Đa số phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai vào cơ thể sẽ giữ nguyên vị trí ban đầu. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bị lệch vòng tránh thai dẫn đến có thai ngoài ý muốn. Chị em nếu sử dụng biện pháp ngừa thai bằng vòng tránh thai cần nắm được các dấu hiệu bị lệch vòng tránh thai và cách để kiểm tra. Nếu biến chứng này không may xảy ra, bạn sẽ cần lấy tháo bỏ vòng tránh thai. Mời bạn cùng Doctor có sẵn tìm hiểu chủ đề này nhé!
Tóm tắt nội dung
- 1 Vòng tránh thai là gì?
- 2 Nguyên nhân gây lệch vòng tránh thai
- 3 Cách kiểm tra vòng tránh thai bị lệch
- 4 Dấu hiệu nhận nhận biết vòng tránh thai bị lệch
- 4.1 Cảm nhận sự khác lạ của sợi dây của vòng tránh thai.
- 4.2 Khi quan hệ tính dục, đối tác cảm thấy phần cứng của vòng tránh thai
- 4.3 Cảm thấy đau khi quan hệ tính dục
- 4.4 Đau bụng và kéo dài
- 4.5 Chảy máu giữa kỳ kinh hay chảy máu âm đạo nhiều và bất thường
- 4.6 Dịch tiết âm đạo bất thường
- 4.7 Nghi ngờ bản thân có thai
- 5 Cần làm gì khi bạn nghĩ vòng tránh thai của mình bị lệch?
- 6 Sẽ ra sao nếu bị lệch vòng tránh thai?
- 7 Tạm kết
- 8 Câu hỏi thường gặp
Vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai (tên tiếng Anh là Intrauterine Device – IUD) là một dụng cụ nhỏ thường có hình chữ T được đưa vào tử cung của người phụ nữ với tác dụng tránh thai tạm thời. Hiện nay có 2 loại vòng phổ biến và được sử dụng rộng rãi là:
- Vòng tránh thai tiết đồng: Paragard, Multiload.
- Vòng tránh thai tiết hormon: Mirena, Kyleena, Liletta, và Skyla.
Thời gian sử dụng mỗi loại vòng tránh thai có sự khác nhau:
- Vòng tránh thai tiết đồng: thường có tác dụng trong 5 – 10 năm;
- Vòng tránh thai tiết hormon: có tác dụng trong khoảng 3 – 5 năm.
Cả hai loại vòng tránh thai này ngăn không cho tinh trùng tiếp cận và thụ tinh với trứng. Nhưng cơ chế hoạt động của 2 sản phẩm có sự khác nhau:
Vòng tránh thai tiết đồng:
- Sử dụng một hoạt chất đơn – đồng – thay vì hormon. Sự hiện diện của Ion đồng còn làm thay đổi sinh hoá ở chất nhầy cổ tử cung, khiến chất nhầy đặc lại từ đó ảnh hưởng đến sự di động, hoạt hoá và giảm khả năng sống sót của tinh trùng.
- Hiệu quả tránh thai đạt được nhờ sự phóng thích liên tục của đồng vào trong buồng tử cung, từ đó làm quá trình viêm tăng lên và có thể gây ra những cơn co tử cung ngăn chặn sự làm tổ của trứng.
Vòng tránh thai tiết hormon:
- Nội tiết Progesterone giúp ngăn chặn hoạt động chu kỳ của nội mạc tử cung do nồng độ progesterone cao so với estrogen, không tạo điều kiện thuận lợi cho trứng thụ tinh để có thể làm tổ và phát triển.
- Ngăn bạn rụng trứng và phóng noãn.
Nếu bạn không muốn tiếp tục sử dụng vòng tránh thai hoặc muốn mang thai, bạn có thể tháo bỏ vòng tránh thai tại phòng khám chuyên khoa phụ sản.
Ưu điểm của việc đặt vòng vòng tránh thai thì đây là phương pháp tránh thai phổ biến, phù hợp cho hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Giá thành rẻ, thủ thuật thực hiện đơn giản không xâm lấn, không ảnh hưởng tới cơ chế đông máu, huyết áp hay chuyển hóa của cơ thể người.
Bên cạnh những ưu điểm như vậy thì nhược điểm của vòng tránh thai là phương pháp này không có khả năng phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Đặc biệt có thể bị rong kinh trong vài chu kỳ đầu sau khi đặt vòng, hay có cảm giác không thoải mái, đau nhẹ ở bụng dưới.
Nguyên nhân gây lệch vòng tránh thai
Mặc dù hiếm khi vòng tránh thai bị lệch nhưng trường hợp này vẫn có thể xảy ra và thời điểm thường gặp là vài tháng đầu sau khi đặt vòng. Vòng tránh thai dễ bị lệch nếu:
- Có những cơn co thắt tử cung mạnh trong chu kỳ của mình;
- Có buồng tử cung nhỏ;
- Tử cung ngả sau;
- Vòng tránh thai được đặt bởi một bác sĩ thiếu kinh nghiệm.
Vòng tránh thai cũng dễ di lệch hơn nếu:
- Thanh thiếu niên, phụ nữ trẻ dưới 20 tuổi;
- Phụ nữ vừa phá thai bằng thuốc;
- Phụ nữ đặt vòng tránh thai ngay sau khi sinh thường.
Cách kiểm tra vòng tránh thai bị lệch
Vòng tránh thai có hai sợi dây treo thòng một đoạn trong lòng âm đạo, nếu dùng tay bạn có thể dễ dàng cảm nhận hai sợi dây này.
Để bảo đảm vòng tránh thai không di lệch, nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên kiểm tra hai sợi dây này mỗi tháng sau khi hết kỳ kinh. Điều này là do vòng tránh thai dễ lệch hơn trong lúc hành kinh.
Các bước kiểm tra vòng tránh thai có đúng chỗ không:
- Rửa tay với xà phòng
- Ngồi hoặc đứng khuỵu gối để dễ dàng tiếp cận âm đạo
- Đưa một ngón tay vào lòng âm đạo đến khi cảm nhận được cổ tử cung
- Cảm nhận các đầu sợi dây đi qua lỗ cổ tử cung
- Không được kéo giật sợi dây
Nếu cảm nhận được sợi dây, đặc biệt là nếu vị trí và độ dài không thay đổi hằng tháng, khả năng cao là vòng tránh thai vẫn ở nguyên vị trí đúng. Nếu cảm nhận về sợi dây khác với với cảm giác của lần kiểm tra trước: ngắn hơn, dài hơn hoặc không tìm thấy, khả năng là dụng cụ này đã bị di lệch.
Tuy nhiên, không cảm nhận được sợi dây không có nghĩa là vòng tránh thai chắc chắn đã di lệch. Có khả năng sợi dây chỉ bị cuộn lại bên trong cổ tử cung. Trường hợp này bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám
Dấu hiệu nhận nhận biết vòng tránh thai bị lệch
Nếu vòng tránh thai chỉ di chuyển nhẹ, bạn có thể không thấy biểu hiện gì. Tuy nhiên nếu mức độ nhiều hơn, bạn có thể bắt gặp những dấu hiệu vòng tránh thai bị lệch sau:
Cảm nhận sự khác lạ của sợi dây của vòng tránh thai.
- Không cảm thấy sợi dây: sợi dây có thể tụt vào sâu trong tử cung
- Sợi dây dài hay ngắn hơn bình thường: vị trí vòng tránh thai có sự thay đổi
- Cảm nhận nhất phần nhựa cứng của vòng tránh thai: có thể khẳng định là vòng tránh thai đã bị lệch
Khi quan hệ tính dục, đối tác cảm thấy phần cứng của vòng tránh thai
Nếu trong quan hệ tình dục, mà đối tác cảm thấy phần cứng của vòng tránh thai, có thể nó đã thay đổi vị trí so với lúc ban đầu. Điều này có thể xảy ra trong lúc quan hệ nếu quan hệ hệ quá mạnh hoặc đã bị lệch từ trước.
Cảm thấy đau khi quan hệ tính dục
Điều này khác với cảm giác không thoải mái. Có thể vòng tránh thai đã bị lệch vào vị trí không mong muốn hoặc có nguy cơ tổn thương cơ quan sinh dục.
Đau bụng và kéo dài
Sau khi đặt vòng tránh thai vài ngày, bạn có thể cảm thấy hơi đau bụng dưới do chưa quen, cảm thấy thấy có phần hơi khó chịu. Tuy nhiên nếu cơn đau nghiêm trọng hơn, kéo dài thời gian dài khoảng 3 đến 6 tháng, khả năng cao là bị lệch vòng tránh thai. Khi đó bạn cần được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ kịp thời.
Chảy máu giữa kỳ kinh hay chảy máu âm đạo nhiều và bất thường
Chảy máu là hiện tượng thường thấy khi đặt vòng tránh thai, nhưng chỉ với một lượng nhỏ. Nếu lượng máu chảy ra nhiều hoặc chảy máu vào giữa kỳ kinh, có thể vòng tránh thai đã bị lệch.
Dịch tiết âm đạo bất thường
Dịch tiết âm đạo về kết cấu, màu sắc hay có mùi có sự bất thường. Đây cũng là một trong các dấu hiệu nhận biết vòng tránh thai bị lệch.
Nghi ngờ bản thân có thai
Nếu trong thời gian đặt vòng tránh thai mà bạn nghi ngờ bản thân có thai thì việc thực hiện xét nghiệm thai là điều cần thiết. Nếu không có thai, bạn cần siêu âm hay chụp X – quang để có thể chắc chắn rằng vòng tránh thai không bị lệch.
Dù hiệu quả của vòng tránh thai khá cao, nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ những phụ nữ đặt vòng có thể mang thai mà nguyên nhân có thể đến từ lệch vòng tránh thai.
Trường hợp không tìm thấy sợi dây, bạn hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám. Đồng thời, xét nghiệm có thai là cần thiết. Mang thai khi còn vòng tránh thai trong buồng tử cung mang lại nhiều nguy cơ cho thai và mẹ.
Đặc biệt, việc mang thai trong thời gian đặt vòng tránh thai sẽ làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này rất nguy hiểm, do đó nếu thấy đau nhói ở lưng và xương chậu, đồng thời cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ủ rũ hoặc chán nản, hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức.
Cần làm gì khi bạn nghĩ vòng tránh thai của mình bị lệch?
Nếu bạn nghĩ mình có những dấu hiệu bị lệch vòng tránh thai, đừng cố gắng tự mình đặt vòng đúng vị trí. Thay vào đó, hãy hẹn bác sĩ phụ khoa của bạn để hỏi về các nghi ngờ của bạn về những dấu hiệu vòng tránh thai bị lệch mà bạn gặp và được thăm khám kịp thời.
Bác sĩ sẽ thăm khám và đề nghị các cận lâm sàng để xem xét vòng tránh thai của bạn có thật sự di chuyển chưa. Nếu đã bị lệch vòng tránh thai, bác sĩ sẽ loại bỏ và thay thế nó.
Nếu bạn dự định quan hệ trước khi đến gặp bác sĩ, hãy sử dụng thêm một biện pháp tránh thai khác để đảm bảo hơn. Nếu cần, bạn cũng có thể sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp. Đặc biệt nếu bạn bị đau, tốt nhất nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bạn gặp bác sĩ.
Sẽ ra sao nếu bị lệch vòng tránh thai?
Để xác định vòng tránh thai bị lệch, bác sĩ đầu tiên sẽ sử dụng một cái bàn chải nhỏ để tìm các sợi dây của vòng bên trong cổ tử cung. Nếu họ tìm thấy sợi dây, có khả năng bạn không bị lệch vòng tránh thai.
Nếu bác sĩ không thể tìm thấy sợi dây, xét nghiệm có thai là cần thiết. Mang thai khi còn vòng tránh thai trong buồng tử cung mang lại nhiều nguy cơ cho thai và mẹ.
Đặc biệt, việc mang thai trong thời gian đặt vòng tránh thai sẽ làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này rất nguy hiểm, do đó nếu thấy đau nhói ở lưng và xương chậu, đồng thời cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ủ rũ hoặc chán nản, hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức.
Tiếp đến, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để khảo sát vòng tránh thai bên trong lòng tử cung. Nếu vòng tránh thai vẫn còn trong tử cung, bác sĩ và chính bạn sẽ cùng nhau quyết định nên tháo bỏ và thay thế hay để nguyên vòng tránh thai. Điều này phụ thuộc vào:
- Các triệu chứng, mức độ tổn thương khi bị lệch vòng tránh thai;
- Vị trí chính xác của vòng tránh thai
Nếu vòng tránh thai không thể phát hiện bằng siêu âm, bác sĩ sẽ đề nghị thêm X-quang vùng bụng và chậu. Nếu bác sĩ tìm thấy vòng tránh thai, bác sĩ có thể loại bỏ nó bằng phương pháp nội soi ổ bụng.
Nếu bác sĩ không tìm được vòng tránh thai thông qua X-quang, bác sĩ có thể kết luận rằng vòng tránh thai đã bị tuột hoàn toàn khỏi tử cung. Nếu vòng tránh thai bị tuột, bạn và bác sĩ cần trao đổi về các biện pháp ngừa thai khác.
Bác sĩ cũng có thể thăm khám thấy vòng tránh thai của bạn trong ống cổ tử cung trước khi thực hiện siêu âm hay X-quang. Nếu trường hợp này xảy ra, điều này có nghĩa là vòng tránh thai bị tuột một phần và cần được loại bỏ. Nếu bạn muốn, vòng tránh thai có thể được tháo bỏ ngay lập tức.
Tạm kết
Vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai rất an toàn và hiệu quả. Tuy hiếm, nhưng vòng tránh thai có thể di lệch, làm tăng khả năng thụ thai hay nguy cơ tổn thương cơ quan sinh dục.
Lệch vòng tránh thai thường gặp nhất là trong vài tháng đầu sau khi được đặt. Nó cũng dễ xảy ra hơn nếu bạn bị có những cơ co thắt tử cung mạnh trong chu kỳ kinh nguyệt của mình, nếu bạn có tử cung ngả sau, hoặc có buồng tử cung nhỏ.
Nếu bạn nghĩ vòng tránh thai của mình bị lệch, hãy tham vấn bác sĩ của mình. Đừng bao giờ cố gắng tự mình đặt lại vòng tránh thai.
Câu hỏi thường gặp
Lệch vòng tránh thai có bị đau lưng không?
Nếu bạn thấy đau lưng hoặc đi kèm với đau vùng xương chậu, thêm cảm giác mệt mỏi thì đâu cũng là dấu hiệu nhận biết vòng tránh thai bị lệch và có khả năng thụ thai. Lúc này bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.u003cbru003e
Lệch vòng tránh thai có đau bụng không?
Đau bụng là dấu hiệu vòng tránh thai bị lệch, đây là biểu hiện điển hình, đặc biệt là đau ở phần bụng dưới.u003cbru003e
Lệch vòng tránh thai có nguy hiểm không?
Lệch vòng tránh thai không quá nguy hiểm, nhưng điều này sẽ làm gia tăng tỷ lệ thụ thai hoặc có thể làm tổn thương đến tử cung của người đặt. Nên nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nhận biết vòng tránh thai bị lệch hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa của mình để được thăm khám.u003cbru003e
Quan hệ có làm lệch vòng tránh thai không?
Mặc dù ít có khả năng bị lệch vòng tránh thai khi quan hệ, nhưng nếu quan hệ quá mạnh khi đặt vòng tránh thai có thể mang đến nhiều tác hại nhất định. Đặt biệt là làm ảnh hưởng đến hiệu quả ngừa thai.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
- Erica Hersh. How to Tell If Your IUD Has Moved. Healthline. Apr 7, 2023. (Accessed on June 7th 2023)