dụng liên tục 10 ngày, các triệu chứng mẩn đỏ sẽ giảm thiểu rõ rệt.

5.3. Lá trầu

Lá trầu không chứa nhiều chất chống oxy hóa, tinh dầu,… giúp kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên. Từ đó làm giảm tình trạng đỏ da do viêm ở trẻ.

Cách sử dụng: chuẩn bị nắm lá trầu, rửa sạch, để ráo nước, dùng tay vò nát rồi cho lá vào nồi đun sôi khoảng 5 đến 10 phút. Sau đó pha nước vừa nấu với nước lạnh cho đến khi vừa đủ ấm để tắm cho trẻ. Kế tiếp dùng khăn sạch thấm nước ấm lau nhẹ nhàng lại trên da bé, rồi cuối cùng lấy khăn bông lau khô người bé.

5.4. Lá ổi

Lá ổi có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa nhờ thành phần có tanin và vitamin K.

Cách sử dụng: Đun sôi lá ổi đã rửa sạch khoảng 5 đến 7 phút trong nước. Để nguội nước rồi tắm cho bé. Sử dụng khăn bông mềm để lau sạch người cho bé.

5.5. Trà xanh

Trà xanh có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa, săn se vết thương hiệu quả. Đồng thời, loại là này cũng có tác dụng kháng khuẩn rất hiệu quả đối với chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

Cách sử dụng: Lá trà rửa sạch, cắt nhỏ hay xay bằng máy hay cắt nhỏ, rồi đun sôi với nước. Sau đó gạn lấy nước, để nguội rồi tắm cho trẻ. Có thể tắm lại cho trẻ bằng nước sạch, rồi dùng khăn bông lau khô. Sử dụng khoảng 10 ngày, phần da bị chàm của trẻ sẽ giảm rõ rệt.

5.6. Lá húng lủi

Lá húng lủi chứa nhiều tinh dầu và vitamin có tính chất kháng khuẩn, kháng viêm, chống lở loét và chống viêm hiệu quả.

Cách sử dụng: Rửa sạch và để ráo, giã nát rồi chắt lấy nước. Dùng khăn sạch thấm vào phần nước vừa chắt ra, chấm nhẹ nhàng lên các vết chàm. Sau 5 đến 10 phút, rửa sạch và lau khô bằng khăn bông. 

Tuy nhiên, nhược điểm của các mẹo dân gian điều trị chàm sữa ở trẻ là nếu không rửa sạch nguyên liệu sẽ dễ gây kích ứng cho trẻ. Nếu sử dụng một thời gian dài mà mẹ không thấy có kết quả thì nên dừng lại và đưa trẻ đến bác sĩ nhi hay bác sĩ da liễu để được thăm khám và chữa trị sớm.

6. Chữa chàm sữa bằng thuốc tây

Trước tiên mẹ và gia đình cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chàm sữa ở trẻ. Từ đó không cho trẻ tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh. Khi trẻ không có hiệu quả với các mẹo thuốc dân gian, các mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám và cho thuốc điều trị kịp thời. 

Việc sử dụng bất kỳ thuốc gì trên da trẻ, các mẹ cần tham khảo ý kiến trực tiếp từ các bác sĩ da liễu hay các bác sĩ nhi. Tuyệt đối không nên tự ý mua và dùng thuốc lên da trẻ. Vì nếu sử dụng sai thuốc không những không trị được bệnh cho trẻ mà còn làm cho trẻ khó chịu và bệnh thêm nặng hơn.

Một số loại thuốc thường dùng để điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh như:

6.1. Kem dưỡng ẩm

Việc dưỡng ẩm cho da bé là rất cần thiết. Vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hàng rào da khỏe mạnh, chống lại sự tấn công của tác nhân gây kích ứng. Và vì kem dưỡng ẩm có tác dụng làm ẩm, mềm da sẽ làm giảm khô da, từ đó giảm ngứa cho trẻ và ngăn chặn sự phát triển của bệnh chàm hiệu hiệu quả.

Nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên đã được kiểm nghiệm. Các sản phẩm chứa hương liệu hay nhiều chất bảo quản dễ gây kích ứng cho da trẻ. Một số loại kem dưỡng thường dùng là:

  • Kem trị chàm sữa Cetaphil: chứa dầu hạt hoa hướng dương, dầu hạt hạnh nhân, chiết xuất tinh chất từ cúc vạn thọ,… có tác dụng dưỡng ẩm tốt, giảm triệu chứng rát, đỏ, ngứa trên vùng da bị chàm sữa. Giá tham khảo: 360.000 đồng/ tuýp 70g.
  • Kem dưỡng Ceradan: với thành phần chính là ceramide, các acid béo tự do, cholesterol giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa tình trạng khô rát da bé. Giá tham khảo: 380.000 đồng/ tuýp 30g.

6.2. Kem bôi chứa corticoid 

Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì thành phần chứa corticoid có nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng thời gian dài trên da trẻ. Kem bôi chứa corticoid hỗ trợ kháng viêm, chống dị ứng, giảm ngứa hiệu quả cho trẻ. Kem thường được sử dụng là:

  • Eumovate cream: Lưu ý là giảm tần suất sử dụng khi tình trạng viêm, ngứa của trẻ được cải thiện. Giá tham khảo: 25.000 đồng/ tuýp 5g.

6.3. Kem Sodermix Cream

Đây là liệu pháp giúp bổ sung enzyme superoxide dismutase (enzyme SOD) – là enzyme tự nhiên được chiết xuất từ cà chua xanh, có trong tất cả các mô sống của tế bào, nên phù hợp với trẻ, giúp giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước nhanh chóng.

Đồng thời, kem có thành phần là dầu của trái bơ và dầu khoáng tự nhiên có tác dụng làm mềm, giảm bong tróc, giảm sần sùi và hỗ trợ hồi phục vùng da bị tổn thương,…

Giá tham khảo: 310.000 đồng/ tuýp 15g.

Khi phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ điều trị đúng cách.

7. Cách phòng ngừa chàm sữa ở trẻ

Để phòng ngừa chàm sữa ở trẻ cần chú ý tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh, chế độ ăn uống và môi trường sống.

  • Trẻ cần được duy trì uống sữa mẹ đầy đủ và nhiều nhất có thể. Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên khi ăn dặm không nên cho bé ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, thức ăn lên men, …
  • Luôn giữ môi trường xung quanh trẻ khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Thay tã lót cho trẻ thường xuyên, lau người khô ráo sau khi tắm cho trẻ.
  • Không nên quá nóng hay quá lạnh như vậy sẽ ảnh hưởng đến da cũng như dễ khiến trẻ bị bệnh.
  • Tránh chọn quần áo có chất liệu len, sợi tổng hợp khiến da trẻ bị bít tắc da, dễ kích ứng, cho trẻ mặc đồ thoáng mát.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó mèo.

Xem thêm: Những bệnh lây qua đường nước bọt

8. Câu hỏi thường gặp:

Kem trị chàm sữa Kutieskin có tốt không?

Kutieskin không chứa paraben, corticoid và chất bảo quản, do đó loại kem này an toàn và lành tính đối với làn da nhạy cảm của trẻ.

Sudocrem có bôi được chàm sữa không?

Có thể dùng kem Sudocrem trị chàm sữa cho bé, bởi thành phần chính là kẽm oxit có thể bảo vệ da và làm sạch da. Tuy nhiên, tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu hay bác sĩ nhi trước khi sử dụng.

Chàm sữa và rôm sảy khác nhau như thế nào?

Hiện tượng rôm sảy là mụn nước sẽ hay tập trung ở các vùng da bị ẩm và nóng. 
Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh sẽ thường gây ngứa nhiều hơn khi thời tiết nóng bức và giảm đi nhiều khi thời tiết dịu mát hơn.

Em bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?

Mẹ cần kiêng các thực phẩm tanh như: tôm, cua, cá,… thực phẩm chứa nhiều chất béo như: đồ chiên rán, thịt vịt, thịt bò,…các sản phẩm từ sữa bò như phomai, sữa,…

Chàm sữa có để lại sẹo không?

Chàm sữa có khả năng để lại sẹo trên da trẻ. Cần sử dụng kem dưỡng ẩm, kem trị sẹo cho trẻ.

Trẻ bị chàm sữa có tiêm phòng được không?

Bị chàm sữa có nên tiêm phòng hay không phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bé:
– Nếu bé bị chàm sữa thể nhẹ: Bé nên tiêm phòng khi .
– Nếu bé bị chàm sữa thể nặng hoặc đang sử dụng thuốc chứa corticoid thì bé không nên tiêm phòng.

Bé bị chàm sữa mẹ ăn thịt vịt được không?

Thịt vịt chứa nhiều chất béo. Nếu bé uống sữa của mẹ ăn thịt vịt có thể làm bé nổi thêm nốt ban mới. Bệnh sẽ lâu khỏi hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo