Nhiễm HIV sống được bao lâu? Cách giúp người nhiễm sống khỏe

Nhiễm HIV sống được bao lâu hiện đang là thắc mắc đang được rất nhiều bệnh nhân đặt ra và đi tìm câu trả lời. Chuyên gia y tế biết, tuổi thọ của người nhiễm HIV tương tự như người âm tính với HIV nếu bệnh nhân được chẩn đoán kịp thời, có biện pháp điều trị chẩn y khoa và có biện pháp kiểm soát phù hợp. Vậy, người bị nhiễm HIV sống được bao lâu nếu không điều trị? Thắc mắc này sẽ được Docosan làm rõ trong bài viết dưới đây.

Nhiễm HIV sống được bao lâu?

Từ ngày đầu phát hiện bệnh HIV cho đến nay, HIV vẫn là một căn bệnh chứa nhiều ẩn số và chưa thể tìm được lời giải đáp. Cho dù các nhà khoa học đã hiểu rõ bản chất của loại virus này nhưng vẫn chưa thể tìm ra phương pháp điều trị triệt để căn bệnh này. Do đó, nhiễm HIV sống được bao lâu hiện đang là mối lo của nhiều người.

HIV sống được bao lâu
Nhiễm HIV sống được bao lâu đang là mối bận tâm của các đối tượng bị nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm

Người nhiễm HIV sống được bao lâu? – Theo nghiên cứu, người nhiễm HIV có tuổi thọ ngắn so với người không bị nhiễm. Tuy nhiên, không thể đưa ra con số cụ thể bởi chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu cơ địa, thể trạng người bệnh cùng với sự tiến triển của bệnh lý. Nhưng, với nền y học càng ngày phát triển đã tìm ra phương án kiểm soát bệnh nên có nhiều trường hợp tuổi thọ của người nhiễm HIV và không bị nhiễm tương tự nhau.

Trẻ em nhiễm HIV sống được bao lâu?

Trẻ em là nhóm đối tượng có độ tuổi dưới 18 (quy định ở Việt Nam là 16). Trẻ em bị nhiễm HIV có thể chia thành hai nhóm chính: nhóm lây truyền từ mẹ sang con và nhóm lây truyền do có hành vi nguy cơ (quan hệ tình dục, tiêm chích ma túy,…). Trong đó, nhóm trẻ em nhiễm HIV từ khi sinh ra đời có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn. Tuổi còn nhỏ, hệ thống miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện nên khả năng tử vong cao so với trẻ khỏe mạnh.

HIV sống được bao lâu
Trẻ em nhiễm HIV từ khi mới chào đời có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn nhóm trẻ lây truyền do có hành vi nguy cơ

Người bị nhiễm HIV sống được bao lâu nếu không điều trị?

Trường hợp người nhiễm HIV nhưng không được điều trị, virus HIV sẽ tấn công và phá hủy hoàn toàn hệ miễn dịch, khả năng cao chuyển sang giai đoạn AIDS. Ở giai đoạn này, tỷ lệ

Người mắc bệnh AIDS sống được bao lâu?

AIDS là giai đoạn cuối của HIV. AIDS xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tổn thương nghiêm trọng, khi đó cơ thể rất dễ bị các nhiễm trùng cơ thể như bệnh zona, bệnh tưa miệng, lao. nấm candida thực quản,…

Thông thường, bệnh HIV chuyển sang giai đoạn cuối, số lượng tế bào T-CD4 giảm xuống dưới 200 tế bào trong khi đó tải lượng virus tăng lên đáng kể. Một khi CD4 của một người giảm xuống ở mức này trên mỗi mi-li-met khối máu sẽ được chẩn đoán AIDS. Tại giai đoạn này, tỷ lệ tử vong của người nhiễm HIV tăng lên khá nhiều

HIV sống được bao lâu
Nhiễm HIV giai đoạn cuối có tỷ lệ tử vong cao nhưng với nền y học ngày càng phát triển, căn bệnh này đã được kiểm soát theo chiều hướng tốt nhất có thể

Nếu không điều trị, trường hợp bệnh đã tiến triển sang giai đoạn AIDS có thể sống trong khoảng 3 năm. Trường hợp mắc thêm một nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm thì thời gian sống sót của người đó có thể rút gọn lại còn 1 năm. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học hiện đại tuổi thọ của người mắc bệnh AIDS đã được gia tăng. Sử dụng thuốc kết hợp với điều trị HIV giúp ngăn cản sự nhân lên của virus và xây dựng lại hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Tuổi thọ của người nhiễm HIV tương tự như một người âm tính với HIV miễn là họ được chẩn đoán kịp thời và có sự tiếp cận chăm sóc y tế tốt.

Bộ xét nghiệm HIV – Sản phẩm giúp kiểm tra nhanh căn bệnh thế kỷ

HIV là hội chứng suy giảm miễn dịch do một loại virus mang tên Human Immunodeficiency Virus gây ra. Đây được xem là một trong những bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến tính mạng con người nếu không sớm phát hiện và có biện pháp kiểm soát phù hợp. Chuyên gia y tế khuyến nghị mọi đối tượng có hành vi, nghi ngờ bị nhiễm hay có triệu chứng bất thường dự đoán nhiễm HIV cần sớm chủ động kiểm tra, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

Tâm lý của phần lớn bệnh nhân là ngại đi đến phòng khám. Một phần là lo sợ bị người khác phán xét khi kết quả là dương tính, phần còn lại là do không có thời gian sắp xếp. Thấu hiểu được tâm lý đó và nhu cầu của nhiều người, Docosan đã và đang cung cấp Bộ xét nghiệm HIV và giang mai tại nhà. Chỉ với 15 phút thực hiện, bạn sẽ biết bản thân có đang nhiễm HIV.

HIV sống được bao lâu

Mời bạn tham khảo bộ Xét Nghiệm HIV/Giang Mai Tại Nhà.

Dù kết quả kiểm tra của bạn là dương tính hay âm tính, Docosan đều hỗ trợ bạn kết nối với bác sĩ để được tư vấn theo hình thức online. Bác sĩ sẽ cho bạn biết cần làm gì để có được đời sống tình dục an toàn, lành mạnh và không bị lây nhiễm. Đối với trường hợp dương tính, bác sĩ sẽ giải đáp cho bạn biết nhiễm HIV sống được bao lâu ở trường hợp của bạn.

Bí quyết giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh, kiểm soát tốt bệnh

Kết quả ra sao thì những đối tượng bị nhiễm HIV cũng đã nhiễm bệnh. Bỏ qua những sự phán xét của người khác, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và nạp về suy nghĩ tích cực hơn để sống chung với bệnh với tiêu chí sống khỏe mạnh và kiểm soát tốt bệnh. Để có được điều này bạn cần:

Tuân thủ tuyệt đối điều trị ARV

Đây là một trong những vấn đề quan trọng mà người nhiễm HIV không được bỏ qua. Tuân thủ tuyệt đối quy trình điều trị ARV để không xảy ra tình trạng kháng thuốc. Việc tuân thủ có thể giúp bạn đạt được hiệu quả lên đến 97%.

HIV sống được bao lâu
Tuân thủ tuyệt đố điều trị ARV của bác sĩ để kéo dài tuổi thọ khi nhiễm HIV

Điều này được thực hiện bằng việc không được quên uống thuốc một lần nào trong tháng. Hãy tạo thói quen đặt báo thức nhắc giờ uống thuốc, cất trữ thuốc tại nơi bạn dễ nhìn thấy và luôn mang theo thuốc khi đi ra ngoài đối với trường hợp gần giờ uống thuốc. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm CD4 định kỳ 6 tháng 1 lần tại cơ sở y tế để đánh giá tình trạng miễn dịch của bạn.

Có biện pháp phòng lây nhiễm cho đối tượng khác

Vì bản thân đã nhiễm HIV, bạn cần có biện pháp an toàn sau để phòng lây nhiễm cho đối tượng khác:

  • Việc tránh quan hệ tình dục là biện pháp phòng khám HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục hiệu quả nhất.
  • Trong trường hợp có nhu cầu quan hệ tình dục, đừng quên sử dụng bao cao su hoặc bắt buộc đối tượng sử dụng bao cao su để phòng ngừa lây nhiễm. Song, đối tác cần chủ động kiểm tra HIV nếu nghi ngờ bị lây nhiễm.
  • Không tham gia hiến máu dù đó là trường hợp khẩn cấp nhất.
  • Không dùng chung bơm, kim tiêm.
  • Không sử dụng chung vật dụng xuyên qua da hay niêm mạc như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dao lam, kim xăm, kim xuyên lỗ tai,…
HIV sống được bao lâu
Hạn chế tối đa quan hệ tình dục khi nhiễm HIV, nếu có nhu cầu hãy sử dụng bao cao su để phòng ngừa lây nhiễm cho đối tượng khác

Giải phóng lo âu, căng thẳng

Giải tỏa lo âu, căng thẳng là điều rất quan trọng mà bất kỳ người bị nhiễm HIV nào cần phải thực hiện. Trong một số tài liệu cho thấy, người nhiễm HIV chết nhanh chủ yếu là do chán nản, tuyệt vọng và mất niềm tin khi bị xã hội dị nghị, kỳ thị và phân biệt đối xử. Để tránh vướng phải câu chuyện xấu này, hãy thử trò chuyện với bác sĩ điều trị HIV của bạn hoặc người thân, bạn bè hoặc người bị nhiễm như bạn để tìm sự đồng cảm.

Song, người nhiễm HIV cần tập thói quen đọc sách, nghe nhạc, tập thể dục hay làm công việc yêu thích để giải tỏa âu lo. Và cần nhớ rằng, luôn giữ cho đầu óc được thư thái, không suy nghĩ quá nhiều cũng như không lo lắng người khác nghĩ gì về mình.

HIV sống được bao lâu
Giải phóng lo âu, căng thẳng bằng bài tập yoga, thiền hay phương pháp khác

Thắc mắc nhiễm HIV sống được bao lâu đã được Docosan làm rõ trong bài viết trên. Tuổi thọ của người nhiễm HIV phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đóng vai trò chủ động vẫn là sự duy trì trong quá trình điều trị và sự quyết tâm của người bệnh. Dù đang nhiễm bệnh, bạn cần có thái độ lạc quan, phối hợp với chuyên gia y tế để điều trị và xây dựng đời sống lành mạnh.

Ngoài ra, mời bạn tham khảo thêm sản phẩm Gói xét nghiệm HIV có tại Docosan 


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo