Estrogen là gì? Top 10 dược liệu chứa estrogen cho phái đẹp

Đối với vòng đời của nữ giới, khi các trẻ em gái bước vào tuổi dậy thì thì nồng độ estrogen sẽ tăng lên và sẽ có những thay đổi đặc trưng trên cơ thể. Tuy nhiên, estrogen không thể sản sinh hoài trong cơ thể. Khi đến độ tuổi tiền mãn kinh, nồng độ estrogen sẽ giảm dần và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe phụ nữ.

Do đó, những liệu pháp bổ sung estrogen an toàn và hiệu quả là điều mà các chị em băn khoăn nhất khi bắt đầu đến giai đoạn tiền mãn kinh. Vậy làm gì để cải thiện nồng độ estrogen để nâng cao sức khỏe cho cơ thể? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.

Estrogen là gì?

Theo Viện y học ứng dụng Việt Nam, hormone sinh dục là những hormone đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và sinh sản. Ở cả nam và nữ, hormone sinh dục đều tham gia vào:

  • Điều chỉnh sự phát triển của cơ và xương
  • Quá trình dậy thì và phát triển giới tính
  • Chức năng sinh sản và tình dục
  • Điều chỉnh tâm trạng và chức năng nhận thức
  • Tham gia điều hòa sự cân bằng nội mô dịch nội bào và ngoại bào
  • Điều chỉnh mức cholesterol, phân phối chất béo trong cơ thể

Ở nữ giới, estrogen có vai trò quan trọng trong sự phát triển cơ thể, sinh sản và tình dục khi bắt đầu đến tuổi dậy thì, mang thai và mãn kinh bên cạnh hormone progesterone cùng với một lượng nhỏ testosterone.

Nguồn gốc của estrogen

Đối với cơ thể nữ giới, estrogen phần lớn được sản xuất ở buồng trứng, nhau thai và tuyến thượng thận, đồng thời các tế bào trong mô mỡ cũng sản sinh ra một phần hormone estrogen.

Estrogen được sản sinh bởi hormone gonadotropin (GnRH) ở vùng dưới đồi của não. GnRH điều hòa giải phóng hormon LH (hormone tạo hoàng thể) và hormone FSH (hormone kích thích nang trứng). Những hormone này được phóng thích thành từng đợt cách nhau từ 1 – 4 giờ. LH và FSH góp phần thúc đẩy phóng noãn và kích thích tiết hormone estrogen từ buồng trứng.

Bên cạnh đó, hormone androgen vốn được tiết ra bởi tuyến thượng thận được xem như là tiền chất thiết yếu của estrogen, dưới tác dụng của enzyme aromatse giúp chuyển hóa androgen thành hormone estrogen.

Có mấy loại estrogen

Estrogen thực ra là tên gọi cho một nhóm các loại nội tiết tố nữ bao gồm cụ thể như sau:

Estrone (E1)

Là một dạng estrogen yếu và duy nhất tìm thấy ở phụ nữ sau mãn kinh. Estrone được tìm thấy hầu hết trong các mô của cơ thể, nhiều nhất vẫn là ở cơ bắp và mỡ. Trong cơ thể luôn có sự chuyển hóa qua lại estrone thành estradiol và ngược lại.

Etradiol (E2)

Là hormone steroide được tiết ra bởi buồng trứng. Đây chính là loại estrogen mạnh nhất và chính vì tác dụng dược lý quá mạnh nên dễ gây ra các vấn đề phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thử và đặc biệt là ung thư nội mạc tử cung.

Estriol (E3)

Là loại hormone estrogen yếu nhất, vốn dĩ là chất chuyển hóa được tạo ra sau khi cơ thể dùng estradiol. Trái ngược với estrone; estriol không thể chuyển hóa qua lại thành estradiol hoặc estrone.

Estrogen có chức năng sinh học gì?

Ở các bé gái, khi bắt đầu đến độ tuổi dậy thì, hormone estrogen sẽ được sản xuất ở buồng trứng. Trong quá trình phát triển cơ thể nữ ở độ tuổi dậy thì, estrogen có vai trò quan trọng trong chức năng điều hòa chu trình kinh nguyệt, hoạt động sinh dục; phát triển các đặc điểm đặc trưng như ngực, mông, tóc, lông,… Cụ thể như sau:

  • Có sự thay đổi các đặc điểm sinh dục thứ cấp.
  • Vú bắt đầu to ra.
  • Lông bắt đầu mọc ở nách, chân và vùng mu.
  • Phát triển chiều cao.
  • Tăng tiết bã nhờn trong da.
  • Tăng tích mỡ ở vùng hông, mông và đùi.
  • Mở rộng xương chậu và vùng hông.
  • Trong chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày.
  • Gây thay đổi tâm trạng và có thể dẫn tới tình trạng dễ cáu kỉnh do nồng độ estrogen rất thấp khi bắt đầu chu kỳ.
  • Dưới tác động của LH và FSH do tuyến yên tiết ra làm tăng estrogen và phát triển nang trong buồng trứng. Nang trứng tiếp tục phát triển sẽ lại tạo nhiều estrogen hơn. Với sự gia tăng estrogen này sẽ kích thích endorphin giúp cải thiện tâm trạng. Đồng thời, estrogen làm dày nội mạc tử cung chuẩn bị làm tổ cho phôi thai nếu trứng được thụ tinh.
  • Trong giai đoạn rụng trứng, estrogen đạt đỉnh điểm khiến nang trứng vỡ ra và giải phóng ra khỏi buồng trứng. Nếu trứng không được thụ tinh thì nồng độ estrogen giảm dần; trứng không được thụ tinh cùng với niêm mạc tử cung bong ra sẽ rời cơ thể thoát ra ngoài và kết thúc chu kỳ.
  • Trong thai kỳ, estrogen tăng cùng với progesterone làm xuất hiện các triệu chứng mang thai như buồn nôn, nôn và đi tiểu nhiều. Ở ba tháng giữa thời kỳ mang thai; estrogen tiếp tục tăng cao kích thích nhau thai tiết hormone Human placental lactogen (HPL) giúp điều chỉnh trao đổi chất của mẹ và thai nhi. Estrogen trở lại mức bình thường sau khi kết thúc quá trình mang thai.
  • Trong hoạt động tình dục, hormone estrogen ảnh hưởng đến ham muốn và hưng phấn tình dục. Nồng độ estrogen cao trong cơ thể thúc đẩy tăng tiết dịch bôi trơn âm đạo và tăng ham muốn tình dục.

Ngoài ra, trong cơ thể nam giới vẫn sản sinh ra hormone estrogen sau khi được chuyển hóa bởi hormone androgen tiết ra ở tuyến thượng thận. Estrogen ở mức cân bằng có tác dụng duy trì ham muốn tình dục và phòng ngừa nguy cơ béo phì cho nam.

Dấu hiệu cơ thể thiếu hụt estrogen

Nồng độ của các hormone sinh dục sẽ dao động trong suốt cuộc đời mỗi người và sẽ giảm dần theo độ tuổi, hormone estrogen cũng vậy. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự suy giảm nồng độ estrogen trong cơ thể, bao gồm: 

  • Tuổi tác cao
  • Chu kỳ kinh nguyệt
  • Quá trình mang thai
  • Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh
  • Căng thẳng, lo âu
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Môi trường sống xung quanh

Sự suy giảm nồng độ estrogen trong cơ thể có thể dẫn tới nhiều sự thay đổi về cảm xúc, sức khỏe, phát triển cơ thể, chức năng sinh dục và sinh sản, có thể kể đến một số dấu hiệu như:

  • Xuất hiện da khô, xuất hiện nếp nhăn, chảy xệ do giảm sản sinh collagen; bên cạnh đó các đốm đồi mồi, tàn nhang, nám, sạm da,…ngày càng nhiều.
  • Giảm tiết dịch nhờn âm đạo gây khô âm đạo, dễ gây viêm nhiễm, cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục, khó đạt khoái cảm.
  • Xuất hiện các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt như: kinh mau, kinh thưa, thiểu kinh, vòng kinh ngắn, lượng kinh ít dần rồi mất hẳn.
  • Thay đổi cảm xúc như dễ cáu gắt, giận dỗi; hay lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh; mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Hay bị chóng mặt, nhức đầu và có cảm giác như say tàu xe,…
  • Xuất hiện cơn bốc hỏa thường xảy ra trong thời kỳ mãn kinh, đồng thời sự giảm tiết serotonin do thiếu hụt estrogen gây ra thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm.
  • Gây vô sinh do estrogen nồng độ thấp ngăn sự rụng trứng dẫn đến việc mang thai khó khăn.
  • Đau nhức xương khớp, loãng xương do bởi estrogen giảm thấp khiến giảm khả năng kết hợp với canxi, vitamin D và các khoáng chất dẫn đến giảm mật độ xương.
  • Mất kiểm soát cân nặng và lượng chất béo mà cơ thể dự trữ dẫn đến tăng cân, đặc biệt ở hông và đùi.
  • Ngoài ra sự suy giảm estrogen còn dễ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tăng nguy cơ huyết khối, gia tăng nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Làm sao để tăng cường estrogen cho cơ thể?

Với sự xuất hiện của tình trạng thiếu hụt estrogen ngày càng nhiều ở nữ giới thì việc bổ sung lượng estrogen bị thiếu hay mất đi ngay khi còn trẻ là điều thực sự cần thiết. Có rất nhiều dưỡng chất cũng như thực phẩm chức năng từ thảo dược hay động vật giúp bổ sung estrogen an toàn và hiệu quả.

Bổ sung dưỡng chất

Bên cạnh thực phẩm, các chị em có thể bổ sung estrogen cho cơ thể bằng vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng, các acid amin,…

Sữa ong chúa

Sữa ong chúa là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng với đa dạng thành phần dưỡng chất như: 20 loại acid amin (glycine; alanine; lysine;…), chất béo, canxi, sắt, đồng với các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9) nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Sữa ong chúa có hoạt tính estrogen. Các triệu chứng trầm cảm, suy giảm trí nhớ ở phụ nữ mãn kinh do thiếu hụt estrogen đã được nghiên cứu cải thiện bằng sữa ong chúa. Kết quả cho thấy hiệu quả với các triệu chứng rối loạn thần kinh.

Một nghiên cứu khác trên nhóm phụ nữ mãn kinh, thấy rằng sử dụng 800mg sữa ong chúa/ ngày trong 12 tuần giúp giảm đau lưng cũng như lo lắng.

estrogen
Sữa ong chúa – nguồn estrogen tự nhiên từ ong mật

Vitamin D

Vitamin D là vitamin quan trọng đối với phụ nữ sau mãn kinh – đối tượng suy giảm estrogen. Trên thế giới, khoảng 70% phụ nữ sau mãn kinh thiếu hụt vitamin D, thậm chí phụ nữ lớn tuổi hơn nguy cơ thiếu vitamin D trầm trọng hơn.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bay (BV ĐH Y Dược TP.HCM Cở sở 3), bổ sung canxi cho các chị em phụ nữ thôi là chưa đủ. Khi cơ thể thiếu hụt nội tiết tố hay estrogen thì việc chuyển canxi vào xương sẽ bị hạn chế dẫn đến tình trạng loãng xương nhanh hơn, làm cho xương giòn, dễ gãy.

Các chuyên gia khuyến cáo, vitamin D dung nạp mỗi ngày ở phụ nữ tiền mãn kinh là khoảng 15 mcg (tương đương khoảng 600 IU); phụ nữ sau mãn kinh là 20 mcg (tương đương khoảng 800 IU).

Vitamin nhóm B

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, sử dụng lượng vitamin B2 và B6 liều cao có thể giảm nguy cơ ung thư vú. Điều này được cho là tác động vitamin B lên quá trình chuyển hóa estrogen. Vitamin B9 giúp cân bằng nội tiết tố. Vitamin B12 giúp duy trì sự trao đổi chất, ngăn ngừa mất trí nhớ và trầm cảm ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh.

Các dược liệu chứa estrogen tự nhiên

Trong tự nhiên, estrogen còn được tìm thấy trong nhiều loại dược liệu với tên gọi là estrogen thảo dược hay phytoestrogen có cấu trúc gần giống với hormone estrogen nội sinh. Khi dùng nếu dư thừa sẽ thải qua hệ bài tiết nên khá an toàn, sử dụng được lâu dài và hạn chế tác dụng phụ so với estrogen tổng hợp.

Chasteberry

Chasteberry thường được kê cho các phụ nữ tiền mãn kinh và  mãn kinh ở phương Tây hàng nghìn năm nay, từ thời Hippocrate (thế kỷ IV TCN). Ở Anh, một báo cáo tổng hợp cho thấy 276 người hành nghề về dược liệu thấy rằng hầu hết 86,3% số người trong họ kê chasteberry để điều trị các chứng mãn kinh.

Chasteberry giúp cân bằng estrogen và progesterone trong cơ thể. Nghiên cứu thấy rằng, dùng 20 mg chiết xuất chasteberry trên ngày trong vòng 1 tháng giúp cải thiện giảm đau đầu, lo lắng, trầm cảm,… ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Cỏ cà ri

Fenugreek hay cỏ cà ri đã được nghiên cứu cho thấy chứa nhiều hoạt chất diosgenin – một sapogenin steroid có tính chất tương tự như estrogen. Do tính chất giống như estrogen nên cỏ cà ri đã được chứng minh có thể giúp tăng ham muốn tình dục và gảm bớt nóng giận trong thời kỳ mãn kinh. 

Cỏ cà ri có một lịch sử lâu dài ở khu vực Địa Trung Hải (Ai Cập, Hy Lạp, Ý,…) được dùng để điều trị các rối loạn nội tiết tố, giúp nở ngực, giảm đau bụng kinh và các rối loạn sinh sản khác. Liều dùng hạt cỏ cà ri cho người trưởng thành từ 5 – 10g/ngày, sử dụng hằng ngày bằng đường uống, đối với chiết xuất hạt cỏ cà ri thì liều dùng từ 0,6 – 1,2g/ngày.

estrogen
Diosgenin trong cỏ cà ri có tác dụng như estrogen

Cỏ linh lăng

Trong mầm cỏ linh lăng có chứa một lượng lớn phytoestrogen được gọi là coumestans, giúp hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Nghiên cứu chỉ ra rằng, coumestans có lợi trong việc giảm nguy cơ loãng xương, quá trình khoáng hóa của xương (phân giải canxi trong xương) và kiểm soát các triệu chứng mãn kinh.

estrogen
Cỏ linh lăng làm giảm tác dụng thuốc tránh thai

Đậu nành

Ở đậu nành có chứa nhiều isoflavonoids, lignan phytoestrogen có cấu trúc hóa học tương tự estrogen. Do đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung estrogen từ sữa và các sản phẩm từ đậu nành có thể giúp phái nữ cân bằng nội tiết hiệu quả:

  • Giảm bớt mệt mỏi, nổi mụn, khó chịu,…
  • Giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn nguy cơ loãng xương
  • Cải thiện chứng kinh nguyệt không đều
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch
estrogen
Người lớn chỉ nên uống ít hơn 500 ml sữa đậu nành/ngày

Đương quy

Theo Những nghiên cứu về Đương quy, một thử nghiệm năm 2012 cho thấy tác động của Đương quy đối với các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Kết quả cho thấy nhóm người phụ nữ ăn ít nhất 3g Đương quy mỗi ngày làm giảm các triệu chứng mãn kinh.

Ngoài ra, Đương quy giúp cân bằng nội tiết tố, giảm tình trạng hội chứng tiền kinh nguyệt và lạc nội mạc tử cung do có tác dụng kích thích sản sinh estrogen.

Hoa anh thảo

Dầu hoa anh thảo (Evening Primrose Oil) là chiết xuất từ hạt cây hoa anh thảo – loại thảo dược ở châu Mỹ. Y học hiện đại chỉ ra, dầu hoa anh thảo chứa nhiều acid Gamma Linolenic giúp duy trì sức khỏe xương, điều chỉnh trao đổi chất và cân bằng nội tiết tố.

Theo tạp chí Menopause năm 2015, có đến hơn 70% phụ nữ mãn kinh từ 50 – 65 tuổi dùng các sản phẩm tự nhiên, trong đó dầu hoa anh thảo được dùng phổ biến nhất.

estrogen
Dầu hoa anh thảo giúp cải thiện nội tiết tố nữ

Hoa bia

Nhiều nghiên cứu thấy rằng, hoạt chất 8-prenylnaringenin trong hoa bia giúp tăng hoạt động estrogen trong cơ thể, khắc phục các triệu chứng hạ đường huyết (thiếu estrogen). Theo một nghiên cứu năm 2010 từ Phần Lan, những phụ nữ mãn kinh dùng chiết xuất hoa bia đã cho thấy giảm các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm.

estrogen
Hoa bia giúp giảm trầm cảm cho phụ nữ mãn kinh

Sắn dây

Sắn dây trong đông y còn có tên gọi khác là Cát căn. Thành phần trong bột sắn dây ngoài tinh bột ra còn chứa các isoflavones (puerarin, daidzein, genistein) có chức năng gần giống với estrogen giúp cải thiện nội tiết tố, đẹp da và giữ vóc dáng cho phụ nữ. Ngoài ra còn giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu ở thời kỳ mãn kinh đối với phụ nữ.

Việt quất

Các loại quả việt quất có chứa các chất chống oxy hóa và anthocyanin giúp tăng cường sản xuất nội tiết tố nữ estrogen. Đặc biệt, hoạt chất anthocyanin trong quả việt quất còn có khả năng giúp thận hoạt động mạnh mẽ và lâu dài, cải thiện trao đổi chất và chức năng sinh sản.

Bên cạnh đó, các anthocyanin nhờ khả năng chống oxy hóa nên giúp giảm sự đứt gãy các liên kết collagen dưới da làm cho giảm nếp nhăn và tăng độ đàn hồi cho da.

estrogen
Các loại việt quất giúp ngừa lão hóa ở phụ nữ mãn kinh

Thói quen sinh hoạt lành mạnh

  • Tập thể dục điều độ không chỉ làm tăng estrogen mà còn giúp làm giảm cortisol (hormone gây căng thẳng), giải phóng serotonin (thúc đẩy ngủ ngon, suy nghĩ lạc quan, tăng trí nhớ,…). Các chị em phụ nữ có thể tập squat, chạy bộ, plank hoặc chơi cầu lông, khiêu vũ,… ít nhất 40 phút/ngày và 5 ngày/tuần để đạt hiệu quả sức khỏe.
  • Tránh những thức ăn nhiều đường như bánh ngọt, kẹo,… hoặc nhiều dầu mỡ như snack, pizza, chiên rán,… vì những thực phẩm này dễ gây tăng cân, tích mỡ đồng thời làm giảm estrogen gây mất cân bằng nội tiết tố. 
  • Để hạn chế tối đa căng thẳng nhằm tránh mất cân bằng hormone, vì thế chị em phụ nữ cần lạc quan như nghe nhạc, đọc sách, làm đẹp, chia sẻ tâm sự với mọi người,… thường xuyên hơn.
  • Hạn chế sử dụng đồ gia dụng bằng nhựa thường vì chứa hóa chất BPA gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra, các chất tẩy rửa cũng như các mỹ phẩm cũng có chứa hóa chất gây suy giảm nội tiết tố nữ – estrogen.
  • Hơn hết, việc sung vitamin E từ viên uống ENAT giúp da chắc khỏe nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Vitamin E bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do, giảm viêm và tăng cường hàng rào bảo vệ da, giúp da trở nên săn chắc, mịn màng và giảm thiểu tình trạng khô ráp. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.

estrogen
Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt bằng yoga

Câu hỏi thường gặp

Cách làm giảm estrogen ở nữ giới

– Trong trường hợp, cường estrogen do các vấn đề bệnh lý cần được thăm khám và chữa trị ở các trung tâm y tế. u003cbru003e- Hạn chế sử dụng các loại thuốc tác động đến hormone như thuốc ngừa thai.u003cbru003e- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: nhiều chất xơ, vitamin từ rau củ quả, trái cây, hạn chế chất béo.u003cbru003e- Thói quen sinh hoạt và luyện tập thể thao hợp lý.

Cách làm giảm estrogen ở nam giới

– Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều diindolymethane (DIM) như bông cải xanh, bắp cải,…;ngoài ra có thể ăn thêm các loại nấm, hạt đồng thời giảm các đồ ăn nhiều dầu mỡ.u003cbru003e- Hạn chế rượu bia, chất kích thích.u003cbru003e- Giảm bớt căng thẳng.u003cbru003e- Tập thể dục thường xuyên.

Làm sao để tăng estrogen?

Có nhiều cách để tăng estrogen an toàn mà hiệu quả:u003cbru003e- Bổ sung estrogen tự nhiên qua chế độ ăn uống: đậu nành, các loại dâu, hạt vừng, hạt bí,…u003cbru003e- Hạn chế căng thẳng, ngủ đủ và sâu giấc.u003cbru003e- Hạn chế sử dụng các loại chất nhưa trong đồ gia dụng, tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa,…u003cbru003e- Bổ sung các thực phẩm bổ sung giàu estrogen: sữa ong chúa, dầu hoa anh thảo, chiết xuất sắn dây,…u003cbru003e- Tập thể dục điều độ như yoga,…

Làm sao để biết thừa hay thiếu estrogen?

Có thể thực hiện một số phương pháp xét nghiệm estrogen:u003cbru003e- Xét nghiệm estrogen toàn phầnu003cbru003e- Xét nghiệm estradiolu003cbru003e- Xét nghiệm estronu003cbru003e

Tại sao estrogen tăng cao?

Estrogen tăng cao có thể do di truyền trong gia đình, các vấn đề về sức khỏe như béo phì, dùng thuốc tránh thai, khối u buồng trứng, bệnh gan,…

Estrogen thấp phải làm sao?

Có thể tăng cường estrogen trong trường hợp estrogen thấp bằng chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể dục thể thao hợp lí; thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Ăn gì để giảm estrogen?

Ăn đầy đủ các loại hạt, ngũ cốc, rau quả giàu chất xơ; các prebiotic, probiotic tốt cho đường ruột giúp hạn chế dung nạp chất béo xấu gây tăng estrogen.

Ăn gì để có estrogen?

Chế độ ăn giàu các phytoestrogen giúp bổ sung estrongen tự nhiên cho cơ thể như mầm đậu nành, đậu phụ, bột sắn dây, trái cây họ việt quất,…. Đồng thời, các vitamin B;D có trong sữa, các loại thịt động vât, hải sản cũng giúp cơ thể bổ sung thêm estrogen.

Xét nghiệm estrogen ở đâu?

Có thể xét nghiệm estrogen ở các phòng khám, bệnh viện, trung tâm y tế uy tín chuyên về xét nghiệm nội tiết như bệnh viện FV; phòng khám đa khoa Medic; phòng khám Melatec Hồ Chí Minh; bệnh viện quốc tế City; Trung tâm xét nghiệm Diag.

Như vậy, thông qua bài viết này, hi vọng các chị em phụ nữ sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về hormone estrogen cũng như những dấu hiệu cảnh báo và liệu pháp giúp cải thiện estrogen cho chính cơ thể thân yêu của mình. Nếu bạn hoặc người thân có các dấu hiệu trên hay cần được tư vấn, thăm khám; xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

Contact Me on Zalo