Viêm tai giữa ở người lớn là một tình trạng bệnh lý tai mũi họng khá nguy hiểm, do đó người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám và điều trị đúng cách. Để hiểu rõ hơn về bệnh thì mọi người nên nắm được các phân loại và biểu hiện bệnh như thế nào. Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Giới thiệu về viêm tai giữa ở người lớn
- 2 Triệu chứng, dấu hiệu nhận của viêm tai giữa ở người lớn
- 3 Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở người lớn
- 4 Các phương pháp chẩn đoán, xác định viêm tai giữa ở người lớn
- 5 Cách điều trị viêm tai giữa ở người lớn
- 6 Phòng ngừa viêm tai giữa ở người lớn
- 7 Khi nào cần gặp bác sĩ?
- 8 Một số câu hỏi liên quan
Giới thiệu về viêm tai giữa ở người lớn
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa còn có tên gọi khác là nhiễm trùng tai giữa, là tình trạng nhiễm trùng sau màng nhĩ, thường xảy ra do chất lỏng không thể thoát ra khỏi tai giữa. Các bệnh lý đi kèm bao gồm dị ứng, cảm lạnh, đau họng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
Phân loại viêm tai giữa ở người lớn
Viêm tai giữa ở người lớn thường được phân loại dựa theo diễn tiến của bệnh, bao gồm:
- Viêm tai giữa cấp tính: Viêm tai giữa xảy ra đột ngột, gây sưng, đỏ và xuất hiện chất lỏng hoặc chất nhầy mắc kẹt bên trong tai. Ngoài ra, người bị viêm tai giữa cấp tính có thể bị sốt và đau tai.
- Viêm tai giữa có dịch tiết: Chất lỏng (dịch tiết) và chất nhầy có thể vẫn tích tụ ở tai giữa sau khi tình trạng nhiễm trùng biến mất. Lúc này, người bệnh có thể cảm thấy tai giữa bị đầy và khó chịu. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tháng và có thể ảnh hưởng đến thính giác của người bệnh.
- Viêm tai giữa mạn tính có tràn dịch: Tình trạng này diễn ra tương tự như viêm tai giữa có dịch tiết, chất lỏng (dịch tiết) vẫn tích tụ trong tai giữa trong một thời gian dài. Mặc dù không bị nhiễm trùng nhưng loại viêm tai giữa này rất khó điều trị và cũng có thể ảnh hưởng đến thính giác.
Viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không?
Ngoài các triệu chứng thông thường như đau tai, chảy dịch từ tai, người bệnh có thể gặp những tình trạng nghiêm trọng hơn như sốt cao, đau dữ dội sau tai hoặc liệt mặt. Bên cạnh đó, viêm tai giữa còn gây ra các biến chứng lâu dài nếu không được điều trị kịp thời, bao gồm:
- Nhiễm trùng ở các phần khác của đầu.
- Mất thính lực vĩnh viễn.
- Liệt một dây thần kinh ở mặt.
Chính vì vậy, nếu người bệnh bị viêm tai giữa không thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được thực hiện các thủ thuật như chụp CT hoặc MRI để kiểm tra ung thư đầu và cổ.
Biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa ở người lớn
Nếu người bệnh bị viêm tai giữa kéo dài do không được điều trị đúng cách, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bao gồm:
- Viêm tai giữa mạn tính nhầy nhớt: Tai chảy mủ từng đợt, mủ chảy ra nhầy, dính, không thối, chưa ảnh hưởng nhiều đến thính lực.
- Viêm tai giữa mạn tính mủ: Thường chảy mủ kéo dài, mủ đặc hôi xanh, thính lực giảm dần, có thể đau âm ỉ ở đầu hoặc nặng đầu ở bên tai bị ảnh hưởng.
- Viêm tai giữa mạn tính có viêm: Sốt cao và kéo dài, tình trạng nhiễm trùng rõ kèm theo ngủ kém, gầy yếu, suy nhược. Về sau, hiện tượng chảy mủ tai kéo dài liên tục, mủ đặc hôi, màu xanh thối. Đồng thời, thính lực bắt đầu giảm và có thể đau đầu âm ỉ hoặc nặng tai bị ảnh hưởng.
Ở giai đoạn muộn, tình trạng nghe kém ở người bị viêm tai giữa tăng lên do tổn thương toàn bộ đường dẫn truyền âm thanh kèm theo cảm giác đau tai rất dữ dội. Điểm đau nằm sâu bên trong tai và lan ra sau xương chũm hoặc thái dương, gây đau đầu, ù tai, chóng mặt.
Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, viêm tai giữa mạn tính sẽ gây ra các biến chứng:
- Điếc hoàn toàn một bên tai.
- Thủng màng nhĩ không lành vĩnh viễn, chuỗi xương bị phá hủy.
- Khi nhiễm trùng lan rộng, các cơ quan lân cận cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây chóng mặt do tổn thương hệ thống tiền đình, liệt mặt do tổn thương dây thần kinh mặt, viêm xương chũm, viêm não, viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng hoặc áp xe não… có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.
- Xét nghiệm cho thấy màng nhĩ bị phồng, xẹp hoặc thủng trong khi soi tai.
- Đo thính lực ghi nhận giảm thính lực.
- Chụp X-quang ngực hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) đánh giá mức độ lan rộng của nhiễm trùng ra ngoài tai giữa, vào xương chũm và màng não – não.
Triệu chứng, dấu hiệu nhận của viêm tai giữa ở người lớn
Các triệu chứng phổ biến của bệnh lý viêm tai giữa ở người lớn bao gồm:
- Đau ở một hoặc cả hai tai.
- Có dịch tiết chảy ra từ tai.
- Suy giảm thính giác.
- Đau họng.
- Sốt.
- Gặp khó khăn khi giữ thăng bằng (trường hợp hiếm gặp).
Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở người lớn
Thông thường, khi một người bị cảm lạnh hoặc dị ứng sẽ gây kích ứng đường ống nối giữa tai và cổ họng, thường gọi là vòi nhĩ. Vòi nhĩ còn có chức năng giúp cân bằng áp suất giữa tai ngoài và tai trong. Khi vòi nhĩ bị kích ứng và sưng lên, các dịch tiết bên trong không thể thoát ra khỏi tai giữa, lâu dần bị tích tụ phía sau màng nhĩ. Đây là môi trường làm phát triển vi khuẩn, virus nhanh chóng dẫn đến tình trạng viêm tai giữa.
Các phương pháp chẩn đoán, xác định viêm tai giữa ở người lớn
Khi người bệnh nhận thấy các triệu chứng bất thường trên tai và đi khám, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát tai ngoài và màng nhĩ bằng ống soi tai. Ống soi tai là một dụng cụ có đèn giúp quan sát sâu bên trong cấu trúc tai, ngoài ra ống này có thể thổi một luồng khí vào tai để kiểm tra khả năng chuyển động của màng nhĩ. Nếu màng nhĩ của một người không chuyển động tốt, rất có thể có ứ đọng dịch ở phía bên trong.
Các bác sĩ cũng có thể thực hiện một xét nghiệm gọi là đo nhĩ lượng. Xét nghiệm này sẽ cho biết tai giữa hoạt động tốt như thế nào bằng cách nhận biết các thay đổi về áp suất ở tai giữa. Ngoài ra, người bệnh có thể được kiểm tra thính lực bằng một âm thoa.
Cách điều trị viêm tai giữa ở người lớn
Bệnh viêm tai giữa ở người lớn có thể được điều trị bằng:
- Thuốc kháng sinh, uống hoặc nhỏ tai.
- Thuốc giảm đau.
- Thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin hoặc thuốc steroid xịt mũi.
Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện phương pháp tự động thổi khí, gồm các thao tác véo mũi và thở ra nhẹ nhàng. Phương pháp này giúp điều chỉnh áp suất không khí trong tai bằng cách đẩy không khí trở lại qua vòi nhĩ.
Phòng ngừa viêm tai giữa ở người lớn
Để phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở người lớn, cần tuân thủ tốt các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh tai đúng cách: Thường xuyên vệ sinh tai sau khi tắm xong hoặc khi vừa rời khỏi nơi có nhiều bụi bẩn là một trong những cách hiệu quả nhất giúp ngăn chặn virus, vi khuẩn phát triển bên trong tai, từ đó hạn chế tình trạng viêm tai giữa.
- Điều trị sớm các bệnh lý đường hô hấp: Nhiều người thường xem nhẹ các bệnh cảm lạnh, cảm cúm, sổ mũi, đau họng,… mà không tìm cách điều trị hợp lý, từ đó dẫn đến biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm tai giữa. Vì vậy, cần điều trị sớm các bệnh lý đường hô hấp để phòng ngừa viêm tai giữa.
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Tai là bộ phận khó vệ sinh, do đó tốt nhất là mọi người nên tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Nếu cần thiết phải tiếp xúc, hãy lưu ý vệ sinh tai sạch sẽ, đúng cách sau đó để ngăn chặn bệnh lý viêm tai giữa.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu nhận biết bất thường
Các triệu chứng phổ biến của bệnh lý viêm tai giữa ở người lớn bao gồm:
- Đau ở một hoặc cả hai tai.
- Có dịch tiết chảy ra từ tai.
- Suy giảm thính giác.
- Đau họng.
- Sốt.
- Gặp khó khăn khi giữ thăng bằng (trường hợp hiếm gặp).
Nếu các triệu chứng bất thường trên tai không thuyên giảm trong vòng từ 48 đến 72 giờ, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Một số bệnh viện chuyên khoa uy tín
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên tai hoặc chỉ đơn giản muốn kiểm tra chức năng tai định kỳ, bạn đọc có thể cân nhắc lựa chọn các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng uy tín dưới đây:
- Phòng Khám Tai Mũi Họng Thành Đông.
- Phòng khám Đa khoa FV Sài Gòn.
- Phòng Khám Tai Mũi Họng Số 1 Hoàng Quốc Việt.
- Phòng Khám Tai Mũi Họng Vạn Phúc.
- Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn.
- Bệnh Viện Tai Mũi Họng Miền Trung.
- Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM.
Một số câu hỏi liên quan
Viêm tai giữa ở người lớn uống thuốc gì?
Bệnh lý viêm tai giữa ở người lớn có thể được điều trị bằng các loại thuốc:
- Thuốc kháng sinh, uống hoặc nhỏ tai.
- Thuốc giảm đau.
- Thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin hoặc thuốc steroid xịt mũi.
Làm sao để biết bé bị viêm tai giữa?
Các triệu chứng chung của tình trạng viêm tai giữa bao gồm:
- Đau ở một hoặc cả hai tai.
- Có dịch tiết chảy ra từ tai.
- Suy giảm thính giác.
- Đau họng.
- Ngoài ra, tình trạng sốt cũng có thể xảy ra khi người bệnh bị viêm tai giữa.
Viêm tai giữa ở người lớn có tự khỏi không?
Tình trạng viêm tai giữa thường tự khỏi trong vòng từ 2 đến 3 ngày, ngay cả khi không có bất kỳ phương pháp điều trị cụ thể nào. Trên thực tế, người bệnh vẫn có thể cảm thấy còn ứ đọng dịch trong tai giữa ngay cả sau khi nhiễm trùng đã khỏi. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 3 tháng, rất có thể cần phải điều trị thêm.
Viêm tai giữa ở người lớn kiêng ăn gì?
Ngoài sử dụng thuốc điều trị, các chuyên gia đã khuyến cáo về danh sách thực phẩm mà bệnh nhân viêm tai giữa không nên sử dụng, bao gồm:
- Protein từ sữa bò vì theo các nhà nghiên cứu cho rằng, sự nhạy cảm với các protein từ sữa bò có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm niêm mạc của tai giữa.
- Lúa mì không có celiac.
- Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn.
- Đồ uống công nghiệp có đường.
Viêm tai giữa nên nhỏ thuốc gì?
Điều quan trọng nhất để quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa được thuận lợi và đạt hiệu quả cao là bệnh nhân cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị viêm tai giữa ở người lớn bao gồm:
- Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprodex.
- Thuốc trị viêm tai giữa Hydrocortison.
- Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprofloxacin 0.3%.
- Thuốc trị viêm tai giữa Ofloxacin Otic.
- Thuốc nhỏ tai Otosan.
- Thuốc nhỏ viêm tai giữa Earex Plus.
- Thuốc nhỏ viêm tai Betnesol-N.
Xem thêm:
- Chữa viêm tai giữa không dùng kháng sinh: Top 6 điều cần biết
- Top 10 thuốc nhỏ viêm tai giữa tốt nhất, có kèm giá
- Viêm tai giữa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Viêm tai giữa cấp là gì? 3 cách điều trị hiệu quả
- 4 triệu chứng viêm tai giữa có mủ có thể bạn chưa biết
Bệnh viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn với diễn tiến nghiêm trọng hơn ở trẻ em. Vì vậy, người có dấu hiệu nghi ngờ viêm tai giữa cần được chẩn đoán và điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng. Nếu bạn đọc cảm thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè để mọi người cùng biết cách chăm sóc sức khỏe tai mũi họng.
Nguồn tham khảo:
1. Middle-Ear Infection in Adults
- Link tham khảo: https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/otitis-media-middle-ear-infection-in-adults
- Ngày tham khảo: 17/09/2024