3 triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể bạn chưa biết

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, biểu hiện qua tình trạng đau bụng, hoặc đầy bụng khó tiêu, rối loạn đại tiện do mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Vậy có nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là gì? Cách nhận biết những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ra sao? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây triệu chứng rối loạn tiêu hóa, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến bao gồm:

  • Uống rượu bia: Đây là nguyên nhân điển hình nhất gây triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người trưởng thành. Việc uống rượu bia trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mất 1 lượng lớn các men tiêu hóa, đồng thời cũng gây mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột.
    Bên cạnh đó, việc uống nhiều rượu bia cũng sẽ gây tổn thương gan, tổn thương niêm mạc ruột, gây tăng men gan và hội chứng ruột kích thích. Vì vậy thường sau mỗi đêm nhậu với lượng bia rượu nhiều sẽ dễ xuất triệu chứng rối loạn tiêu hóa vào sáng hôm sau đau bụng, đầy bụng khó tiêu, đi cầu phân lỏng.
  • Lạm dụng kháng sinh: nguyên nhân này phổ biến ở trẻ nhỏ, việc lạm dụng kháng sinh sẽ gây ra những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Thuốc kháng sinh thường sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, vì chúng sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi lẫn có hại. Nếu trẻ bắt buộc phải dùng liên tục thuốc kháng sinh trong thời gian, tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, và thậm chí có khả năng xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc. Vì thế, khi điều trị kháng sinh cho trẻ nhỏ cần có chỉ định và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Thực phẩm mất vệ sinh: Việc ăn uống không đảm bảo an toàn vệ sinh hoặc tiêu thụ những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc là nguyên nhân tất yếu của những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy.
  • Đặc biệt trong những năm tháng đầu đời của bé, vì hệ tiêu hoá chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng của hệ miễn dịch còn non nớt nên trẻ dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng tiêu hóa, hô hấp.
  • Ngoài ra, trẻ em cũng dễ gặp những triệu chứng rối loạn tiêu hóa do việc phụ huynh cho ăn những loại thực phẩm chưa phù hợp với lứa tuổi của bé, tâm lý bất ổn, căng thẳng do học tập và thi cử,… Thường nếu do nguyên nhân này thì khi trẻ lớn lên, cấu trúc hệ tiêu hoá phát triển hoàn chỉnh thì bệnh sẽ tự động thoái lui.

Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa

triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở cả trẻ em và người lớn bao gồm:

  • Rối loạn đại tiện: đa số diễn tiến từ từ, nhưng mức độ sẽ ngày càng nặng hơn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau quặn bụng, đau từng cơn, có những đợt táo bón, tiêu chảy xen kẽ nhau, không đi đại tiện đều đặn được như trước đó. Tần suất bị táo bón có thể nhiều hơn số lần bị tiêu chảy hoặc ngược lại.
  • Đau bụng: cơn đau ở khắp vùng bụng có thể khởi phát âm ỉ từ từ hoặc đột ngột bộc phát dữ dội. Vị trí đau phổ biến nhất là ở ¼ vùng bụng bên trái phía dưới. Cơn đau có thể lan ra khắp bụng, hoặc lan ra phía sau lưng.
  • Chướng bụng khó tiêu: 1 trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất có thể kể đến chính là đầy bụng. Người bệnh có triệu chứng trung tiện nhiều, hay ợ hơi hoặc bụng chướng to.

Ở trẻ em, các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa biểu hiện qua các tình trạng chán ăn, buồn nôn, nôn, quấy khóc,… Triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở đối tượng thai phụ thì tương tự như ở người lớn, nhưng chỉ xảy ra chủ yếu vào 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác gồm: ợ đắng, ợ chua hoặc hôi miệng, sốt do nhiễm trùng tiêu hóa.

triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Cha mẹ nếu nhận thấy con trẻ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mức độ nghiêm trọng sau đây thì nên đưa con đi khám bác sĩ sớm nhất có thể:

  • Đi tiêu phân lỏng, lượng nhiều và liên tục nhiều lần trong ngày.
  • Nôn ói tái phát, nôn lượng nhiều khiến trẻ suy nhược, mệt mỏi, bỏ ăn bỏ uống.
  • Trẻ sốt cao hơn 38 độ C, vẻ mặt li bì, lừ đừ.
  • Trẻ khô môi, rất khát nước và tỏ vẻ háo hức khi uống nước.
  • Bỏ bú, chán ăn, quấy khóc nhiều.
  • Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa không giảm sau 2 ngày tự điều trị và theo dõi tại nhà.

Phòng ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa

triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Để phòng ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa 1 cách đúng đắn, phụ huynh nên áp dụng 1 số lời khuyên thiết thực sau đây:

  • Tăng cường bổ sung lợi khuẩn đường ruột bằng các loại men uống vi sinh (men tiêu hóa), giúp khôi phục sự cân bằng hệ lợi khuẩn đường ruột.
  • Tránh lạm dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.
  • Đảm bảo ăn uống an toàn, hợp vệ sinh, đúng giờ đúng bữa.
  • Tập luyện thói quen đi đại tiện đều đặn đúng 1 khung giờ trong ngày.
  • Tăng cường vận động thể thao, ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống. Ăn nhiều rau củ quả, uống đủ lượng nước cần thiết, nhất là đối với những bệnh nhân bị táo bón kéo dài.
  • Khi ăn nên chú ý ăn chậm, nhai kỹ, tập trung ăn cho xong bữa chứ không vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại.
  • Hạn chế căng thẳng, áp lực trong công việc
  • Không tự ý mua thuốc (đặc biệt là kháng sinh) mà nên uống thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ

Kết luận

Tóm lại, bài viết đã giới thiệu cách nhận biết 1 số triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Hy vọng phụ huynh sẽ lưu ý các dấu hiệu nguy hiểm để sớm đưa trẻ đi bác sĩ, điều trị bệnh kịp thời và giữ gìn sức khỏe cho trẻ. Cha mẹ cũng nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa triệu chứng rối loạn tiêu hóa để cho trẻ có thể phát triển sức khỏe toàn diện hơn.

Xem thêm: Đầy bụng khó tiêu nên ăn gì?

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Contact Me on Zalo