Được biết đến từ những năm 1980, vitamin E ngày càng trở nên phổ biến đối với người sử dụng. Ngoài những ứng dụng nổi bật trong lĩnh vực làm đẹp, vitamin E cũng được kể đến như một liệu pháp điều trị trong nhiều loại bệnh lý khác nhau như bệnh mạch vành, ung thư, giảm thị lực và một loạt bệnh lý khác. Vậy bạn đã thật sự hiểu đúng vitamin E là gì và sử dụng đúng cách hay chưa, hãy cùng Doctor có sẵn giải đáp trong bài viết này!
Tóm tắt nội dung
Vitamin E là gì?
Vitamin E là một loại vitamin tan trong dầu tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên alpha-tocopherol là dạng duy nhất được cơ thể con người sử dụng. Nó hoạt động như một chất chống oxy hóa, thu dọn các electron lỏng lẻo - cái gọi là “gốc tự do” - có thể gây hại cho tế bào. Nó cũng tăng cường chức năng miễn dịch và ngăn hình thành cục máu đông động mạch.
Vitamin E có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do cũng như giảm sản sinh gốc tự do trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trái ngược nhau đã làm mờ đi một số lời hứa về việc sử dụng vitamin này liều cao để ngăn ngừa các bệnh mãn tính.
Tác dụng của vitamin E
Như đã đề cập, vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa, nó giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Gốc tự do là các phân tử được tạo ra như một phần bình thường của quá trình trao đổi chất. Chúng có thể gây ra bệnh tật và góp phần vào quá trình lão hóa.
Ngoài ra, vitamin này rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch, biểu hiện gen và tín hiệu tế bào. Nó giúp mở rộng mạch máu và ngăn ngừa đông máu quá mức.
Các nhà nghiên cứu đã điều tra xem liệu vitamin E cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị các tình trạng bệnh lý cụ thể hay không. Các kết quả liên quan đến nhiều công dụng của vitamin, bao gồm cả việc giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức, vẫn còn mâu thuẫn và chưa thuyết phục.
Mặc dù vẫn còn thiếu những kết luận chắc chắn, Viện Y tế Quốc gia (NIH) trích dẫn một số nghiên cứu cho thấy rằng vitamin này có thể có những lợi ích đặc biệt cho những người mắc bệnh:
Bệnh mạch vành
Các nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng vitamin E có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu bệnh mạch vành (CHD).
Nghiên cứu trong ống nghiệm chỉ ra rằng vitamin E ức chế sự hình thành cholesterol lipoprotein mật độ thấp và từ đó giúp ngăn ngừa cục máu đông. Một số nghiên cứu khác tìm ra mối liên hệ giữa tỷ lệ mắc bệnh tim thấp hơn với lượng vitamin này cao hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số kết quả nghiên cứu nghi ngờ về tác dụng này.
Nhìn chung, theo quan sát của NIH, việc xác định xem liệu bổ sung loại vitamin này có mang lại lợi ích cho những người mắc CHD hay không sẽ cần nhiều nghiên cứu mở rộng hơn bao gồm những người tham gia trẻ tuổi.
Rối loạn mắt
Vitamin E có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD).
Trong số những người bị AMD có nguy cơ cao phát triển AMD tiến triển, vitamin này kết hợp với các chất chống oxy hóa, kẽm và đồng có thể làm chậm tốc độ mất thị lực. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về việc liệu vitamin này có thể giúp ngăn ngừa các tình trạng này hay không vẫn chưa thống nhất.
Bệnh ung thư
Các nhà nghiên cứu đã điều tra tác dụng chống oxy hóa và điều chỉnh miễn dịch của vitamin E đối với bệnh nhân ung thư.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có đủ bằng chứng để chứng minh việc dùng vitamin E để điều trị bệnh ung thư. Cũng có báo cáo cho rằng vitamin này có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Bổ sung chế độ ăn uống vitamin này và các chất chống oxy hóa khác có thể tương tác với hóa trị và xạ trị. Những người đang trải qua các phương pháp điều trị này nên nói chuyện với bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa ung thư trước khi dùng vitamin hoặc các chất bổ sung chống oxy hóa khác, đặc biệt là ở liều cao.
Chức năng tâm thần
Một số nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc bổ sung vitamin E với duy trì tinh thần tỉnh táo cũng như ngăn ngừa hoặc làm chậm sự suy giảm chức năng tâm thần và bệnh Alzheimer ở người cao tuổi đã được thực hiện. Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu vẫn cung cấp rất ít bằng chứng cho thấy việc bổ sung vitamin này có thể giúp những người khỏe mạnh hoặc những người có vấn đề về chức năng tâm thần nhẹ duy trì sức khỏe trí não.
Bệnh về da
Tác dụng của vitamin E cũng mang lại nhiều lợi ích khác nhau đối với làn da, đặc biệt ở những người có da khô, ngứa, bệnh vẩy nến, bệnh chàm. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa nếp nhăn, chữa lành vết thương và làm mờ vết sẹo.
Bổ sung vitamin E bằng ENAT sau ăn để bổ sung lượng vitamin E cần thiết cho cơ thể một cách an toàn, giảm tỉ lệ mắc các bệnh gây ra do gốc tự do và hiện tượng oxy hóa, đẩy lùi ung thư, tăng cường sức khỏe và nhan sắc.
Thiếu hụt vitamin E
Chế độ ăn uống của chúng ta hầu hết cung cấp ít hơn lượng vitamin E được khuyến nghị. Tuy nhiên, những người khỏe mạnh hiếm khi có dấu hiệu rõ ràng của việc bổ sung không đủ loại vitamin này.
Thiếu vitamin này hầu như luôn liên quan đến một số bệnh lý về chất béo không được tiêu hóa hoặc hấp thụ đúng cách. Ví dụ như bệnh Crohn, xơ nang và một số bệnh di truyền hiếm gặp như abetalipoproteinemia và chứng mất điều hòa do thiếu vitamin E (AVED). Vitamin này cần một số chất béo để hệ thống tiêu hóa hấp thụ nó.
Thiếu vitamin loại E có thể gây tổn thương thần kinh và cơ dẫn đến mất cảm giác ở tay và chân, mất kiểm soát chuyển động cơ thể, yếu cơ và các vấn đề về thị lực. Một dấu hiệu khác của sự thiếu hụt là hệ thống miễn dịch suy yếu.
Bổ sung vitamin E bao nhiêu là đủ?
Liều dùng vitamin E cần mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi của mỗi đối tượng cụ thể. Lượng khuyến nghị trung bình hàng ngày được liệt kê bên dưới:
Giai đoạn | Liều khuyến nghị (mg) | Liều ở dạng tự nhiên (IU) | Liều ở dạng tổng hợp (IU) |
0 - 6 tháng | 4 | 5,96 | 8,88 |
7 - 12 tháng | 5 | 7,45 | 11,1 |
1 - 3 tuổi | 6 | 8,94 | 13,32 |
4 - 8 tuổi | 7 | 10,43 | 15,54 |
9 - 13 tuổi | 11 | 16,39 | 24,42 |
14 - 18 tuổi | 15 | 22,35 | 33,3 |
Người trưởng thành | 15 | 22,35 | 33,3 |
Phụ nữ mang thai | 15 | 22,35 | 33,3 |
Phụ nữ cho con bú | 19 | 28,31 | 42,18 |
Vitamin E được tìm thấy ở đâu?
Vitamin E có trong nhiều loại thực phẩm và cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Thực phẩm giàu vitamin loại E
Vitamin loại E có thể được tìm thấy trong:
- Hạt hướng dương, hạt bí ngô
- Dầu thực vật, chẳng hạn như mầm lúa mì, hướng dương hoặc dầu cây rum
- Hạnh nhân, quả phỉ, quả óc chó
- Bơ hạt
- Rau xanh, chẳng hạn như rau bina, cải xanh và bông cải xanh
- Bơ
- Ớt chuông đỏ
- Xoài
- Ngũ cốc, nước ép trái cây và bơ thực vật
Thực phẩm bổ sung
Thực phẩm bổ sung vitamin E có nhiều dạng và hàm lượng khác nhau. Hai yếu tố bạn cần phải xác định được trước khi lựa chọn vitamin loại nào tốt nhất cho mình:
- Lượng vitamin E
Hầu hết các thực phẩm bổ sung tổng hợp cung cấp khoảng 13,5mg vitamin E mỗi ngày, trong khi các sản phẩm bổ sung chỉ chứa vitamin E thường chứa 67mg trở lên, liều lượng này cao hơn nhiều so với lượng khuyến cáo.
- Dạng vitamin E
Mặc dù vitamin E nghe có vẻ giống như một chất đơn lẻ, nhưng nó thực sự là tên của tám hợp chất có liên quan trong thực phẩm, bao gồm cả alpha-tocopherol. Mỗi dạng có một tiềm năng hoặc mức độ hoạt động khác nhau trong cơ thể.
Trên bao bì sản phẩm, vitamin E từ nguồn tự nhiên thường được ký hiệu là "d-alpha-tocopherol", còn vitamin E tổng hợp (do phòng thí nghiệm sản xuất) thường được ký hiệu là "dl-alpha-tocopherol". 1 mg vitamin E = 1 mg d-alpha-tocopherol (vitamin E tự nhiên) = 2 mg dl-alpha-tocopherol (vitamin E tổng hợp).
Trên nhãn bao bì của một số sản phẩm, liều dùng vitamin E được ghi theo đơn vị quốc tế (IU) thay vì mg. 1 IU dạng vitamin E tự nhiên tương đương với 0,67mg, 1 IU dạng vitamin E tổng hợp tương đương với 0,45mg.
Một số sản phẩm bổ sung vitamin E theo các dạng vitamin khác, chẳng hạn như gamma-tocopherol, tocotrienols và tocopherol hỗn hợp. Vẫn chưa xác định được rằng liệu có bất kỳ dạng nào trong số này tốt hơn alpha-tocopherol hay không.
Quá liều vitamin E
Chưa có bằng chứng về quá liều vitamin E được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm. Hầu hết những người trưởng thành nhận được nhiều hơn liều khuyến nghị hàng ngày (15mg) khi sử dụng các sản phẩm bổ sung như vitamin tổng hợp hoặc vitamin E riêng biệt.
Chưa có báo cáo về quá liều vitamin E khi sử dụng thực phẩm bổ sung ở người khỏe mạnh. Tuy nhiên, có nguy cơ chảy máu quá mức, đặc biệt là với liều lượng lớn hơn 1000mg mỗi ngày hoặc nếu đang sử dụng thuốc chống đông máu như warfarin. Vì lý do này, giới hạn trên đối với vitamin E đã được đặt ra cho người lớn từ 19 tuổi trở lên là 1000mg mỗi ngày (1465 IU) ở bất kỳ dạng bổ sung tocopherol nào.
Tương tác giữa vitamin E với các thuốc và thực phẩm chức năng khác
Vitamin E có trong chế độ ăn uống có thể tương tác hoặc can thiệp với một số loại thuốc mà bạn đang dùng. Dưới đây là một số ví dụ:
- Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu, chẳng hạn như warfarin.
- Vitamin E cộng với các chất chống oxy hóa khác (chẳng hạn như vitamin C, selen và beta-carotene) làm giảm tác dụng bảo vệ tim của hai loại thuốc được sử dụng kết hợp (statin và niacin) để ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu.
- Uống bổ sung chất chống oxy hóa trong khi hóa trị hoặc xạ trị ung thư có thể làm thay đổi hiệu quả của các phương pháp điều trị này.
Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm vi chất tại Docosan.
Câu hỏi thường gặp
Vì vitamin E là một vitamin tan trong dầu, nên để tăng khả năng hấp thụ không quan trọng là dùng vào buổi nào trong ngày, chỉ cần dùng trong hoặc ngay sau bữa ăn với một thực đơn giàu chất béo.
1 vỉ vitamin E có giá bao nhiêu?
Các sản phẩm bổ sung vitamin E trên thị trường hiện rất đa dạng về dạng và hàm lượng nên giá cả cũng rất đa dạng:
- Giá 1 vỉ Natural vitamin E 400UI loại 100 viên là 185.000 VNĐ
- Giá TraLy Natural vitamin E vỉ 100 viên có giá là 125.000 VNĐ
Phụ nữ nên uống vitamin E khi nào?
Việc bổ sung vitamin E có thể bắt đầu ở mọi độ tuổi tùy thuộc vào nhu cầu, tuy nhiên việc sử dụng liều cao kéo dài sẽ gây nên những tác dụng không mong muốn. Do đó, chỉ nên bổ sung khi da khô, chế độ ăn nghèo vitamin E, da bắt đầu bị lão hóa (25 - 30 tuổi), còn đối với người khỏe mạnh việc bổ sung vitamin E từ nguồn thực phẩm tự nhiên vẫn là tốt nhất.
Vitamin E có thể bôi lên mặt được không?
Có mặt trong hàng loạt các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là da mặt, vitamin E hoàn toàn có thể sử dụng trên da mặt với công dụng dưỡng ẩm, mờ thâm, chống lão hóa. Tuy nhiên, với bản chất thân dầu, khi sử dụng trên da dầu rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông, gây mụn.
Vitamin E dính vào mắt có sao không?
Vitamin E là một vi chất hoàn toàn an toàn đối với người sử dụng, tuy nhiên với bản chất thân dầu có tính bết dính cao, khi dính vào mắt, bạn nên dùng khăn giấy lau nhẹ để tránh gây khó chịu.
Tại sao uống vitamin E bị nổi mụn?
Ngoài việc bôi thoa vitamin E gây nổi mụn do tính chất thân dầu của nó, uống vitamin E bị nổi mụn có thể là do dùng không đúng cách, dùng liều cao kéo dài gây dị ứng và nổi mụn nước.
Uống nhiều vitamin E có sao không?
Vitamin E tuy là một vi chất an toàn với sức khỏe, nhưng nếu dùng liều cao kéo dài sẽ tăng nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Không nên dùng quá 1000mg vitamin E mỗi ngày (1465 IU) ở bất kỳ dạng bổ sung nào.
Dư vitamin E có sao không?
Vitamin E tuy là một vi chất an toàn với sức khỏe, nhưng nếu dùng liều cao kéo dài sẽ tăng nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Không nên dùng quá 1000mg vitamin E mỗi ngày (1465 IU) ở bất kỳ dạng bổ sung nào.
Dầu cá có phải vitamin E không?
Dẫu cùng tính chất thân dầu, nhưng dầu cá và vitamin E hoàn toàn là 2 hoạt chất khác nhau. Dầu cá là loại dầu chiết xuất từ các loại cá chứa nhiều dầu, thành phần chủ yếu bao gồm Omega-3, EPA và DHA.
Có thể uống vitamin E và C cùng lúc?
Cùng là những hoạt chất chống oxy hóa mạnh, việc kết hợp vitamin E và vitamin C là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, phải được sử dụng đúng cách, đúng liều để tận dụng tối đa hiệu quả của chúng.
Thiếu vitamin E có thể sẽ như thế nào?
Ở người khỏe mạnh việc thiếu vitamin E rất ít có biểu hiện rõ ràng. Việc thiếu vitamin E thường liên quan đến một số bệnh lý đi kèm, có thể gây tổn thương thần kinh và cơ dẫn đến mất cảm giác ở tay và chân, mất kiểm soát chuyển động cơ thể, yếu cơ và các vấn đề về thị lực, một dấu hiệu khác của sự thiếu hụt là hệ thống miễn dịch suy yếu.
Vitamin E có tác dụng gì cho cơ thể?
Vitamin E nổi bật với công dụng chống oxy hóa, tăng cường chức năng miễn dịch nên ngoài việc sử dụng trong mỹ phẩm còn được xem xét công dụng trong một số bệnh lý cụ thể như bệnh mạch vành, rối loạn mắt, chức năng tâm thần,...
Vì sao nói vitamin E là chất chống oxy hóa?
Vitamin E là một chất chống oxy hóa vì nó giúp thu dọn các electron lỏng lẻo - cái gọi là “gốc tự do” - có thể gây hại cho tế bào trong cơ thể.
Bao nhiêu tuổi có thể uống vitamin E?
Nhu cầu vitamin E thay đổi theo từng giai đoạn và độ tuổi khác nhau, nên bổ sung vitamin E khi mắc các vấn đề như da khô, chế độ ăn nghèo vitamin E hoặc độ tuổi gần bước vào giai đoạn lão hóa như 25 - 30 tuổi.
Uống vitamin E có phải nghỉ không?
Uống vitamin E liều cao kéo dài có thể gây hại cho cơ thể, do đó khi bổ sung vitamin E ngoài việc dùng đúng liều cũng nên dùng thời gian khoảng 1-2 tháng và ngưng lại một thời gian trước khi dùng trở lại.
Vitamin E có phải thuốc nội tiết không?
Mặc dù vitamin E được dùng trong hỗ trợ cân bằng nội tiết, tuy nhiên vitamin E không phải là một thuốc nội tiết mà chỉ là một thuốc chống oxy hóa mạnh, có tác dụng tăng cường khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.
Vitamin E bị dính vào nhau có sao không?
Vitamin E thường được bào chế dưới dạng nang mềm. Khi độ ẩm không khí cao, nang mềm dễ dính hoặc bết lại với nhau. Khi vitamin E bạn đang dùng bị dính vào nhau có thể do cách bảo quản không đúng hoặc đã hết hạn sử dụng, do đó không nên tiếp tục sử dụng khi không còn đảm bảo về mặt cảm quan.
Tại sao trẻ em phải uống vitamin E?
Là một trong các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, vitamin E không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại các yếu tố gây bệnh như virus, vi khuẩn mà còn giúp loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ tế bào, đảm bảo sự phát triển bền vững cho trẻ.
Được biết đến từ những năm 1980 với hàng loạt các công dụng trong điều trị bệnh hay ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm, sử dụng vitamin E như thế nào là đúng cách vẫn là một điều khó khăn đối với người sử dụng. Để biết thêm thông tin chi tiết phù hợp nhất với nhu cầu cụ thể của bạn, hãy liên hệ ngay với chuyên gia và bác sĩ của chúng tôi tại Doctor có sẵn trên website docosan.com.
https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/vitamin-e/
https://www.medicalnewstoday.com/articles/vitamin-e
https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminE-Consumer