Tìm hiểu các vị trí đau lưng nguy hiểm cần lưu ý để tránh biến chứng

Đau lưng được cho là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khuyết tật trên toàn thế giới. Đau lưng dưới bất kỳ hình thức nào đều có thể là dấu hiệu cảnh báo về tổn thương khác cần được chẩn đoán kịp thời. Vậy đau lưng là gìcác vị trí đau lưng nguy hiểm, dự báo những tình trạng sức khỏe nào của người bệnh, hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Tóm tắt nội dung

1. Đau lưng là gì?

Đau lưng là tình trạng cơn đau xảy ra ở bất kỳ vị trí nào ở vùng lưng dọc theo cột sống hoặc các cơ liền kể. Cơn đau lưng có thể thay đổi đáng kể về cường độ và tần suất và có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào.

Các vị trí đau lưng có biểu hiện ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Nếu cơn đau cấp tính, các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và tạm thời. Trong trường hợp các vị trí đau lưng mãn tính, cơn đau tái phát thường xuyên, theo thời gian, đôi khi không thể đoán trước được và có thể gây khó khăn cho các hoạt động hàng ngày

Đau lưng phổ biến ở người trưởng thành. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 23% người trưởng thành trên thế giới bị đau thắt lưng mãn tính. Nhóm dân số này cũng cho thấy tỷ lệ tái phát sau một năm là 24% đến 80% và tỉ lệ mắc đau lưng suốt đời cao tới 84% ở người trưởng thành.

Tình trạng đau kéo dài liên tục và xuất hiện các vị trí đau lưng khác nhau, bạn nên chủ động thăm khám từ sớm:

2. Các vị trí đau lưng thường gặp

Các vị trí đau lưng có thể được chia thành 3 khu vực chính tương ứng với các phần của cột sống bao gồm: vùng cổ (đốt sống cổ), vùng ngực (đốt sống lưng trên và giữa) và vùng thắt lưng (đốt sống lưng dưới).

  • Các vị trí đau lưng ở vùng cổ khá phổ biến, biểu hiện bởi cảm giác đau tại trục cổ (tại chỗ) hoặc có thể lan sang các khu vực khác như vai hay cánh tay. Tình trạng đau ở vùng cổ có thể cấp tính hoặc mãn tính và hầu hết các nguyên nhân gây đau thường không nghiêm trọng.
  • Các vị trí đau lưng ở vùng đốt sống lưng trên và giữa có thể biểu hiện từ dưới phần xương sườn lên đến gáy. Nó không phổ biến như đau thắt lưng hoặc đau cổ vì các đốt sống không uốn cong hoặc di chuyển nhiều. Tuy nhiên, đau lưng giữa và trên vẫn có thể gây cảm giác từ đau nhức, cứng khớp đến cảm giác đau nhói hoặc nóng rát và các vị trí đau lưng này thường có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó có liên quan.
  • Các vị trí đau lưng ở vùng đốt sống lưng dưới thường phổ biến hơn và thường có xu hướng liên quan đến các cơ ở lưng dưới nhưng cũng có thể liên quan đến hệ thần kinh và xương. Các nguyên nhân rất khác nhau, chủ yếu là do tác động cơ học bao gồm chấn thương hoặc thoái hóa. Đau âm ỉ hoặc đau nhói đều có thể xảy ra phổ biến khi bị đau lưng dưới.

Như vậy, không cần quan tâm rằng các vị trí đau lưng nguy hiểm hay không, bạn phải tập trung chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế gây ra bất kỳ hậu quả nghiêm trọng nào đối với sức khỏe:

3. Nguyên nhân gây đau lưng

Các vị trí đau lưng có nguyên nhân khá đa dạng, chủ yếu được chia thành 5 nhóm chính:

  • Cơ học: Phổ biến nhất do chấn thương ở cột sống, đĩa đệm hoặc mô mềm gần cột sống ví dụ như gãy xương do trượt đốt sống, căng cơ, thoát vị đĩa đệm,… Ngoài ra, sự xuất hiện của các vị trí đau lưng khi mang thai cũng là một nguyên nhân cơ học.
  • Thoái hóa: Các vị trí đau lưng do thoái hóa cột sống bao gồm thoái hóa các khớp nhỏ, khớp cùng chậu, hẹp ống sống, thoái hóa đĩa đệm hoặc loãng xương.
  • Viêm: Do bệnh lý viêm ở cột sống như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp cùng chậu,…
  • Ung thư: Các tổn thương do tiêu xương ở cột sống, ung thư tủy hoặc hiện tượng chèn ép dây thần kinh từ các tổn thương ở khu vực lân cận và thường được biểu hiện dưới dạng gãy xương bệnh lý.
  • Nhiễm trùng: Các vị trí đau ở lưng do nhiễm trùng cột sống, đĩa đệm, áp xe ngoài màng cứng, áp xe cơ hoặc mô mềm.

Điều quan trọng cần lưu ý là nhiều bệnh lý không liên quan đến cột sống có thể dẫn đến các vị trí đau lưng nguy hiểm mà bệnh nhân cảm nhận được, chẳng hạn như viêm túi mật, viêm phổi, bệnh sỏi thận hoặc nhiễm trùng. Do đó, không được loại trừ các nguyên nhân bệnh lý này ra khỏi chẩn đoán phân biệt khi đánh giá bệnh nhân:

4. Các yếu tố nguy cơ của đau lưng

Các vị trí đau lưng có thể xảy ra ở toàn bộ khu vực quanh cột sống và bất kỳ ai cũng có thể đau lưng, nhưng yếu tố nguy cơ có thể làm tăng  nguy cơ phát triển bệnh đau lưng bao gồm:

  • Tuổi: Tình trạng đau lưng tăng dần theo tuổi tác, bắt đầu từ khoảng 30 hoặc 40 tuổi.
  • Thiếu vận động: Các vị trí đau lưng có các cơ yếu, không được sử dụng thường xuyên có thể  gây đau.
  • Thừa cân: Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ gây thêm áp lực cho lưng.
  • Sai tư thế nâng: Dùng lưng để chịu áp lực thay vì chân có thể dẫn đến đau lưng.
  • Tâm lý: Những người dễ bị trầm cảm và lo lắng dường như có nguy cơ bị đau lưng cao hơn. Căng thẳng có thể gây căng cơ, góp phần gây đau lưng.
  • Hút thuốc: Những người hút thuốc có tỷ lệ đau lưng cao hơn. Điều này có thể xảy ra do hút thuốc gây ho, có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Hút thuốc cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến cột sống và làm tăng nguy cơ loãng xương. 

5. Các vị trí đau lưng cảnh báo bệnh gì?

Dựa vào nguyên nhân, có thể thấy đau lưng không chỉ là hậu quả của các tác động cơ học mà còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý toàn thân khác, cần được chẩn đoán phân biệt để điều trị kịp thời. Dựa vào các vị trí đau lưng kết hợp các biểu hiện hiện lâm sàng và tiền sử bệnh, có thể chẩn đoán phân biệt một số bệnh như:

  • Bệnh ác tính (ung thư): Tiền sử ung thư di căn, sụt cân không rõ nguyên nhân. Biểu hiện đau khu trú khi sờ nắn trong bối cảnh có các yếu tố nguy cơ.
  • Bệnh do nhiễm trùng: Tiền sử phẫu thuật cột sống trong vòng 12 tháng trước, sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch, thuốc ức chế miễn dịch. Biểu hiện sốt, vết thương ở vùng cột sống, đau cục bộ và nhạy cảm.
  • Gãy xương: Tiền sử chấn thương nặng, sử dụng corticosteroid kéo dài, loãng xương và tuổi trên 70. Biểu hiện dập, trầy xước, đau khi sờ vào các mỏm gai.
  • Bệnh có liên quan đến hệ thần kinh: Tiền sử mất vận động hoặc mất cảm giác tiến triển, bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ mới, tiểu không tự chủ mới. Biểu hiện mất trương lực cơ vòng hậu môn, khiếm khuyết vận động đáng kể của nhiều cơ.
  • Bệnh truyền nhiễm: Tiền sử phơi nhiễm bệnh lao. Biểu hiện sốt, vết thương ở vùng cột sống, đau nhức cục bộ.
  • Bệnh do viêm: Tiền sử cứng khớp vào buổi sáng trên 30 phút, cải thiện khi vận động. Biểu hiện cử động hạn chế, đau nhức cục bộ.

Ngoài ra, ở một số trường hợp đặc biệt, đau lưng không phải do bệnh lý gây ra, ví dụ như sự xuất hiện các vị trí đau lưng khi mang thai. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự chèn ép của thai nhi lên cột sống, sự thay đổi hormone, tư thế,… Đặt lịch khám để biết chính xác hơn các vị trí đau lưng.

6. Phương pháp chẩn đoán các vị trí đau lưng

Mặc dù thông thường bệnh sử và khám thực thể là đủ để đánh giá các vị trí đau lưng, nhưng sự hiện diện của các dấu hiệu cảnh báo cần được chẩn đoán thêm để có thể chẩn đoán xác định nguyên nhân cũng như các vị trí đau lưng dựa vào một số phương pháp như:

  • X-quang: Những hình ảnh này cho thấy bệnh viêm khớp hoặc gãy xương để phân biệt với các vị trí đau lưng do tổn thương tủy sống, dây thần kinh hoặc đĩa đệm.
  • Chụp MRI hoặc CT: Những lần quét này tạo ra hình ảnh có thể tiết lộ thoát vị đĩa đệm hoặc các vấn đề về xương, cơ, mô, gân, dây thần kinh, dây chằng và mạch máu.
  • Xét nghiệm máu bao gồm công thức máu, protein phản ứng, kháng nguyên HLA-B27: Giúp xác định xem nhiễm trùng hoặc tình trạng khác có thể là nguyên nhân gây đau hay không.
  • Nghiên cứu về thần kinh: Điện cơ (EMG) đo các xung điện do dây thần kinh tạo ra và cách các cơ phản ứng lại. Xét nghiệm này có thể xác định áp lực lên dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống. 

7. Phương pháp điều trị các vị trí đau lưng

Điều trị các vị trí đau lưng bằng thuốc giảm đau và vật lý trị liệu là chỉnh định được ưu tiên. Ngoài ra một số thủ thuật khác được thực hiện tùy nguyên nhân và mức độ bệnh.

7.1. Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc giảm đau: Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen. Lưu ý chỉ dùng điều trị các vị trí đau lưng khi có chỉ định của bác sĩ, việc sử dụng quá liều có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Thuốc giãn cơ: Nếu các vị trí đau sau lưng nhẹ đến trung bình không cải thiện khi dùng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ có thể được chỉ định. Tác dụng phụ của thuốc này gây chóng mặt và buồn ngủ.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ: Bao gồm các sản phẩm như kem bôi, nước muối, thuốc mỡ và miếng dán.
  • Thuốc giảm đau chứa opioid như oxycodone hoặc hydrocodone: Có thể được sử dụng trong thời gian ngắn với sự giám sát y tế chặt chẽ.
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm – đặc biệt là duloxetine và thuốc chống trầm cảm nhóm ba vòng như amitriptyline – đã được chứng minh có thể giảm đau lưng mãn tính.

7.2. Vật lý trị liệu

Chuyên gia sẽ hướng dẫn các bài tập để tăng tính linh hoạt, tăng cường cơ lưng và cơ bụng cũng như cải thiện tư thế. Luyện tập thường xuyên các bài tập này có thể giúp giữ cho cơn đau không khởi phát.

7.3. Phẫu thuật và các thủ tục khác

  • Tiêm cortisone: Nếu các biện pháp khác không làm giảm cơn đau lan xuống chân, việc tiêm cortisone kết hợp thuốc gây tê vào vùng xung quanh tủy sống và rễ thần kinh giúp giảm viêm quanh rễ thần kinh, nhưng tác dụng giảm đau thường chỉ kéo dài một hoặc hai tháng.
  • Kích thích thần kinh: Thiết bị được cấy dưới da có thể truyền xung điện đến một số dây thần kinh để chặn tín hiệu đau.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật được áp dụng trong trường hợp có liên quan đến đến thoát vị đĩa đệm hoặc các tình trạng khác làm thu hẹp các lỗ hở trong cột sống.

8. Điều trị đau lưng ở đâu?

Đa phần các cơn đau lưng sẽ được cải thiện khi điều trị tại nhà trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, nếu các vị trí đau lưng kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, bạn nên liên hệ hoặc đến trực tiếp các phòng khám để được hỗ trợ và chẩn đoán kịp thời. Một số địa điểm bệnh viện hoặc phòng khám có hỗ trợ dịch vụ khám và điều trị đau lưng như: 

8.1. Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc – Cơ sở 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hiện đứng Top 3 bệnh viện tư và Top 5 toàn bệnh viện có điểm chất lượng dẫn đầu Hà Nội. Bệnh viện có đầu tư trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện tuyến đầu có nhiều năm kinh nghiệm, “bắt” bệnh chính xác, điều trị hiệu quả. Tại đây, ngoài ung bướu, các mảng dịch vụ khám chữa bệnh mũi nhọn hiện nay là sản khoa, ngoại khoa, nội gan mật, chẩn đoán hình ảnh.

8.2. Bệnh Viện Đa Khoa An Việt – Thanh Xuân, Hà Nội

Bệnh viện Đa khoa An Việt là bệnh viện tư nhân thuộc top đầu tại Hà Nội. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại và đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành từ các bệnh viện như Bạch Mai, Việt Đức, K, Tai Mũi Họng Trung Ương,… Bệnh viện Đa khoa An Việt là điểm đến an tâm của người bệnh.

8.3. Bệnh viện Quốc tế City – City International Hospital – Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện Quốc tế City là Bệnh viện đa khoa cao cấp đầu tiên của Khu Y tế kỹ thuật cao, cam kết cung cấp các dịch vụ y tế đẳng cấp quốc tế, phục vụ cho bệnh nhân trong và ngoài nước, đảm bảo tất cả bệnh nhân được chăm sóc chu đáo trong quá trình điều trị tại bệnh viện.

8.4. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare  – Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. 

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM, tập hợp đội ngũ y bác sĩ trường khoa từng công tác tại các bệnh viện lớn như Nhi Đồng 2, An Sinh, Chợ Rẫy. Tại đây có cung cấp nhiều dịch vụ như khám nội – ngoại khoa tổng quát và chẩn đoán hình ảnh.

8.5. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare – Quận 7, TP Hồ Chí Minh

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare được đầu tư trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản với đội ngũ y bác sĩ năng động, tâm huyết, nhiều năm kinh nghiệm được liên tục đào tạo và cam kết thực hành y khoa trên nền tảng Y học chứng cứ. Hệ thống phòng khám có nhiều chi nhánh tại các vị trí thuận tiện trong thành phố, cung cấp đầy đủ các chuyên khoa phục vụ chức năng thăm khám và điều trị ngoại trú.

8.6. Phòng Khám Đa Khoa Hạnh Phúc – Quận 10, TP Hồ Chí Minh

Phòng khám Đa khoa Hạnh Phúc hiện cung cấp chuyên cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thuộc nhiều chuyên khoa, các dịch vụ cận lâm sàng như các xét nghiệm: sinh hóa, miễn dịch, huyết học, vi sinh, tế bào và chẩn đoán hình ảnh như: X-Quang, Điện tim, Siêu âm, Nội soi,…

8.7. Phòng Khám Chuyên Khoa Nội Thần Kinh Quỳnh Nga – Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

Phòng mạch của Bác sĩ Quỳnh Nga được thành lập vào năm 2019 chuyên khám và chữa các bệnh liên quan về nội thần kinh. Với hơn 11 năm kinh nghiệm, Bác sĩ Quỳnh Nga đã từng công tác tại Phòng khám Thần Kinh thuộc Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM và là Bác sĩ khoa Nội Thần kinh thuộc Bệnh viện Nhân dân 115, Bác sĩ Nga đã từng tư vấn, điều trị cho rất nhiều bệnh nhân có những vấn đề nghiêm trọng và phức tạp về Thần kinh.

8.8. Trung Tâm Y Khoa Vạn Hạnh – Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Trung tâm Y khoa Vạn Hạnh chuyên điều trị các vấn đề về thần kinh, sức khỏe tâm thần và đau mãn tính bằng các phương pháp y tế Châu Âu dựa trên bằng chứng và công nghệ hiện đại. Đội ngũ chăm sóc bao gồm bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị các bệnh cơ xương khớp, tâm thần kinh và phòng ngừa và kiểm soát cơn đau.

9. Cách phòng ngừa đau lưng

Chúng ta có thể tăng cường hoạt động thể chất cũng như học và thực hành vận động cơ thể đúng cách để có thể giúp ngăn ngừa chứng đau lưng bằng cách:

  • Thực hành các bài tập vận động ở mức độ nhẹ và thường xuyên: Đây là những hoạt động không làm căng hoặc xóc lưng, giúp tăng sức mạnh và sức bền ở lưng và cho phép các cơ hoạt động tốt hơn. Ví dụ như tập aerobic, đi bộ, đi xe đạp và bơi lội là những lựa chọn thích hợp.
  • Xây dựng sức mạnh tính linh hoạt của cơ bắp: Các bài tập cơ bụng và cơ lưng, giúp tăng cường sức mạnh, giúp điều hòa các cơ này cùng phối hợp để hỗ trợ lưng.
  • Duy trì cân nặng thích hợp: Để làm giảm áp lực lên cơ lưng.
  • Bỏ hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ đau thắt lưng và nguy cơ tăng lên theo số lượng thuốc lá hút mỗi ngày, vì vậy việc bỏ thuốc sẽ giúp giảm nguy cơ này.
  • Đứng đúng tư thế: Cố gắng đứng thẳng, duy trì vị trí xương chậu ở trạng thái nghỉ và hạn chế áp lực lên thắt lưng.
  • Ngồi đúng tư thế: Chọn ghế có tựa lưng, đặt tấm đệm ở phía sau lưng có thể duy trì tư thế đúng của cột sống, giữ đầu gối ngang hông. Thay đổi tư thế thường xuyên, ít nhất nửa giờ một lần.
  • Nâng đúng tư thế: Giữ lưng thẳng, không vặn vẹo và chỉ gập ở đầu gối, dồn áp lực nâng xuống chân.

Cơn đau tại các vị trí đau lưng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám:


10. Câu hỏi thường gặp

Khi bị đau lưng nên làm gì?

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà như chườm nóng, vận động nhẹ, uống thuốc giảm đau để giảm đau lưng. Nếu bạn bị đau lưng kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chăm sóc kịp thời.

Đau lưng có ăn được măng không?

Theo các chuyên gia, bạn có thể ăn măng nhưng với một lượng vừa đủ vì trong măng có chứa một số thành phần độc tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ăn thịt ếch có bị đau lưng không?

Thịt ếch là một loại thực phẩm ngon và giàu chất dinh dưỡng, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn thịt ếch có thể gây đau lưng. Do đó, bạn có thể ăn thịt ếch khi bị đau lưng nhưng phải qua sơ chế thật kỹ trước khi ăn để đảm bảo an toàn.

Đau lưng uống thuốc giảm đau gì?

Bất kỳ các vị trí ở đau lưng nào đều có thể giảm đau bằng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen. Lưu ý chỉ dùng điều trị các vị trí đau lưng khi có chỉ định của bác sĩ, việc sử dụng quá liều có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Uống thuốc tránh thai có bị đau lưng không?

Thông thường, các loại thuốc tránh thai không gây ra tác dụng phụ đau lưng. Tuy nhiên, bạn có thể bị đau lưng khi đến kỳ hành kinh, nghĩa là hiện tượng đau lưng sẽ phụ thuộc vào tình trạng nội tiết của cơ thể, không phải do thuốc tránh thai.

Đau lưng ăn kiêng gì?

Người bị đau lưng nên kiêng các thực phẩm có nguy cơ gây ra các bệnh viêm cơ xương khớp như thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ, nội tạng, các thực phẩm nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay nóng.


Có thể bạn quan tâm:

Như vậy, thông qua bài viết trên bạn có thể nhận biết được các vị trí đau lưng thường gặp cũng như cách phòng ngừa và điều trị các cơn đau lưng mà bạn mắc phải. Nếu bạn hoặc người thân của bạn cần kiểm tra răng miệng, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý trên docosan.com

Contact Me on Zalo