Nhiễm HIV mang thai được không? – Thưa bác sĩ

Nhiễm HIV mang thai được không? Nữ giới bị nhiễm HIV nhưng nam giới không bị có thể mang thai được không? Nữ giới cần làm gì để giảm nguy cơ truyền HIV cho con? Và rất nhiều thắc mắc khác đang được đặt ra đối với những đối tượng bị nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm có nhu cầu mang thai đặt ra. Thấu hiểu nỗi bận tâm này, Doctor có sẵn sẽ giúp bạn giải đáp tất cả thắc mắc xoay quanh vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Kiểm tra HIV tại nhà để có kế hoạch mang thai phù hợp

Khi có kế hoạch mang thai và thuộc đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm HIV, bạn nên chủ động kiểm tra HIV để có sự điều chỉnh và chuẩn bị tốt nhất về thể chất lẫn tinh thần. Thay vì kiểm tra tại phòng khám hay bệnh viện, bạn có thể lựa chọn Bộ xét nghiệm HIV/Giang mai tại nhà của Docosan. Bộ xét nghiệm cung cấp đầy đủ dụng cụ, có giấy hướng dẫn chi tiết, bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Chỉ trong vòng 15 phút, bạn sẽ biết bản thân có bị nhiễm với HIV hay không.

Dù kết quả là dương tính hay âm tính với HIV, bạn sẽ được hỗ trợ kết nối với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc bạn chưa rõ. Lúc này, bác sĩ cũng có thể trao đổi với bạn về vấn đề nhiễm HIV có mang thai được hay không.

nhiễm HIV mang thai được không
Docosan cung cấp bộ xét nghiệm HIV/Giang mai tại nhà, có bác sĩ giải đáp thắc mắc nhiễm HIV mang thai được không

Mời bạn tham khảo sản phẩm Xét Nghiệm HIV/Giang Mai Tại Nhà

Nỗi lo lắng của người phụ nữ nhiễm HIV trong việc mang thai

 

Mang thai và sinh con là điều thiêng liêng của người phụ nữ. Mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng 10 ngày, trải qua biết bao nhiêu cảm xúc để ngóng chờ đứa con ra đời và dạy dỗ chúng thành người. Nỗi lo lắng này sẽ theo người mẹ trong suốt quá trình nghe tin mình đang mang sinh linh nhỏ trong người đến khi trưởng thành.

nhiễm HIV mang thai được không
Có không ít phụ nữ đang trăn trở nhiễm HIV mang thai được không

Riêng phụ nữ nhiễm HIV, nỗi lo lắng đó càng tăng gấp bội:

  • Lo lắng về việc truyền mầm bệnh sang cho con trong quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú.
  • Cảm giác đau buồn khi nghe tin phụ nữ nhiễm HIV được khuyên không được cho con bú.
  • Lo lắng về phương pháp điều trị HIV trong thời kỳ mang thai và phương pháp điều trị cho con trẻ sau khi chào đời.
  • Lo lắng con trẻ bị người đời phán xét, kỳ thị khi đi học và tham gia các hoạt động.
  • Lo lắng về cách chăm sóc bản thân khi mang thai và cách giữ an toàn cho em bé. Nỗi lo lắng này có thể khiến phụ nữ gặp tình trạng trầm cảm sau sinh.
  • Lo lắng về việc mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình điều trị bệnh.
  • Lo lắng về việc HIV có thể khiến con của bạn bị dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, đã có báo cáo cho thấy, vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm HIV khiến con trẻ bị dị tật bẩm sinh.

Xem thêm: Dấu hiệu HIV ban đầu ở nữ giới

Phụ nữ nhiễm HIV mang thai được không?

HIV là một loại virus có khả năng gây suy giảm hệ thống miễn dịch ở người. Đây được gắn với tên gọi “căn bệnh thế kỷ” bởi mức độ nguy hiểm của nó. Căn bệnh HIV chủ yếu lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su), lây qua máu (khi sử dụng chung kim tiêm, vật dụng cá nhân dễ gây chảy máu với người nhiễm) và từ mẹ sang con.

Phụ nữ nhiễm HIV mang thai được không? – Theo một số tài liệu nghiên cứu cho thấy, phụ nữ nhiễm HIV đang được điều trị và có tải lượng virus ổn định không phát hiện được rất ít có khả năng lây truyền cho con của họ trong quá trình mang thai và sinh sản. Ước tính có khoảng 1/1000 khả năng lây truyền HIV cho con trẻ khi phụ nữ đang điều trị bằng thuốc kháng virus và có tải lượng virus thấp.

nhiễm HIV mang thai được không
Phụ nữ nhiễm HIV mang thai được không? – Vẫn có thể nhưng cần có biện pháp kiểm soát để phòng tránh lây nhiễm cho con trẻ

Thêm một ghi nhận khác cho thấy, phụ nữ dương tính với HIV đang điều trị và có tải lượng virus ổn định dưới ngưỡng phát hiện có 1 – 2% nguy cơ lây truyền HIV sang con nếu họ cho con bú trong khoảng 12 tháng.

Như vậy, người phụ nữ nhiễm HIV có mang thai được không và câu trả lời là vẫn có thể. Tuy nhiên, để đảm bảo về mặt sức khỏe và khả năng lây truyền cho con trẻ trong quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú, bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ về nhu cầu và kế hoạch, từ đó có giải pháp từ sớm.

Nhiễm HIV mang thai được không và những vấn đề xoay quanh

Có rất nhiều vấn đề xoay quanh nhiễm HIV mang thai được không, chẳng hạn như chỉ có nữ giới nhiễm HIV, nam giới không nhiễm thì mang thai được không, hoặc có thể là thắc mắc nữ giới không nhiễm nhưng nam giới bị nhiễm HIV có mang thai được không, phương pháp mang thai nào phù hợp cho người nhiễm HIV,… Tất cả thắc mắc này sẽ được làm rõ dưới đây:

Cả nữ giới và nam giới bị nhiễm HIV

Mang thai và sinh nở là một quyết định lớn trong cuộc đời con người. Nhưng đối với phụ nữ và nam giới đều bị nhiễm HIV lại là một quyết định cực kỳ lớn vì khả năng con bị nhiễm HIV là rất cao. Việc lập kế hoạch có con và xây dựng tổ ấm cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Nếu bạn đang gặp phải tình huống này, hãy tìm kiếm lời khuyên chuyên nghiệp từ bác sĩ đang điều trị cho bạn hoặc chuyên chuyên gia HIV, bác sĩ sản khoa, chuyên gia kế hoạch hóa gia đình,… Đồng thời, tìm hiểu thật kỹ, bổ sung kiến thức càng nhiều càng tốt để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.

Nữ giới dương tính với HIV và nam giới âm tính với HIV

Trường hợp nữ giới dương tính với HIVnam giới âm tính với HIV có nhu cầu mang thai, hai bạn có thể lựa chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo. Điều này sẽ hạn chế tình trạng lây nhiễm cho bạn nam khi quan hệ tình dục không an toàn. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa để nhận sự hỗ trợ của họ.

nhiễm HIV mang thai được không
Nhiễm HIV mang thai được không? – Một số trường hợp có thể lựa chọn phương án thụ thai nhân tạo

Để cải thiện cơ hội mang thai thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo, bạn nên thực hiện vào thời điểm dễ thụ thai nhất của chu kỳ kinh nguyệt. Bạn cũng có thể chủ động trong việc tìm hiểu về khả năng sinh sản trên sách báo, trang mạng hoặc thăm khám để biết khi nào bạn có nhiều khả năng thụ thai nhất. Nói chuyện với bác sĩ HIV, bác sĩ chuyên về sức khỏe tình dục hoặc chuyên gia sinh sản.

Nữ giới âm tính với HIV và nam giới dương tính với HIV

Trường hợp nữ giới âm tính với HIV nhưng nam giới dương tính với HIV, một quy trình được gọi là “sàng lọc tinh trùng” có thể được sử dụng để thụ thai. Máy móc thiết bị hiện đại sẽ được sử dụng để tách các tế bào tinh trùng không mang HIV khỏi tinh dục có thể mang virus. Lượng tinh trùng đã sàng lọc được sử dụng thụ tinh với trứng của người phụ nữ. Nếu nam giới đang điều trị bệnh có kết quả và có tải lượng virus ổn định ở dưới ngưỡng phát hiện thì khả năng lây nhiễm HIV sang con trẻ là thấp.

Cách giảm nguy cơ lây truyền HIV trong quá trình chuyển dạ và sinh con

Trong suốt quá trình mang thai con trẻ không bị lây nhiễm HIV nhưng cũng có khả năng lây nhiễm trong quá trình chuyển dạ nếu cơ thể trẻ tiếp xúc với máu của người mẹ. Do đó, bạn cần:

  • Tránh các thủ thuật chuyển dạ có thể làm trầy xước hoặc cắt da của em bé. Chuyên gia y tế cần theo dõi chặt chẽ vấn đề này, đặc biệt là phần da đầu của thai nhi.
  • Có kết hoạch cho trẻ sơ sinh uống thuốc kháng virus trong khoảng 4 tuần sau khi sinh.
nhiễm HIV mang thai được không
Tránh để trẻ tiếp xúc với máu của người mẹ bị nhiễm HIV trong quá trình sinh nở

Phương pháp sinh mổ được khuyến nghị nếu:

  • Phụ nữ có tải lượng virus có thể phát hiện được.
  • Không điều trị bằng thuốc kháng virus.
  • Có biến chứng liên quan đến bệnh lý khác.

Nhiễm HIV cho con bú sữa mẹ được không?

Chuyên gia y tế khẳng định, mặc dù nguy cơ lây truyền sang con là thấp nhưng nếu bạn dương tính với HIV và có tải lượng virus ổn định không thể phát hiện, hãy cho trẻ uống sữa công thức thay vì sữa mẹ. Lời khuyên là không nên cho con bú vì chưa có tài liệu nào xác nhận không có nguy cơ lây nhiễm vì trong sữa mẹ có thể chứa HIV.

Biện pháp giảm nguy cơ lây truyền HIV khi mang thai

Để giảm nguy cơ lây truyền mầm bệnh cho con trẻ, phụ nữ nhiễm HIV cần:

  • Bắt đầu điều trị HIV bằng thuốc kháng virus ngay khi được chẩn đoán nhiễm HIV. Điều này sẽ giúp tối ưu hóa sức khỏe tổng quát của bạn.
  • Dùng thuốc kháng virus trước khi thụ thai để giảm tải lượng virus. Tải lượng virus càng thấp thì nguy cơ lây truyền sang thai nhi càng thấp.
nhiễm HIV mang thai được không
Phụ nữ nhiễm HIV khi có kế hoạch mang thai cần có kế hoạch dùng thuốc kháng virus trước đó

Thắc mắc nhiễm HIV mang thai được không đã được Docosan làm rõ trong bài viết trên. Mang thai dương tính với HIV ngày nay dần đơn giản hơn vì đã có sự chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ từ chuyên gia y tế. Bạn cần biết thêm, mang thai không làm cho HIV tiến triển nhanh hơn. Để đảm bảo sự an toàn cho cả hai, trao đổi với chuyên gia y tế là điều bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm: Quan hệ 1 lần có bị nhiễm HIV?

Ngoài ra, mời bạn tham khảo thêm sản phẩm Gói xét nghiệm HIV có tại Docosan 


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo