Viêm dạ dày có thể xảy ra đột ngột (cấp tính) hoặc dần dần (mãn tính). Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm dạ dày với mục đích giúp kiểm soát lượng acid trong dạ dày hoặc tăng tiết chất nhầy giúp bảo vệ lớp niêm mạc đang bị viêm. Để giải đáp thắc mắc viêm loét dạ dày uống thuốc gì, hãy cùng Doctor có sẵn điểm qua một số loại thuốc chữa viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay nhé.
Tóm tắt nội dung
Nguyên nhân thường gặp gây viêm loét dạ dày?
Dạ dày có một lớp chất nhầy bảo vệ được gọi là niêm mạc. Lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày khỏi tác động của acid dạ dày mạnh giúp tiêu hóa thức ăn. Khi có tác nhân làm hỏng hoặc làm suy yếu lớp màng bảo vệ này, niêm mạc sẽ bị viêm, kích ứng hoặc xói mòn gây nên tình trạng viêm dạ dày.
Một số nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày bao gồm:
- Lạm dụng rượu: Sử dụng rượu mãn tính có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày.
- Căng thẳng về tinh thần: Stress trong công việc hay trong cuộc sống làm tăng tiết acid dạ dày dẫn đến bệnh lý trào ngược dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng
- Căng thẳng về thể chất: Một căn bệnh hoặc chấn thương nghiêm trọng, đột ngột có thể gây viêm dạ dày. Thông thường, viêm dạ dày phát triển ngay cả sau một chấn thương không liên quan đến dạ dày. Bỏng nặng và chấn thương sọ não là hai nguyên nhân phổ biến.
- Thuốc: Việc sử dụng ổn định thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc corticosteroid để kiểm soát cơn đau mãn tính có thể làm tăng tiết acid dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mãn tính và bệnh loét dạ dày tá tràng (loét dạ dày). Vi khuẩn phá vỡ lớp lót bảo vệ dạ dày và gây viêm. Nhiễm H.pylori cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn và virus khác: Viêm dạ dày có thể do nhiễm trùng bởi các sinh vật khác ngoài H. pylori, chẳng hạn như Mycobacterium avium-intracellulare, nhiễm trùng đường ruột, Herpes simplex và cytomegalovirus. Viêm dạ dày do ký sinh trùng có thể do nhiễm cryptosporidium, Strongyloides stercoralis hoặc anisakzheim.
- Trào ngược mật: Gan tạo ra mật để giúp tiêu hóa thức ăn béo. Trào ngược mật xảy ra khi mật chảy ngược vào dạ dày thay vì di chuyển qua ruột non.
- Bệnh tự miễn: Ở một số người, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh trong niêm mạc dạ dày.
- Viêm dạ dày liên quan đến bệnh Crohn: Đây là một nguyên nhân hiếm gặp gây viêm dạ dày.
- Viêm dạ dày tăng bạch cầu ái toan: Đây là một nguyên nhân hiếm gặp khác của viêm dạ dày. Căn bệnh này có thể là một phần của rối loạn tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan, được đặc trưng bởi sự vắng mặt của các nguyên nhân gây tăng bạch cầu ái toan đã biết (không phải thứ phát sau nhiễm trùng, bệnh viêm hệ thống hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác giải thích cho việc tăng bạch cầu ái toan).
Xem thêm: Dấu hiệu viêm loét dạ dày
Các nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay
Trong các đơn thuốc điều trị viêm loét dạ dày, thuốc chữa viêm loét dạ dày được phân loại dựa trên cơ chế hoạt động, chủ yếu giúp kiểm soát lượng acid tiết ra bởi niêm mạc dạ dày để làm giảm tình trạng viêm, loét, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bạn sẽ thấy xuất hiện trong đơn thuốc một số nhóm thuốc chữa viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay :
Thuốc ức chế bơm proton
Thuốc ức chế bơm proton là thuốc chữa viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay. Thuốc ức chế bơm proton hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào tạo ra acid dạ dày. Một số thuốc hiện có trên thị trường như:
Esomeprazole (Nexium)
Chỉ định:
Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD)
- Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược
- Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát
- Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD)
Kết hợp với một phác đồ kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ Helicobacter pylori và
- Chữa lành loét tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori và
- Phòng ngừa tái phát loét dạ dày-tá tràng ở bệnh nhân loét có nhiễm Helicobacter pylori.
Bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) liên tục
- Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc NSAID.
- Phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ.
Điều trị kéo dài sau khi đã điều trị phòng ngừa tái xuất huyết do loét dạ dày tá tràng bằng đường tĩnh mạch.
Điều trị hội chứng Zollinger Ellison.
Trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Kết hợp với kháng sinh trong điều trị loét tá tràng do Helicobacter pylori.
Liều dùng: Người lớn: 20-40 mg x 1-2 lần/ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ (có hai dạng: uống và tiêm tĩnh mạch)
Cách dùng: Uống trước ăn 30-60 phút. Nên nuốt toàn bộ viên cùng với chất lỏng. Không nên nhai hay nghiền nát viên. Đối với bệnh nhân khó nuốt, phân tán viên thuốc trong nước (không nghiền)
Omeprazole (Prilosec)
Chỉ định:
- Hội chứng Zollinger-Ellison
- Loét tá tràng, dạ dày
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Loét do thuốc NSAID, dự phòng loét do NSAID
- Chứng khó tiêu liên quan đến acid
- Diệt trừ H. pylori liên quan đến bệnh loét dạ dày tá tràng
Liều dùng: Người lớn: 10-40 mg x 1-2 lần/ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ (có hai dạng: uống và tiêm tĩnh mạch)
Cách dùng: Uống trước ăn 30-60 phút. Nên nuốt toàn bộ viên cùng với chất lỏng. Không nên nhai hay nghiền nát viên. Đối với bệnh nhân khó nuốt, phân tán viên thuốc trong nước (không nghiền)
Rabeprazole (Pariet)
Chỉ định:
- Viêm thực quản ăn mòn
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Loét dạ dày tá tràng
- Diệt trừ H. pylori liên quan đến bệnh loét dạ dày tá tràng
- Hội chứng Zollinger-Ellison
Liều dùng: Người lớn: 10-40 mg x 1-2 lần/ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ (chỉ có dạng uống)
Cách dùng: Uống trước ăn 30-60 phút. Nên nuốt toàn bộ viên cùng với chất lỏng. Không nên nhai hay nghiền nát viên. Đối với bệnh nhân khó nuốt, phân tán viên thuốc trong nước (không nghiền)
Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài các loại thuốc này, đặc biệt là ở liều cao, có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính, gãy xương do giảm hấp thu canxi, magiê và một số chất dinh dưỡng khác, mất trí nhớ, viêm phổi, thiếu vitamin B12 và tiêu chảy do Clostridium difficile.
Thuốc ức chế H2
Thuốc ức chế H2 là một trong những thuốc chữa viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay. Thuốc đối kháng thụ thể histamin 2 (H2RA) làm giảm tiết acid bằng cách ức chế thụ thể histamin 2 trên tế bào thành dạ dày. Hiện tại thuốc điển hình trong nhóm này gồm có:
Famotidine
Chỉ định:
- Loét dạ dày lành tính, loét tá tràng
- Tình trạng tăng tiết
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Liều dùng: Người lớn: 40 mg x 1 lần/ngày tối trước khi đi ngủ (cho chỉ định viêm loét dạ dày lành tính)
Cách dùng: Có thể uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
Thuốc kháng tiết acid
Thuốc chữa viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay bao gồm thuốc kháng tiết acid. Thuốc kháng acid thường chứa sự kết hợp của aluminum hydroxide, aluminum phosphate, calcium carbonate, aluminum hydroxide-magnesium hydroxide, giúp trung hòa acid dạ dày, do đó làm giảm sự tiếp xúc của niêm mạc thực quản với acid dạ dày.
Một số thuốc hiện có trên thị trường như:
Maalox
Thuốc có chứa nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd là những chất có tác dụng trung hòa acid quá mức ở dạ dày
Liều dùng: Người lớn: nhai 1-2 viên x 2-3 lần/ngày sau bữa ăn hoặc khi có cơn đau. Không dùng quá 12 viên/ngày
Phosphalugel
Thuốc có chứa Aluminum phosphate điều trị triệu chứng đau trong bệnh lý dạ dày-tá tràng (đau rát vùng thượng vị), giảm bớt nồng độ acid trong dạ dày.
Liều dùng: Người lớn: 1-2 gói x 2-3 lần/ngày sau bữa ăn hoặc giữa những cơn đau
Gaviscon
Thuốc chữa viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay có sự xuất hiện của Gaviscon. Thuốc có chứa Natri alginate, Natri bicarbonat và Canxi cacbonat giúp điều trị triệu chứng ợ nóng, khó tiêu, ợ chua liên quan tới trào ngược sau bữa ăn hoặc khi mang thai hoặc viêm thực quản do trào ngược.
Liều dùng: Người lớn: 1-2 gói 4 lần/ngày sau mỗi bữa ăn chính và lúc đi ngủ
Thuốc kháng acid thường không có nhiều tác dụng phụ nếu chúng chỉ được dùng thỉnh thoảng và ở liều lượng khuyến cáo. Nhưng đôi khi chúng có thể gây ra: tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi (gió), co thắt dạ dày, cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa.
Những điều này sẽ qua khi ngừng dùng thuốc. Thông báo với dược sĩ hoặc bác sĩ nếu tác dụng phụ không cải thiện hoặc gây phiền hà, có thể cần phải chuyển sang một loại thuốc khác.
Các thuốc giảm tiết acid khác
Sucralfate
Chất bề mặt và alginate — Sucralfate (nhôm sucrose sulfate), một chất bề mặt, bám vào bề mặt niêm mạc, thúc đẩy quá trình lành và bảo vệ khỏi tổn thương dạ dày bằng các cơ chế chưa được hiểu rõ giúp điều trị loét dạ dày-tá tràng, viêm dạ dày mãn tính, bệnh trào ngược dạ dày-thực quản, phòng ngừa tái phát loét dạ dày-tá tràng.
Liều dùng: Người lớn: 1 gói x 2-4 lần/ngày
Cách dùng: Uống lúc bụng đói, không dùng các thuốc kháng acid trong vòng 30 phút sau khi dùng sucralfate và dùng riêng các loại thuốc khác với sucralfate ít nhất 2 giờ
Pepsane
Có chứa Guaiazulene có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, ngăn chặn việc sản xuất histamine giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và Simethicone có tác dụng tạo lớp màng trên niêm mạc đường tiêu hóa, làm giảm sức căng bề mặt của các bóng hơi trong dạ dày giúp giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
Liều dùng: Người lớn: 1-2 gói x 2-3 lần/ngày trước các bữa ăn hoặc khi đau
Bismuth
Bismuth có ái lực bao phủ chọn lọc lên ổ loét dạ dày, kết tủa chứa bismuth được tạo thành do ảnh hưởng của acid dạ dày hình thành một lớp bảo vệ không bị ảnh hưởng của dịch vị hoặc các enzym trong ruột. Rào chắn này cũng có thể ngăn ngừa tác dụng của pepsin trên vị trí loét. Bismuth có tác dụng diệt khuẩn Helicobacter pylori. Có hai dạng trên thị trường là Bismuth subcitrate và Bismuth subsalicylate.
Liều dùng: Trong điều trị H.pylori
- Bismuth subcitrat là 240mg x 2 lần/ngày hoặc 120mg x 4 lần/ngày
- Bismuth subsalicylate là 500mg x 4 lần/ngày
Ở một số bệnh nhân, bismuth có thể gây ra lưỡi sẫm màu và/hoặc phân đen xám. Điều này chỉ là tạm thời và sẽ biến mất khi ngừng dùng thuốc này.
Kháng sinh
Nếu H. pylori là nguyên nhân, những nhiễm khuẩn này được điều trị bằng một số thuốc kháng sinh như: amoxicillin, tetracycline, doxycycline, clarithromycin, levofloxacin, metronidazole, tinidazole,… kèm thuốc ức chế bơm proton có hoặc không có bismuth. Bác sĩ có thể đề nghị kết hợp các loại thuốc để tiêu diệt H. pylori (phác đồ 3 thuốc hoặc 4 thuốc). Thời gian điều trị ít nhất hai tuần hoặc lâu hơn.
Việc điều trị H.pylori với phác đồ có chứa kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ trên tiêu hóa như chán ăn, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi,…Tuy nhiên, bệnh nhân cần cố gắng tuân thủ điều trị để tránh tình trạng không thể diệt hết vi khuẩn và tiếp nhận các phác đồ điều trị phức tạp hơn. Ngoài ra, trong thời gian điều trị H.pylori bệnh nhân cần tránh dùng chung các vật dụng cá nhân hay ăn uống chung với người khác để hạn chế tình trạng lây nhiễm cho người khác.
Kết luận về thuốc chữa viêm loét dạ dày tốt nhất hiện nay
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều các nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên tùy vào tình trạng sức khỏe, triệu chứng, chẩn đoán cũng như nguyên nhân gây viêm loét dạ dày của từng các nhân sẽ có sự lựa chọn các nhóm thuốc trị viêm loét dạ dạ dày phù hợp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về viêm loét dạ dày uống thuốc gì hay các vấn đề liên quan đến triệu chứng đang gặp phải, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ để có những lời khuyên đúng và phù hợp nhất cho bạn nhé.
Nếu bạn hoặc người thân của bạn có nhu cầu thăm khám bệnh dạ dày, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ tiêu hóa trên Docosan.com.
- Azer SA, Akhondi H. Gastritis. [Updated 2023 Apr 13]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK544250/
- https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-gastritis
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/diagnosis-treatment/drc-20355813
- Mark Feldman, MD, MACP, AGAF, FACGPamela J Jensen, MD. Gastritis: Etiology and diagnosis. Uptodate. Jul 29, 2022. (Accessed on 23th June 2023)