Trẻ em béo phì: 8 nguyên nhân béo phì mà cha mẹ cần nắm rõ

Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, bệnh béo phì ở trẻ em Việt Nam đang tăng nhanh, nhất là ở các vùng đô thị hóa. Thế nhưng, đa số phụ huynh vẫn cho rằng trẻ em béo phì là bình thường. Hay thậm chí có nghiên cứu cho thấy khoảng 30% các bà mẹ có trẻ béo phì vẫn muốn con tăng cân thêm bởi tâm lý “sợ con ốm”. Như vậy, trẻ em béo phì thực sự đang là hồi chuông đáng báo động mà các bậc cha mẹ cần phải quan tâm. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề và cách điều trị bệnh béo phì ở trẻ em, Doctor có sẵn sẽ giải đáp những thắc mắc cho các bậc phụ huynh qua bài viết này.

Béo phì là gì? 

Hiện nay, với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh ở các nước phát triển cũng như đang phát triển trong đó có Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì đang tăng nhanh ở tất cả các đối tượng và mọi lứa tuổi từ trẻ em, trẻ vị thành niên cho đến người trưởng thành.

Đô thị hóa nhanh làm cho lối sống con người ít vận động (thích ngồi một chỗ chơi game, xem tivi, ngồi làm việc lâu ít đi lại,…) và tiêu thụ nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng (dùng thường xuyên thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, nước ngọt, bánh kẹo,…) gây béo phì.

Trước đây, béo phì rất hiếm gặp nhưng ngày nay lại khá phổ biến nhất là các nước phát triển như Mỹ (hơn một phần ba người trưởng thành và 17% thanh thiếu niên bị béo phì); Mỹ Latinh (20-35% trẻ béo phì từ 6-12 tuổi).

Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, tỷ lệ người thừa cân là 20,5% và béo phì là 16,3%; tỷ lệ thừa cân/béo phì tương đương giữa các vùng có kinh tế khá là 38,9% và kinh tế nghèo là 35,9%. Như vậy, chúng ta dễ nhận thấy rằng béo phì đã trở thành “đại dịch toàn cầu” cần phải được chú ý đến.

Có nhiều khái niệm về béo phì, tuy nhiên WHO đã đưa ra định nghĩa béo phì như sau:

  • Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do vậy, khi đánh giá béo phì chúng ta không chỉ tính đến cân nặng thôi mà phải quan tâm đến tỷ lệ mỡ trong cơ thể nữa.

Béo phì được xem là bệnh lý vì nó chính là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh mạn tính không lây như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch máu, gan nhiễm mỡ… và là yếu tố nguy cơ tử vong.

Thế nào là béo phì ở trẻ em?

Béo phì là cũng tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ. Trẻ em béo phì thường do chế độ ăn uống không hợp lý, lười vận động làm cho trẻ bị tích mỡ dư thừa gây ra tình trạng cân nặng vượt quá mức so với cân nặng chuẩn tương ứng với chiều cao.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia: khi trẻ có cân nặng cơ thể cao hơn số cân nặng trung bình so với chiều cao và tuổi từ 20% trở lên, đồng thời có những lớp mỡ đùi, cánh tay, trên vú và ở cằm; trẻ có thân hình to béo không bình thường so với lứa tuổi (đi lại nặng nề, …) thì phải nghĩ đến tình trạng béo phì ở trẻ em.

Theo dữ liệu thống kê Thực trạng thừa cân béo phì ở trẻ em năm 2020, số trẻ em và thanh thiếu niên béo phì từ 5-19 tuổi gia tăng hơn mười lần trong bốn thập kỷ qua, từ 11 triệu trẻ em béo phì được ghi nhận vào năm 1975 đã lên tới 124 triệu trẻ béo phì năm 2016. Với trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ béo phì cũng tăng nhanh trên toàn cầu: từ 30,3 triệu trẻ em béo phì chiếm 4,9% vào năm 2000 đã lên tới 38,3 triệu trẻ béo phì chiếm khoảng 5,6% trong năm 2019. 

Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ em béo phì cũng đang gia tăng nhanh chóng. Theo kết quả điều tra năm 2014-2015, tỷ lệ trẻ em béo phì ở Thành phố Hồ Chí Minh trên 50%, còn khu vực nội thành Hà Nội khoảng 41%. Tỷ lệ trẻ em béo phì tại Hà Nội năm 2017 là 41,7%; năm 2018 đã tăng lên 44,7%.

Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, béo phì ở trẻ em có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sức khỏe cộng đồng vì nó liên quan đến đời sống, bệnh tật, tử vong của trẻ em khi đến độ tuổi trưởng thành và là một trong những gánh nặng sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất của thế kỷ 21.

Phân loại các mức độ béo phì ở trẻ em:

Để đánh giá tình trạng mức độ trẻ em béo phì, thường dựa vào các chỉ số cân nặng, chiều cao, độ dày lớp mỡ dưới da, sự phân bố mỡ trong cơ thể.

  • Theo chỉ số cân nặng/tuổi (trẻ < 5 tuổi):
  • Nếu chỉ số trên 3SD có thể đánh giá trẻ em béo phì.
  • Theo chỉ số cân nặng/chiều cao (trẻ < 9 tuổi):
  • Nếu chỉ số này trong khoảng từ 2SD – 3SD là béo phì độ 1.
  • Nếu chỉ số này trong khoảng từ 3SD – 4SD là béo phì độ 2.
  • Nếu chỉ số này trên 4SD là béo phì độ 3.
  • Theo chỉ số BMI: là chỉ số khối cơ thể được tính theo giới và tuổi của trẻ với công thức BMI = cân nặng (kg)/chiều cao2 (m2).

BMI ≥ 85 percentile là thừa cân.

BMI  ≥ 95 percentile hoặc BMI ≥ 85 percentile cộng thêm bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu và vùng dưới xương bả vai ≥ 90 percentile được xác định là béo phì.

Với trẻ > 9 tuổi:

  • Nếu 85 percentile < BMI < 95 percentile: trẻ em béo phì nhẹ.
  • Nếu BMI > 95 percentile: trẻ em béo phì trung bình và nặng.

Trẻ em béo phì thường do những nguyên nhân nào?

Thông thường 60-80% trẻ em béo phì do nguyên nhân dinh dưỡng, mất cân bằng năng lượng, lười vận động ngoài ra có thể do các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể như các rối loạn nội tiết tuyến yên, tuyến thượng thân, tuyến giáp hay do các bệnh lý kèm theo, trong quá trình điệu trị với các thuốc corticoid,… Có thể chia nguyên nhân trẻ em béo phì thành hai loại.

Nguyên nhân trẻ em béo phì đơn thuần

Nguyên nhân này chủ yếu là do thay đổi cân bằng năng lượng ăn vào > năng lượng tiêu hao dẫn đến hậu quả tích mỡ trong cơ thể. Những nguyên do có thể kể đến:

  • Thói quen ăn uống: thức ăn, đồ uống có quá nhiều chất béo, năng lượng, muối như thức ăn nhanh (gà rán, pizza, phomai, các loại chiên xào,…); nước uống công nghiệp. Những thực phẩm này chứa nhiều calo hơn lượng cần thiết của cơ thể trẻ cần để tăng trưởng. Trong khi khẩu phần ăn không đủ trái cây, rau quả chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Đồ ăn chiên rán - nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ béo phì.
Đồ ăn chiên rán – nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em béo phì.
  • Ít hoạt động thể lực: dành nhiều thời gian ngồi một chỗ để chơi game, xem tivi hay ngồi học liên tục nhiều giờ trong một ngày hạn chế việc đốt lượng mỡ dư thừa trong cơ thể của trẻ. 
  • Sử dụng thuốc Corticoid: béo phì còn có thể gây ra bởi tác dụng phụ của thuốc tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp. Khi sử dụng corticoid đôi khi gây ra sự mất cân bằng hocmon trong cơ thể, gây thay đổi bất thường quá trình dự trữ mỡ và chất béo trong cơ thể.
  • Mất cân bằng điều hòa nhu cầu năng lượng: hầu hết các nghiên cứu thấy rằng, người béo phì kháng với leptin – là chất tiết ra bởi mô mỡ được điều hòa bởi cảm giác đói ăn, nồng độ insulin, glucocorticoid và các yếu tố khác.
  • Ngủ ít cũng là nguy cơ thừa cân ở trẻ dưới 5 tuổi.
  • Thiếu sữa mẹ trong thời kỳ sơ sinh: những trẻ uống sữa công thức và không được bú sữa mẹ sẽ tăng nguy cơ thừa cân béo phì.

Nguyên nhân béo phì do bệnh lý

Một số bệnh lý có biểu hiện làm cho cơ thể trẻ em béo phì mà các bậc cha mẹ cần lưu ý để phát hiện kịp thời:

  • Bệnh nội tiết: suy giáp, cường năng tuyến thượng thận, cường insulin nguyên phát, giả nhược cường giáp, bệnh lý vùng dưới đồi vỏ não.
  • Bệnh di duyền: Prader-Wili, Laurence-Moon/ Barddet-Biedl, Altrom, Borjeson-Eorssman-Lehmann, Cohen, Turner’s, Loạn dưỡng mô mỡ có tính gia đình, Beckwith-Wiedemann, Soto’s, Weaver, Ruvalca.

Mối nguy tiềm ẩn ở trẻ em béo phì:

  • Thông thường tình trạng trẻ em béo phì sẽ để lại hệ lụy lâu dài và dai dẳng cho đến tuổi vị thành niên (70% tồn tại đến người lớn), khó điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý. Bệnh béo phì ở trẻ em nếu không kịp thời phòng ngừa và điều trị sớm sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ mắc các bệnh mãn tính khi đạt đến tuổi trưởng thành như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, rối loạn mỡ máu, tiểu đường type 2, …
  • Trẻ em béo phì dễ mắc các biến chứng trên gan (gan nhiễm mỡ, xơ gan,…) và dạ dày.
  • Các biến chứng giải phẫu ở trẻ em béo phì: bệnh Blount (xương bị dị dạng do phát triển quá mức của xương chày), bên cạnh đó có các bất thường nhỏ như dễ bị bong mắt cá chân.
  • Các biến chứng khác ở trẻ em béo phì: tắc nghẽn đường thở khi ngủ do mỡ chèn ép trong các mô phổi, khí quản; bệnh não hiếm gặp liên quan đến béo phì là tăng áp lực trong sọ não.
  • Trẻ em béo phì làm tăng nguy cơ bị các tác động tâm lý như bị kỳ thị, tự ti (không hài lòng hình dáng cơ thể), trầm cảm và lo lắng khi học tập, cũng như sinh hoạt chung với các bạn bè cùng lứa tuổi. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập và tâm lý tiêu cực khi đến tuổi trưởng thành.

Trẻ em béo phì được điều trị như thế nào?

Ở góc độ dinh dưỡng, điều trị cho trẻ em béo phì khá đơn giản về mặt nguyên tắc. Chỉ cần ăn ít hơn nhu cầu năng lượng cho các hoạt động của cơ thể nhưng thực tế rất khó thực hiện vì liên quan đến sở thích, lối sống và phải thay đổi suốt đời.

Cơ thể trẻ em đang ở độ tuổi phát triển vì vậy ở trẻ em không nên đặt nặng vấn đề giảm cân, mà là giảm tốc độ tăng cân hay tránh tăng cân thêm để đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể trẻ. Chúng ta nên để trẻ tiếp tục tăng trưởng từ từ cùng với cân nặng qua thời gian, điều này có thể kéo dài từ 1 đến 2 năm hoặc hơn tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng và cách phát triển của trẻ.

Để điều trị hiệu quả cho trẻ em béo phì, cần phải giải quyết 3 vấn đề chính:

  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: nhằm giảm năng lượng ăn vào. 
  • Tạo thói quen tăng cường hoạt động thể lực: nhằm tăng năng lương tiêu hao trong quá trình vận động.
  • Đảm bảo cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ, đạm,… đầy đủ theo lứa tuổi phát triển.

Mục tiêu điều trị cho trẻ em béo phì:

Theo Phác đồ điều trị cho trẻ em béo phì của Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh, để cho trẻ có một cân nặng và sức khỏe lý tưởng bằng cách là làm chậm quá trình tăng cân hoặc ngừng tăng cân bằng cách:

  • Kiểm soát và duy trì cân nặng lý tưởng theo chiều cao.
  • Bảo đảm trẻ tăng trưởng tốt theo lứa tuổi.
  • Giảm nguy cơ biến chứng do béo phì.

Trẻ em béo phì được cải thiện nhờ tăng hoạt động thể lực:

Các bậc phụ huynh  có thể lựa chọn một trong nhiều các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu, bóng đá, cầu lông, bóng rổ,…mà trẻ thích để tập luyện, tăng cường vận động để giảm cân và duy trì sức khỏe tốt cho trẻ.

Với một số trẻ em béo phì có vấn đề về sức khỏe như bệnh lý tim mạch, xương khớp, nội tiết,…cần được kiểm tra và tư vấn của các bác sĩ hoặc chuyên gia về y học thể thao để có chương trình tập cũng như bài tập cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ.

Trẻ có thể tập luyện bất cứ thời điểm nào trong ngày phù hợp với nếp sống sinh hoat. Thời gian tập luyện có thể từ 5-10 phút x 3-4 lần/ngày. Khi đã quen với cường độ vận động nên tập luyện thường xuyên, đều đặn hầu hết các ngày trong tuần (≥ 5 ngày/tuần với khoảng hơn 10 phút) sao cho tổng thời gian khoảng 30 phút/ngày.

  • Hạn chế giờ trẻ thụ động nằm, ngồi xem tivi dưới 1h/ngày và ngồi lâu một chỗ.
  • Tập cho trẻ một số công việc phụ cô giáo và gia đình: tưới cây, dọn đồ chơi, quét nhà, nhặt rau, dọn bàn, lau quét nhà,…Cho trẻ đi bộ ở sân nhà, công viên, sân trường….nhằm giúp trẻ có lối sống năng động, hoạt bát, nhanh nhẹn hơn.
Chơi thể thao giúp trẻ nâng cao tầm vóc - cải thiện béo phì.
Chơi thể thao giúp trẻ nâng cao tầm vóc – cải thiện thể chất cho trẻ em béo phì.

Thay đổi thói quen ăn uống giúp ngăn ngừa béo phì ở trẻ em:

  • Cho trẻ nên ăn nhiều vào buổi sáng, giảm về chiều và hạn chế ăn tối.
  • Dùng các thực phẩm giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên vỏ (gạo lức, khoai, bắp, rau xanh các loại,…) và trái cây ít ngọt (cam, bưởi, táo, đu đủ, thanh long, mận,…) để vừa giảm cung cấp năng lượng vừa bổ sung vitamin, muối khoáng, dễ tiêu hóa, ngừa táo bón và tăng thải cholesterol.
  • Giảm tối đa chất bột đường, những thức ăn giàu năng lượng như cơm trắng, mì gói, mỡ, bơ, bánh ngọt, chè ngọt, chocolat cũng như hạn chế uống các loại nước ngọt, nước có gas chứa nhiều đường hóa học, chất màu tổng hợp,…
  • Giảm tối đa dung nạp chất béo bão hòa có hại như mỡ động vật, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng vì chứa nhiều cholesterol. Nên ăn các loại thịt nạc từ gà, heo, bò, cá để cung cấp nhiều protein, vitamin B, nguyên tố vi lượng cần cho sự phát triển cơ, xương ở trẻ. Ngoài ra các cha mẹ nên chế biến thức ăn cho trẻ dưới dạng luộc, hấp, nướng thay vì chiên, xào để giảm lượng dầu mỡ không tốt.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn đều đăn cho trẻ chống cảm giác đói cho trẻ thay vì ăn quá nhiều vào một bữa dẫn đến tích lũy mỡ nhiều hơn.
Ăn nhiều rau củ quả giúp phòng ngừa béo phì cho trẻ.
Ăn nhiều rau củ quả giúp phòng ngừa béo phì cho trẻ.

Có nên sử dụng thuốc cho trẻ em béo phì?

Hiện nay, phác đồ điều trị đầu bảng cho trẻ em béo phì ở các trung tâm y tế vẫn là thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động cũng như rèn luyện thói quen sinh hoạt. Chỉ nên sử dụng thuốc giảm cân ở những trẻ em béo phì hoặc thừa cân, ngừa tăng cân trờ lại khi chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 30 kg/m2 hoặc bệnh nhân thừa cân với BMI ≥ 28 kg/m2 kèm các bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, đái tháo đường type II và được các bác sĩ, chuyên gia y tế chuẩn đoán điều trị và cho phép sử dụng.

Theo Dược Lâm Sàng – Y Học Thực Chứng, thuốc kê đơn được FDA chấp thuận điều trị thừa cân, béo phì cho trẻ em ≥ 12 tuổi được mô tả như sau:

Thuốc giảm cânĐối tượngCơ chế tác độngTác dụng phụ thường gặpCảnh báo
Orlistat (Xenical)
Thị trường có dạng không kê đơn (Alli) với liều thấp hơn Xenical
Người lớn
Trẻ em ≥ 12 tuổi
giảm hấp thu chất béo tại ruột– Tiêu chảy
– Đầy hơi
– Đại tiện không kiểm soát, phân mỡ
– Đau bao tử
– Tổn thương gan nghiêm trọng (hiếm gặp).
– Tránh dùng cùng cyclosporin.
– Mỗi ngày uống thêm một viên vitamin tổng hợp để đảm bảo cung cấp vitamin đầy đủ cho cơ thể do không được hấp thu từ thức ăn.

Ngoài ra, Liraglutide là thuốc thuộc nhóm đồng vận trên thụ thể GLP-1. Năm 2010, Liraglutide được FDA chấp thuận cho tác dụng điều trị đái tháo đường type II. Cuối năm 2014, FDA chấp thuận thuốc này để điều trị béo phì cho người lớn.

Gần đây một nghiên cứu mới cho thấy tác dụng của Liraglutide làm giảm BMI theo chỉ số SD-score ở trẻ vị thành niên trong thử nghiệm lâm sàng được xuất bản cuối tháng 5 trên NEJM. Kết quả cho thấy việc kết hợp Liraglutide và thay đổi lối sống giúp giảm đáng kể chỉ số SD-score so với chỉ thay đổi lối sống ở trẻ vị thành niên bị béo phì.

Theo Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị bệnh béo phì năm 2022 của Bộ Y Tế , Orlistat Liraglutide 3,0 mg là thuốc được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan dược phẩm Châu Âu (EMA) phê duyệt để sử dụng cho những người trên 12 tuổi như sau:

  • Orlistat: dùng đường uống với liều 120 mg x 3 lần/ngày. Không sử dụng quá 3 lần/ngày. Nếu sau 12 tháng điều trị mà không giảm cân, cần tham khảo ngay ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
  • Liraglutide: dùng đường tiêm dưới da với liều ban đầu 0,6 mg/ngày trong 1 tuần, bác sĩ có thể tăng liều đến  3,0 mg/ngày nếu cần thiết mỗi tuần.

Lưu ý: 

  • Nên tiếp tục chế độ ăn kiêng và rèn luyện thể dục thể thao sau khi ngưng điều trị với Orlistat hoặc Liraglutide.

Phòng ngừa bệnh béo phì ở trẻ em

  • Chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thể thao là những điều quan trọng của chương trình giảm cân không chỉ ở trẻ em mà người lớn cũng cần phải được quan tâm. Nên thực hiện chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng và giảm nhẹ calo, chứa khoảng 30% calo từ chất béo. Nên phân bố lượng chất béo, carbohydrat và protein hằng ngày vào 3 bữa ăn chính.
  • Tăng cường giáo dục đào tạo cho phụ nữ có thai, gia đình và trẻ em về bệnh lý thừa cân, béo phì; hướng dẫn đo cân nặng và chiều cao cũng như kiến thức về dinh dưỡng, chọn lựa thực phẩm lành mạnh và phát triển thể chất ở trẻ qua các chương trình giảng dạy.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động thể lực thay vì thụ động một chỗ, lệ thuộc vào các thiết bị điện tử, game,…để trẻ phát triển thể chất ngày một toàn diện hơn.

Câu hỏi thường gặp

u003cstrongu003eĐể phòng bệnh béo phì ở trẻ ta nên làm gì?u003c/strongu003e

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em béo phìu003cbru003eKhuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chấtu003cbru003eThường xuyên theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ

u003cstrongu003eBMI bao nhiêu là béo phì ở trẻ?u003c/strongu003e

Chỉ số BMI được tính cho một lượng trẻ em và thiếu niên, được thể hiện dưới dạng phần trăm có thể thu được từ một biểu đồ. BMI của trẻ từ 85-95% là tình trạng trẻ bị thừa cân (nguy cơ béo phì). BMI của trẻ hơn 95% là tình trạng trẻ bị béo phì.

u003cstrongu003eCách nhận biết thừa cân béo phì ở trẻu003c/strongu003e?

Khi thấy mỡ tích nhiều trên cơ thể trẻ như cằm, cánh tay, đùi, hai bên ngực. Đồng thời trẻ to béo bất thường hơn các bạn cùng lứa tuổi, di chuyển chậm chạp, biểu hiện ăn nhiều, thèm các loại bánh ngọt, thức ăn nhanh, ăn ít rau, trái cây thì nghĩa ngay đến tình trạng trẻ bị thừa cân, béo phì.

u003cstrongu003eNhững món ăn gây béo phì trẻ emu003c/strongu003e?

Chế độ ăn không lành mạnh, thường xuyên ăn những thực phẩm giàu năng lượng như các loại thức ăn nhanh (gà rán, pizza, phomai, trà sữa, các loại viên chiên,…) cũng như các loại đồ uống có gas, nước ngọt, trà sữa,… là những nguyên nhân hàng đầu gây béo phì ở trẻ em.

u003cstrongu003eTrẻ em béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì?u003c/strongu003e

Trẻ em béo phì có nguy cơ mắc nhiều các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường type II, rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ,…Ngoài ra có thể kể đến các bệnh tâm lý khác như tự kỷ hay trầm cảm.

u003cstrongu003eBéo phì nguy hiểm như thế nào?u003c/strongu003e

Béo phì không những gây ra những bệnh mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể mà còn là yếu tố nguy cơ gây ra tử vong có liên quan đến các bệnh như đột quỵ, xơ vữa mạch máu, suy gan, suy thận,…

Như vậy, thông qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ có nhiều thông tin quan trọng về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như những cách điều trị, phòng tránh béo phì ở trẻ. Bảo vệ sức khỏe cho trẻ cũng chính là bảo vệ cho những mầm non tương lai của xã hội.

Nếu bạn hay người thân có con trẻ với những dấu hiệu trên, cần được tư vấn hay thăm khám để đánh giá tình trạng sức khỏe cho trẻ, xin vui lòng đặt lịch khám với các chuyên gia hoặc bác sĩ nhi khoa, dinh dưỡng đặt lịch.

Contact Me on Zalo