Hôi chân là một vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt ở những người hoạt động nhiều và/hoặc chân có xu hướng ra nhiều mồ hôi. Theo Viện phòng ngừa sức khỏe bàn chân Hoa Kỳ, có khoảng 36 triệu người mắc phải tình trang này. Không chỉ gây khó chịu cho bản thân, hôi chân còn tác động tiêu cực đến sự tự tin và các mối quan hệ xã hội. May mắn thay, hiện nay vẫn có các cách trị hôi chân tại nhà vừa an toàn vừa hiệu quả.
Trong bài viết này, Doctor có sẵn sẽ chỉ ra các nguyên nhân gây ra mùi hôi chân, đồng thời đưa ra các phương pháp phòng ngừa và cách trị hôi chân đơn giản, giúp bạn có thể tự tin và thoải mái hơn trong việc chăm sóc chân và loại bỏ nỗi lo hôi chân.
Tóm tắt nội dung
- 1 Nguyên nhân gây ra tình trạng hôi chân
- 2 Cách trị hôi chân tại nhà hiệu quả
- 3 Cách trị hôi chân bằng phương pháp y khoa
- 4 Câu hỏi thường gặp
- 4.0.0.1 Hôi chân có lây không?
- 4.0.0.2 u003cstrongu003eTại sao đi giày bị hôi chân?u003c/strongu003e
- 4.0.0.3 u003cstrongu003eTại sao mùa đông lại bị hôi chân?u003c/strongu003e
- 4.0.0.4 u003cstrongu003eCách giảm hôi chân khi mang giày?u003c/strongu003e
- 4.0.0.5 u003cstrongu003eBệnh hôi chân có chữa được không?u003c/strongu003e
Nguyên nhân gây ra tình trạng hôi chân
Hôi chân xuất hiện do sự kết hợp giữa mồ hôi và hoạt động của vi khuẩn, nấm trên da chân. Đây là tình trạng hiện nay mà không ít người đang gặp phải, không chỉ khiến người đó mất điểm với đối phương mà còn khiến bản thân tự ti hơn khi tiếp xúc với đám đông. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây hôi chân:
Tăng tiết và ứ đọng mồ hôi
Ở bàn chân có đến hàng nghìn tuyến mồ hôi và quá trình tiết mồ hôi sẽ xảy ra mạnh khi trời nóng hoặc cơ thể vận động mạnh (tập thể dục). Tuy nhiên, bàn chân có thể đổ mồ hôi quá nhiều vì một số lý do khác như:
- Đang mang thai
- Đi giày không vừa chân
- Căng thẳng quá mức
- Mang giày dép liên tục trong thời gian dài
- Bệnh lý tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis)
- Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc nhất định
- Đang mắc bệnh tuyến giáp hoặc đái tháo đường
Khi mồ hôi quá nhiều và mắc kẹt tại các khe nhỏ ở bàn chân sẽ tạo môi trường ẩm thấp. Từ đó, các tác nhân (vi khuẩn, nấm) có thể thuận lợi sinh sôi và phát triển gây ra mùi hôi chân.
Môi trường ẩm ướt kéo dài
Việc mang giày, dép, tất quá chật hoặc chân tiếp xúc môi trường không thoáng khí, bị ẩm ướt trong thời gian dài cũng làm tăng độ ẩm vùng da bàn chân. Đây là môi trường hoạt động thuận lợi cho các vi khuẩn phân giải các chất hữu cơ trong mồ hôi, gây ra mùi hôi chân khó chịu.
Sự phát triển của vi khuẩn và nấm
Một số vi khuẩn hoặc nấm khác cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra mùi hôi chân:
Một số vi khuẩn thuộc họ Corynebacterium và Micrococcus có thể xâm nhập vào lớp sừng (phần “tế bào chết” ở bên ngoài) và bài tiết các exoenzym (keratinase). Enzym này sẽ tiêu hủy chất sừng tại vùng da bàn chân, đồng thời tạo ra các cấu trúc dạng lỗ đặc trưng và mùi hôi chân.
Nhiễm trùng tại bàn chân do sự xâm nhập của vi khuẩn cũng có thể gây ra mùi hôi chân. Nhiễm trùng có thể xảy ra do đứt chân, vết xước vùng da bàn chân, móng chân mọc ngược,… Các vết thương này sẽ viêm nhiễm nếu không được xử lý sớm cũng có thể bắt đầu xuất hiện mùi hôi, và mưng mủ là dấu hiệu cần phải được chăm sóc y tế kịp thời.
Tuy nhiên, nếu được chăm sóc kỹ sẽ không gây ra mùi hôi. Ở một số đối tượng cần lưu ý chăm sóc kỹ bàn chân vì tình trạng nhiễm trùng ở bàn chân (nếu có) sẽ dễ nghiêm trọng hơn so với các đối tượng khác:
- Người cao tuổi (>60)
- Người mắc bệnh đái tháo đường
- Người bị suy giảm hệ miễn dịch
Nhiễm nấm bàn chân cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi chân. Các kẽ hở ẩm ướt ở giữa các ngón chân là môi trường lý tưởng cho các loại nấm da trú ẩn và phát triển. Một số tình trạng ở bàn chân do nấm gây ra dẫn đến mùi hôi ở chân như:
- Bệnh nấm bàn chân (Athlete’s Foot)
- Bệnh nấm móng bàn chân
Nguyên nhân khác
- Không rửa chân và sử dụng tất, giày bẩn thường xuyên cũng có thể gây hôi chân.
- Mang giày dép không vệ sinh thường xuyên sẽ làm mồ hôi ngấm vào giày, tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra mùi hôi khi mang.
- Sự thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như khi mang thai tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, gây tăng tiết mồ hôi và gây mùi hôi ở chân nếu không được vệ sinh kỹ.
Cách trị hôi chân tại nhà hiệu quả
Không phải là không có cách điều trị, để loại bỏ mùi hôi khó chịu, bạn có thể áp dụng các cách trị hôi chân tại nhà dưới đây. Một thời gian sau, mùi hôi khó chịu sẽ được loại bỏ cũng như ngăn chặn tình trạng tái phát trở lại.
Cách hết hôi chân – Vệ sinh chân thường xuyên và đúng cách
Giữ bàn chân sạch sẽ bằng cách rửa chân hằng ngày bằng xà phòng, nước sạch và lau khô là một trong những cách trị hôi chân hiệu quả. Một số phương pháp thực hiện đơn giản như:
- Sử dụng xà phòng kháng khuẩn để ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn
- Giữ chân khô ráo
- Thay tất hàng ngày
- Cắt tỉa và giữ móng chân sạch sẽ
- Loại bỏ vùng da chết và các vết chai bằng các dụng cụ tẩy tế bào chết có nguồn gốc tự nhiên hoặc chuyên biệt
- Rửa chân và vệ sinh kỹ các kẽ ngón chân khi tắm
Nếu đổ mồ hôi quá nhiều, luân phiên thay đổi giày, dép để đủ thời gian khô ráo trước khi mang. Mang cỡ lớn hơn nếu cảm thấy quá chật. Chọn giày hở mũi để tạo độ thông thoáng.
Lựa chọn giày và tất phù hợp
Thay tất hằng ngày và lựa chọn các loại tất làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi tốt có thể giúp phòng ngừa hôi chân. Các loại tất có chất liệu cotton thường giữ mồ hôi, trong khi tất được làm từ chất liệu sợi tổng hợp (polyester, nylon và polypropylene) sẽ thoáng khí và nhanh khô, tạo cảm giác thoải mái.
Luân phiên sử dụng giày, dép vào các mùa dễ đổ mồ hôi như mùa nắng nóng hoặc thời tiết ẩm ướt để giữ giày luôn sạch sẽ và khô ráo trước khi mang, tránh tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây mùi hôi phát triển.
Thường xuyên giặt tất và giày, phơi khô, để ráo tránh ẩm ướt trước khi mang. Tránh dùng chung tất, giày, dép với người khác. Lựa chọn tất, giày, dép có kích thước phù hợp, không quá chật và thoáng khí.
Sử dụng các sản phẩm hấp phụ mồ hôi và kháng khuẩn
Phấn rôm và chất kháng khuẩn cũng có thể giúp cho chân khô ráo và không ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây hôi chân.
Sử dụng miếng lót giày cũng có hiệu quả ngăn ngừa hôi chân. Tuy nhiên, cũng cần phải thay miếng lót giày thường xuyên. Ngoài ra, việc kết hợp xịt chống khuẩn giày cũng mang lại hiệu quả ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi hôi chân.
Cách trị hôi chân tại nhà bằng phương pháp tự nhiên
- Ngâm chân trong hỗn hợp muối và giấm hoặc hỗn hợp muối Empsom và nước từ 10 – 20 phút sẽ giúp giảm độ ẩm ở da bàn chân, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi hôi chân.
- Ngâm chân trong hỗn hợp giấm và nước ấm tỷ lệ 1:2 sẽ giúp làm sạch chân và ngăn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi. Lưu ý, kKhông sử dụng biện pháp này khi bàn chân có vết thương hở hoặc bị trầy xước vì sẽ gây kích ứng da.
Cách trị hôi chân bằng phương pháp y khoa
Trong trường hợp tình trạng hôi chân vẫn không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà, hoặc các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn cần đến phòng khám chuyên khoa da liễu để được tư vấn. Dưới đây là một số cách trị hôi chân theo phương pháp y khoa mà bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định điều trị sử dụng:
Chất ngăn tiết mồ hôi dạng dùng tại chỗ (Antiperspirants)
Thường được các bác sĩ da liễu lựa chọn hàng đầu trong điều trị hôi chân với mức giá phải chăng và hiệu quả tốt. Chất ngăn tiết mồ hôi dạng dùng tại chỗ (chân) sẽ lấp đầy các tuyến mồ hôi ở da bàn chân và ngăn tiết mồ hôi.
Các chất ngăn tiết mồ hôi tại chỗ hầu như an toàn với người dùng, chỉ một vài tác dụng không mong muốn tại chỗ có thể có như:
- Cảm giác nóng rát
- Kích ứng da (đỏ, nóng, đau)
Điện chuyển ion (iontophoresis)
Đây là phương pháp cần sử dụng thiết bị chuyên dụng trong y khoa nhưng vẫn có thể áp dụng tại nhà. Người dùng ngâm chân vào một chậu nước có gắn thiết bị chuyển ion, thiết bị này sẽ truyền một dòng điện áp qua nước. Dòng điện này có tác dụng ngăn các tuyến tiết mồ hôi trong thời gian tạm thời.
Thời gian sử dụng trung bình 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần kéo dài từ 20 – 40 phút. Sau khi đạt được hiệu quả ngăn tiết mồ hôi, số lần dùng để duy trì hiệu quả có thể dao động từ 01 lần/tuần đến 01 lần/tháng. Phương pháp này có độ an toàn và hiệu quả cao, một số phản ứng không mong muốn có thể xảy ra như:
- Khô da
- Kích ứng da (đỏ, nóng, đau)
Người dùng cần được các bác sĩ chuyên khoa da liễu tư vấn và hướng dẫn sử dụng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong điều trị hôi chân bằng phương pháp này.
Thuốc ức chế tiết mồ hôi đường uống
Các loại thuốc này có tác dụng ức chế tiết mồ hôi toàn thân bao gồm cả bàn chân, ngăn các tuyến mồ hôi hoạt động. Tuy nhiên, do là thuốc ức chế tiết mồ hôi toàn thân nên sẽ ảnh hưởng đến cơ chế tự làm mát của cơ thể, đặc biệt ở những người làm việc trong môi trường nóng hoặc vận động mạnh cần thận trọng. Thuốc có các tác dụng không mong muốn như:
- Khô miệng
- Khô mắt
- Mờ mắt
- Đánh trống ngực (nhịp tim bất thường)
Nguy cơ tác dụng phụ tăng lên với khi sử dụng liều lượng càng cao. Đây là thuốc kê toa, cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, chỉ định trước khi dùng.
Thuốc ức chế tiết mồ hôi dạng tiêm (botox)
Trong trường hợp hôi chân nặng và các phương pháp khác có thể không hiệu quả, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp tiêm hỗn hợp thuốc ức chế tiết mồ hôi vào bàn chân. Theo một số nghiên cứu, phương pháp này có thể giảm tiết mồ hôi đến 87%.
Hiệu quả bắt đầu sau 04 – 05 ngày sau khi tiêm và kéo dài từ 04 – 06 tháng và có khi cả năm nếu đáp ứng tốt. Có thể điều trị lặp lại khi tình trạng hôi chân tái diễn. Phương pháp này cho hiệu quả cao, tuy nhiên, do sử dụng đường tiêm nên có thể gây đau.
Câu hỏi thường gặp
Hôi chân có lây không?
Hôi chân không phải là một bệnh lý lây nhiễm. Nguyên nhân chính gây hôi chân là do tương tác giữa vi khuẩn và mồ hôi trên da chân. Vi khuẩn tự nhiên có mặt trên da và trong môi trường ẩm ướt trong giày và tất, tạo điều kiện cho sự phát triển của chúng và gây ra mùi hôi chân.u003cbru003eTuy nhiên, vi khuẩn và nấm gây hôi chân vẫn có thể khu trú trong tất và giày của người mắc, nên tốt nhất cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, không chia sẻ vật dụng cá nhân như tất, giày và dép nhằm tránh lây lan các tác nhân gây hôi chân này cho người khác.
u003cstrongu003eTại sao đi giày bị hôi chân?u003c/strongu003e
Đi giày trong thời gian dài có thể gây hôi chân do tạo ra môi trường ẩm ướt và nhiệt độ nóng bên trong giày. Khi chân tiết mồ hôi, mồ hôi bị mắc kẹt trong giày và không có đủ không gian để bay hơi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển và gây mùi hôi chân.
u003cstrongu003eTại sao mùa đông lại bị hôi chân?u003c/strongu003e
Mặc dù hôi chân thường liên quan với môi trường nóng và ẩm, nhưng mùa đông cũng có thể gây ra hôi chân. Trong mùa đông, khi mặc nhiều lớp quần áo và giày, cảm giác lạnh khiến chân tiết mồ hôi nhiều hơn để giữ ấm. Mồ hôi được giam giữ trong giày và không có đủ không gian để bay hơi, gây ra mùi hôi chân.
u003cstrongu003eCách giảm hôi chân khi mang giày?u003c/strongu003e
– Sử dụng giày thoáng khí và có khả năng thoát ẩm tốt.u003cbru003e- Thay đổi tần suất sử dụng giày để cho giày được thoáng khí và khô ráo.u003cbru003e- Thường xuyên giặt tất và giày, phơi khô.u003cbru003e- Giữ tất và giày nơi khô ráo, thoáng khí tránh ẩm mốc.u003cbru003e- Sử dụng bột thấm hút hoặc bột khử mùi để hấp phụ mồ hôi và giảm mùi hôi chân.u003cbru003e- Đảm bảo rằng bàn chân và giày đều sạch, khô trước khi mang.
u003cstrongu003eBệnh hôi chân có chữa được không?u003c/strongu003e
Có, hôi chân có thể được điều trị và kiểm soát. Trong hầu hết các trường hợp, hôi chân có thể giảm đáng kể hoặc hoàn toàn khắc phục bằng các biện pháp đơn giản và hiệu quả tại nhà.u003cbru003eNếu các biện pháp tại nhà không giúp cải thiện tình trạng hôi chân, người mắc cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn điều trị. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc hoặc tiến hành các biện pháp điều trị chuyên sâu khác để kiểm soát mùi hôi chân.
Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về nguyên nhân và cách trị hôi chân. Nếu bạn hoặc người thân của bạn mắc phải tình trạng trên, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ da liễu trên Docosan.com.
- https://www.nhs.uk/conditions/smelly-feet/
- https://www.aad.org/public/diseases/a-z/hyperhidrosis-treatment
- https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/1998/0501/p2215.html