Ngộ độc vitamin A có nguy hiểm không? Xử lý như thế nào?

Vitamin A là chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, tuy nhiên nếu cung cấp quá dư thừa có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc vitamin A. Vậy bổ sung vitamin với liều lượng bao nhiêu là đủ? Dấu hiệu nào nhận biết ngộ độc vitamin A? Ngộ độc vitamin A có nguy hiểm không? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây từ Doctor có sẵn.

Tổng quan về vitamin A

Vitamin A (retinol) là một vitamin tan trong dầu và là chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, tuy nhiên cơ thể không tự tổng hợp được mà cần phải bổ sung từ thực phẩm bên ngoài như trái cây, rau xanh, thịt, trứng, sữa,… Vitamin A đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mắt, làm cho da và tóc khỏe mạnh, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. 

Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin A cần thiết, có thể gặp các triệu chứng như quáng gà, da quanh vùng mắt khô và có vảy, tóc khô, nhiễm trùng đường hô hấp,… Sự thiếu hụt vitamin A thường xảy ra phổ biến hơn ở một số quốc gia thiếu lương thực, nhiễm trùng đường tiêu hóa thường xuyên do nguồn nước ô nhiễm, điều kiện chăm sóc y tế không đủ và tỷ lệ cao bệnh sởi gây mất vitamin A qua nước tiểu.

Mặc dù vitamin A có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như vậy, nhưng nếu bổ sung quá mức có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc vitamin A vô vùng nguy hiểm. Hỏi ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin:

Tìm hiểu chung về ngộ độc vitamin A

Ngộ độc vitamin A có thể xảy ra ở dạng vitamin A dùng ngoài hoặc uống, và mỗi loại đều có những tác dụng phụ riêng. Ngộ độc vitamin A qua đường uống có thể là tình trạng cấp tính hoặc mãn tính. Trong đó, ngộ độc vitamin A cấp tính thường xảy ra do uống một lượng lớn vitamin A trong khoảng thời gian ngắn, còn ngộ độc mãn tính xảy ra khi cơ thể hấp thu quá mức vitamin A trong một thời gian dài. 

Trường hợp ngộ độc khi dùng vitamin A tại chỗ thường có biểu hiện là kích ứng da, nổi ban đỏ và bong tróc da. Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của retinoid toàn thân là gây quái thai. Riêng ở Hoa Kỳ, mỗi năm có hơn 60.000 trường hợp ngộ độc vitamin được báo cáo. Không giống như các vitamin tan trong nước, các vitamin tan trong dầu có xu hướng tích tụ trong cơ thể.

Dịch tễ học

Các trường hợp ngộ độc vitamin A được báo cáo là khá hiếm, với ít hơn 10 trường hợp mỗi năm từ năm 1976 đến năm 1987. Trong đó, kích ứng da là tác dụng phụ phổ biến nhất khi dùng vitamin A tại chỗ. Khả năng gây quái thai là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của vitamin A đường uống, ảnh hưởng đến 1 trong 57 phụ nữ mang thai khi dùng hơn 10.000 IU vitamin A mỗi ngày.

Quá liều vitamin A

Liều lượng vitamin A hằng ngày được khuyến cáo theo độ tuổi:

  • Từ 1 – 3 tuổi: 1000 IU/ngày
  • Từ 4 – 8 tuổi: 1300 IU/ngày
  • Từ 9 – 13 tuổi: 2000 IU/ngày
  • Nam giới từ 14 tuổi trở lên: 3000 IU/ngày
  • Nữ giới từ 14 trở lên: 2300 IU/ngày

Giới hạn liều vitamin A bổ sung an toàn hằng ngày:

  • Dưới 3 tuổi: Tối đa 2000 IU/ngày
  • Từ 4 – 8 tuổi: Tối đa 3000 IU/ngày
  • Từ 9 – 13 tuổi: Tối đa 6000 IU/ngày
  • Từ 14 tới 18 tuổi: Tối đa 9000 IU/ngày
  • Từ 19 tuổi trở lên: Tối đa 10000 IU/ngày

Tuy nhiên, lượng vitamin A có thể tăng lên trong một số trường hợp như điều trị bệnh về mắt, da,… Ví dụ liều vitamin A điều trị thoái hóa võng mạc là 15.000 IU/ngày, tối đa có thể lên đến 25.000 IU/ngày.

Nguyên nhân gây ngộ độc vitamin A

Ngộ độc vitamin A có thể xảy ra khi sử dụng tại chỗ hoặc qua đường uống. Trong đó, cung cấp vitamin A qua đường uống có 2 dạng: Vitamin A thành hình và tiền chất vitamin A.

Vitamin A thành hình là dạng hoạt động của vitamin A và cơ thể sử dụng ngay mà không cần biến đổi, được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, gan, trứng, thịt, ngũ cốc,… Tiền chất vitamin A là chất cần được cơ thể chuyển hóa thành dạng hoạt động của vitamin A, do đó thường ít gây độc hơn. Dạng này được tìm thấy nhiều trong các loại thực vật như rau xanh, khoai lang, cà rốt,…

Một nghiên cứu về khả năng quái thai khi dùng vitamin A liều cao cho thấy, ở phụ nữ mang thai dùng hơn 10.000 IU vitamin A mỗi ngày, ước tính có 1 trong 57 trẻ sinh ra bị khuyết tật bẩm sinh thứ phát.

Triệu chứng ngộ độc vitamin A

Có 2 loại ngộ độc vitamin A: Cấp tính và mãn tính. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của mỗi loại:

Triệu chứng cấp tính

Ngộ độc vitamin A cấp tính xảy ra khi một người (thường là trẻ em) vô tình nuốt phải lượng lớn vitamin A. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau đầu
  • Phát ban và có thể khiến da bị bong tróc
  • Buồn ngủ
  • Cáu gắt
  • Đau dạ dày, buồn nôn và nôn

Trong trường hợp ngộ độc vitamin A cấp tính, các triệu chứng sẽ thuyên giảm theo thời gian. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc đối tượng là trẻ bị ngộ độc vitamin A, bạn cần đi cấp cứu ngay để bác sĩ tư vấn hướng xử lý thích hợp.

Triệu chứng mãn tính

Ngộ độc vitamin A mãn tính xảy ra khi dùng quá liều vitamin A (10.000 IU trở lên) mỗi ngày trong thời gian dài. Các triệu chứng thường khó phân biệt hơn, thường bao gồm:

  • Nhức đầu dữ dội, tăng áp lực nội sọ
  • Các vấn đề về tóc như tóc thưa, khô, rụng lông mày
  • Các vấn đề về da như da khô, thô ráp, ngứa, nứt nẻ môi
  • Dễ bị gãy xương
  • Gan to, lách to
  • Trẻ em có thể chán ăn, đau khớp, xương phát triển quá mức

Sau khi ngừng bổ sung vitamin A, các triệu chứng ngộ độc vitamin A mãn tính thường cải thiện dần sau ​​​​1 – 4 tuần. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, dùng quá liều vitamin A có thể  gây quái thai, dị tật thai nhi và không thể phục hồi được. Do đó, các mẹ bầu cần chú ý liều lượng vitamin A an toàn để tránh gây ảnh hưởng đáng tiếc cho thai nhi.

Triệu chứng chuyển xấu, bạn nên chủ động khám ngay để phòng trường hợp xấu nhất có khả năng xảy ra:

Chẩn đoán ngộ độc vitamin A

Chẩn đoán ngộ độc vitamin A cần dựa trên đánh giá lâm sàng. Chẩn đoán phân biệt ngộ độc vitamin A với các rối loạn khác có thể khó khăn:

  • Viêm da tróc vảy
  • Tăng canxi huyết
  • Cường cận giáp
  • Đau nửa đầu
  • Hội chứng Munchausen
  • Viêm dạ dày – ruột
  • Hội chứng sau chấn động

Mặc dù nồng độ vitamin trong máu tương quan kém với độc tính, tuy nhiên, nếu chẩn đoán lâm sàng không tương thích, việc xét nghiệm máu có thể giúp ích. Khi bị ngộ độc vitamin A, nồng độ retinol trong huyết thanh lúc đói có thể tăng từ bình thường (28 – 86 mcg/dL) đến > 100 mcg/dL, đôi khi có thể lên đến > 2000 mcg/dL và kèm theo tăng canxi huyết.

Tiên lượng

Hầu hết bệnh nhân ngừng dùng vitamin A, các triệu chứng sẽ dần dần thuyên giảm và hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu tiếp tục bổ sung vitamin A sẽ gây những tác động bất lợi lên dây thần kinh và não, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.

Điều trị khi bị ngộ độc vitamin A

Phương pháp điều trị ngộ độc vitamin A trước tiên là cần ngưng dùng vitamin A. Nếu xảy ra các tác động trên da, mắt, gan, thận,… sẽ phải điều trị các biến chứng này, ví dụ:

  • Kích ứng da do vitamin A bôi tại chỗ: Giảm lượng bôi, giảm tần suất và tăng cường sử dụng chất làm mềm dịu da.
  • Đối với tình trạng khô mắt: Sử dụng nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ mắt chứa methylcellulose.
  • Bệnh giả u não giả: Ngừng dùng vitamin A và điều trị bằng acetazolamide để giảm áp lực nội sọ.
  • Các trường hợp cấp tính: Có thể phải nhập viện và theo dõi chặt chẽ. Đối với hạ huyết áp cần được kiểm soát bằng cách truyền dịch, tăng canxi máu có thể cần dùng calcitonin và/hoặc corticosteroid.

Khả năng phục hồi sau ngộ độc vitamin A phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và thời điểm điều trị. Hầu hết đều phục hồi hoàn toàn sau khi ngừng sử dụng vitamin A. Tuy nhiên, các trường hợp phát sinh biến chứng như tổn thương thận, gan thì khả năng và thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương.

Vì vậy, nếu phát hiện các triệu chứng ngộ độc vitamin A, bạn cần đi thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời, đúng cách:

Điều trị ngộ độc vitamin A ở đâu?

Một số địa chỉ điều trị ngộ độc vitamin A:

Phòng khám Liên kết Docosan Đa Khoa 

Phòng khám Liên kết Docosan là tập hợp các phòng khám đa khoa, chuyên khoa đã được kiểm tra và đánh giá năng lực với chi phí được chuẩn hóa bởi Docosan để đảm bảo chất lượng y khoa tốt nhất cho khách hàng.

Bệnh viện Quốc tế City (CIH)

Bệnh viện Quốc tế City là bệnh viện đa khoa cao cấp đầu tiên thuộc Khu Y tế kỹ thuật cao, Bệnh viện Quốc tế City cam kết cung cấp các dịch vụ y tế mang đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam và đảm bảo bệnh nhân được chăm sóc chu đáo khi điều trị tại bệnh viện.

Phòng khám Vigor Health 

Phòng khám Vigor Health với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Phòng khám cung cấp cơ sở vật chất hoàn toàn tự động dựa trên hệ thống Hitachi, được nằm trong TOP 6 phòng khám đạt chuẩn chất lượng kiểm tra năm 2019.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare

Victoria Healthcare là hệ thống phòng khám chăm sóc sức khỏe cao cấp, thành lập từ năm 2005. Victoria Healthcare có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và được đào tạo liên tục tại Mỹ, Úc, Nhật Bản với cơ sở được trang bị thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.

FMP Group 

Family Medical Practice là mạng lưới phòng khám tư nhân quốc tế thành lập từ năm 1997 tại Việt Nam, với đội ngũ y bác sĩ đa quốc gia và trang thiết bị y tế hiện đại, cung cấp dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn quốc tế trên toàn Việt Nam.


Câu hỏi thường gặp 

Phải làm gì nếu uống quá nhiều vitamin A?

Nếu bạn nghi ngờ mình đã uống quá nhiều vitamin A, hãy ngưng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi vì việc bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây ngộ độc vitamin A, với triệu chứng như buồn nôn, buồn ngủ kích ứng da và thậm chí có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe.

Triệu chứng ngộ độc vitamin A ở trẻ em

Triệu chứng ngộ độc vitamin A ở trẻ em có thể bao gồm kém ăn, buồn ngủ, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, tăng áp lực nội sọ và thậm chí gây tổn thương gan, thận. Do đó, các phụ huynh cần chú ý liều lượng bổ sung vitamin A hằng ngày cho trẻ theo khuyến cáo để tình trạng không mong muốn xảy ra.

Liều lượng dùng vitamin A để không bị ngộ độc?

Liều lượng vitamin A an toàn phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Ví dụ, nhu cầu hàng ngày cho người trưởng thành là khoảng 3000 IU cho nam và 2300 IU cho nữ. Tuy nhiên, lưu ý rằng liều lượng an toàn có thể thay đổi theo tình trạng của từng người, vì vậy luôn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Trẻ bị ngộ độc vitamin A xử lý như thế nào?

Nếu trẻ bị ngộ độc vitamin A, điều quan trọng nhất là đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ ngộ độc và triệu chứng cụ thể. Bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra chức năng gan, thận và các triệu chứng khác để đảm bảo điều trị an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Thiếu vitamin A gây bệnh gì?

Thiếu hụt vitamin A có thể gây ảnh hưởng đến thị giác, suy giảm khả năng miễn dịch, trẻ chậm lớn, viêm da, ngứa da, khô da, mụn trứng cá, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó, để tránh cơ thể thiếu hụt vitamin A, nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A vào chế độ ăn như: chế phẩm từ sữa. gan, trứng, thịt, các loại rau, củ, quả có màu vàng, đỏ đậm hoặc có thể dùng thêm viên uống vitamin A theo chỉ định của bác sĩ.

Thừa vitamin A gây bệnh gì?

Lượng vitamin A dư thừa tích trữ trong cơ thể kéo dài có thể gặp phải tình trạng đau đầu, buồn nôn, phát ban đỏ, da bong vảy, môi khô và nứt, rụng tóc, tăng calci máu, tăng lipid máu, viêm niêm mạc miệng, đau các xương,…


Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết về tình trạng ngộ độc vitamin A và cung cấp được những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn.

Contact Me on Zalo