Dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn là những dấu hiệu chỉ điểm bạn cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu các dấu hiệu này là gì trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn là gì?
Sốt phát ban ở người lớn là tình trạng nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi virus với biểu hiện đặc trưng là sốt kèm xuất hiện các nốt phát ban đỏ trên da sau khi hạ sốt. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ trong một số trường hợp người lớn có miễn dịch bị suy yếu thì vẫn có thể gây bệnh nhu thường.
Loại virus gây bệnh sốt phát ban ở người lớn có tên Human Herpes 6 và 7 (HHV – 6 và HHV – 7). Điều kiện thuận lợi để loại virus này xâm nhập và tấn công vào cơ thể chúng ta đó alf hệ miễn dịch bị suy yếu và không có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh là virus HHV – 6 và 7. Ngoài ra, sốt phát ban ở người lớn nếu kéo dài lâu ngày không khỏi cũng có thể do các dạng vi khuẩn lây khác thường là viêm đường hô hấp do rubella, sởi,…
Sốt cao
Cơn sốt trong bệnh lý sốt phát ban thường đến đột ngột ít có các dấu hiệu báo trước, có thể gặp tình trạng mệt mỏi trước đó. Sốt phát ban khiến cho nhiệt độ cơ thể người bệnh có thể lên 39 đến 40 độ C. Đi kèm với sốt có thể xuất hiện các dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn kèm theo như sổ mũi, ho khan, đỏ mắt, đau đầu,…
Da nổi ban đỏ
Da nổi ban đỏ là dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn quan trọng và giúp nhận dạng bệnh lý này. Các ban đỏ sẽ xuất hiện trên da với màu hồng nhạt hoặc đỏ. Ban sẽ có dạng phẳng hoặc sần nhẹ càng về sau càng xuất hiện rõ hơn. Nổi ban có thể xuất hiện toàn thân, kéo dài khoảng vài tiếng hoặc 1 đến 2 ngày tùy theo mức độ bệnh.
Sưng hạch
Hiện tượng sưng hạch hoặc nổi hạch ở vùng hàm, vùng cổ có thể xuất hiện trong bệnh lý sốt phát ban ở người lớn hơn là trẻ em vì đáp ứng miễn dịch của người lớn hoàn thiện hơn đây là một phản ứng của cơ thể. Tình trạng nổi hạch sưng hạch thường sẽ thuyên giảm khi lui bệnh.
Bên cạnh các dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn được liệt kể ở trên trong quá trình bệnh lý người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác nhưu tiêu chảy, ăn kém, không ngon miệng, chán ăn, mệt mỏi, đau họng do viêm họng,… Một số ít trường hợp sốt cao kéo dài có thể khiến người bệnh bị ngất xỉu, sốt co giật,…
Cần phân biệt sốt phát ban ở người lớn với một số bệnh lý khác như sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết có những triệu chứng tương đối giống với dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn như đau đầu, đau nhức cơ toàn thân, nổi ban,… khiến nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt chính xác người bệnh cần đi khám, thực hiện xét nghiệm phù hợp.
Dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn cần thận trọng
Hầu hết các trường hợp các dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn đều ở diễn ra với mức độ nhẹ và lui bệnh sau vài ngày, không gây ra biến chứng nguy hiểm gì. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng có thể gây ra những biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh
- Sốt cao kéo dài, sốt rất cao trên 40 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, có thể gây ra sốt co giật, đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm
- Thở khó, thở gấp trong biến chứng viêm phổi
- Rối loạn ý thức: lừ đừ, không tỉnh táo do biến chứng viêm não – màng não
- Các nốt ban đỏ lan rộng ra nhiều vùng trên cơ thể kéo dài
Dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn thường chỉ xuất hiện ở những đối tượng suy giảm miễn dịch và xuất hiện không quá một lần vì có trí nhớ miễn dịch giúp người bệnh chống lại được tác nhân gây bệnh về sau. Mức độ nguy hiểm của bệnh tùy thuộc vào sức khỏe và cơ địa của từng người tuy nhiên hầu hết đều có thể khỏi bệnh.
Biện pháp điều trị sốt phát ban ở người lớn
Sau khi phát hiện thấy các dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn người nhà cần đưa bệnh nhân đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Hiện tại các biện pháp điều trị sốt phan ban ở người lớn chỉ là điều trị triệu chứng và tiến hành chăm sóc, nâng cao đề kháng, sức khỏe của bệnh nhân. Một số loại thuốc được sử dụng trong bệnh lý này:
- Thuốc hạ sốt (Paracetamol): loại thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau hiệu quả, dễ mua, thường được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt phát ban ở người lớn.
- Thuốc giảm ho, đau họng: virus có thể khiến người bệnh ho khan, đau họng kèm theo do đó bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các nhóm thuốc giảm ho, đau họng để giúp người bệnh dễ chịu hơn.
- Thuốc chống viêm: chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ và cần tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng cũng như thời gian điều trị.
Bên cạnh sử dụng các nhóm thuốc điều trị triệu chứng người bệnh cần thực hiện các biện pháp dưới đây để nâng cao đề kháng, sức khỏe giúp cho quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn:
- Nghỉ ngơi: giúp tránh lây nhiễm mầm bệnh cho những người xung quanh đồng thời giúp cơ thể được ổn định, hạn chế được sự tiến triển của tác nhân gây bệnh.
- Bổ sung nước: người bệnh cần bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày để tránh mất nước và thải nhiệt, hạ sốt tốt hơn.
- Tăng cường ăn trái cây và rau xanh có nhiều vitamin và khoáng chất giúp cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ cân bằng điện giải và giảm tình trạng mệt mỏi cho cơ thể.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: việc kiêng nước, kiêng gió trong thời gian bị sốt phát ban là một quan điểm sai lầm vì tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Người bệnh cần được vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm.
- Mặc quần áo rộng, thoáng: giúp đối lưu không khí và hạ sốt tốt hơn.
Dấu hiệu nhận biết sốt phát ban ở người lớn giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm hơn để có thể đi khám tại các cơ sở y tế, giúp chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, tránh lây lan cho người xung quanh.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: NHS