Khi giác mạc bị mờ đục hoặc tổn thương, các tia sáng không thể đi xuyên qua giác mạc đến võng mạc, khiến tế bào thị giác nằm ở võng mạc không thể nhận biết được hình ảnh, từ đó dẫn đến suy giảm thị lực, thậm chí mù loà. Vì thế, để khắc phục tình trạng này, ghép giác mạc là phương pháp điều trị hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Vậy phẫu thuật ghép mác có hiệu quả không? Chi phí ở Việt Nam là bao nhiêu? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề ghép giác mạc, Doctor có sẵn sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Giác mạc là gì? Tác dụng của giác mạc
- 2 Ghép giác mạc là gì? Tại sao nên ghép giác mạc?
- 3 Chỉ định ghép giác mạc
- 4 Ghép giác mạc ở đâu?
- 5 Chi phí ghép giác mạc ở Việt Nam
- 6 Các kỹ thuật ghép giác mạc
- 7 Rủi ro khi ghép giác mạc
- 8 Quy trình phẫu thuật ghép giác mạc
- 9 Phục hồi sau ghép giác mạc
- 10 Câu hỏi thường gặp
Giác mạc là gì? Tác dụng của giác mạc
Giác mạc là lớp ngoài cùng trong suốt, nằm phía trước của nhãn cầu. Giác mạc giúp tập trung ánh sáng vào võng mạc để tế bào thị giác ở võng mạc nhận biết được hình ảnh. Nhờ đó, hình ảnh được truyền lên não, giúp con người nhận thấy được các vật thể xung quanh.
Khi giác mạc bị hỏng, có thể trở nên mờ đục hoặc thay đổi hình dạng. Điều này sẽ ngăn ánh sáng đến võng mạc, khiến hình ảnh được truyền đến não bị biến dạng hoặc không rõ ràng.
Giác mạc có thể bị tổn thương do các nguyên nhân sau:
- Chấn thương khiến giác mạc bị sẹo, sưng, viêm loét,…
- Nhiễm trùng mắt
- Bệnh lý ở giác mạc như giác mạc hình nón, loạn dưỡng giác mạc,…
- Thoái hóa giác mạc do tuổi tác.
Trong trường hợp giác mạc tổn thương nặng quá nặng, phương pháp điều trị tối ưu là thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc.
Trao đổi với bác sĩ khi có quyết định:
Ghép giác mạc là gì? Tại sao nên ghép giác mạc?
Ghép giác mạc là phẫu thuật loại bỏ toàn bộ hoặc một phần giác mạc bị tổn thương và thay thế bằng mô giác mạc khỏe mạnh của người hiến tặng. Phẫu thuật ghép giác mạc nhằm cải thiện thị lực, giảm đau mắt, điều trị nhiễm trùng hoặc tổn thương mắt nghiêm trọng.
Giác mạc đóng vai trò là “lớp kính” nằm ở phía trước của nhãn cầu. Chính vì vậy, trong sinh hoạt thường ngày, giác mạc có thể chịu nhiều tác động tiêu cực từ môi trường sống. Khi gặp các triệu chứng như mắt đau nhức, nhìn mờ, nổi cộm, sợ ánh sáng, đỏ nhiều quanh mống mắt, xuất hiện đốm trắng,… nên thăm khám với bác sĩ ngay vì rất có thể giác mạc đã bị tổn thương hoặc gặp bệnh lý. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, có thể điều trị bằng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật.
Kết quả thành công của phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại bệnh lý ở giác mạc, tiên lượng trước phẫu thuật, độ tuổi của người bệnh, kỹ thuật ghép giác mạc, các bệnh lý đi kèm như khô mắt, bệnh glaucoma, tăng huyết áp, đái tháo đường,… và quá trình chăm sóc sau phẫu thuật.
Trao đổi với bác sĩ khi có quyết định:
Chỉ định ghép giác mạc
Phẫu thuật ghép giác mạc được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Giác mạc hình chóp
- Bệnh giác mạc bọng
- Giác mạc bị mỏng, đục hoặc sưng
- Giác mạc bị thủng hoặc có nguy cơ thủng cao
- Sẹo giác mạc do nhiễm trùng, chấn thương
- Viêm loét giác mạc
- Các bệnh về mắt di truyền như loạn dưỡng giác mạc bẩm sinh
- Các biến chứng ở giác mạc sau phẫu thuật.
Ghép giác mạc ở đâu?
Tham khảo một số địa chỉ khám các bệnh về mắt và phẫu thuật ghép giác mạc uy tín:
Phoenix Medical Center
Phoenix Medical Center là trung tâm chuyên điều trị các bệnh về Mắt, Tai Mũi Họng và Ung bướu. Đội ngũ bác sĩ chuyên gia của trung tâm có kinh nghiệm và chuyên môn cao, đồng thời cũng thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp,… để phục vụ bệnh nhân quốc tế. Trung tâm được biết đến với các ca phẫu thuật Mắt và Tai Mũi Họng hàng đầu, trong đó phẫu thuật ghép giác mạc được áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, mang đến tỷ lệ thành công cao.
Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Đức
Bệnh viện Hồng Đức đã trải qua hơn 23 năm phát triển, xây dựng uy tín vững chắc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh tại TP Hồ Chí Minh. Với cơ sở vật chất hiện đại và áp dụng liên tục các phương pháp điều trị tiên tiến, Bệnh viện Hồng Đức đã vươn lên dẫn đầu danh sách các bệnh viện hạng 2 theo đánh giá của Bộ Y tế và trở thành thương hiệu uy tín trong ngành Y khoa. Trong đó, chuyên khoa Mắt với kỹ thuật phẫu thuật ghép giác mạc hiện đại cũng là một trong những chuyên môn nổi trội của bệnh viện Hồng Đức.
Chi phí ghép giác mạc ở Việt Nam
Hiện nay, các bác sĩ tại Việt Nam đã có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực hiện các kỹ thuật ghép giác mạc, tuy nhiên, thách thức lớn là trường hợp đăng ký rất nhiều nhưng lại thiếu nguồn cung cấp giác mạc trong nước.
Thực tế, chi phí mua giác mạc từ nước ngoài khá đắt đỏ, dao động từ 40 – 70 triệu đồng cho một giác mạc. Và tổng chi phí cho một ca phẫu thuật ghép giác mạc có thể lên đến 100 triệu đồng. Hơn nữa, bệnh nhân phải duy trì việc sử dụng thuốc chống thải ghép suốt đời và có thể đối mặt với nguy cơ ghép lại giác mạc sau này.
Xem thêm chi phí của một số bệnh viện lớn:
Các kỹ thuật ghép giác mạc
Các bác sĩ sẽ tư vấn thủ thuật phù hợp nhất dựa trên tình trạng mắt của mỗi người. Thông thường, kỹ thuật ghép giác mạc có thể được phân loại như sau:
Ghép giác mạc nội mô (EK)
Ghép giác mạc nội mô là một thủ thuật tác động vào lớp tế bào nội mô bên trong và thay thế bằng lớp tế bào nội mô mới mà không đụng đến lớp mô phía trước của giác mạc. Loại phẫu thuật này thường được áp dụng để điều trị chứng loạn dưỡng nội mô Fuchs và các tình trạng bệnh lý giác mạc khác. Có hai hình thức phẫu thuật giác mạc nội mô, bao gồm:
- Ghép giác mạc nội mô bóc tách Descemet (DSEK hoặc DSAEK): Đây là loại phẫu thuật tạo hình giác mạc nội mô phổ biến nhất. Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ lớp nội mô và màng Descemet và thay thế bằng lớp nội mô được hiến tặng và màng Descemet vẫn gắn với lớp đệm.
- Ghép giác mạc nội mô màng Descemet (DMEK): Kỹ thuật chỉ cấy ghép nội mô và màng Descemet – không có mô đệm hỗ trợ. Mô của người hiến rất mỏng và dễ vỡ nên khó thực hiện hơn, nhưng quá trình lành vết thương từ phương pháp này thường nhanh hơn.
Ưu điểm của phương pháp ghép giác mạc nội mô (EK) là khả năng phục hồi phục thị lực nhanh hơn nhiều so với thủ thuật PK hay ALK và nguy cơ thải ghép cũng thấp hơn thủ thuật PK.
Trao đổi với bác sĩ khi có quyết định:
Ghép giác mạc phiến trước (ALK)
Ghép giác mạc phiến trước là thủ thuật chỉ thay thế lớp mô ở phần trước giác mạc và giữ nguyên lớp nội mô ở bên trong. Trong đó, thủ thuật ALK phổ biến nhất hiện nay là ghép giác mạc phiến trước sâu (DALK). Bác sĩ phẫu thuật sẽ bơm không khí để nâng và tách lớp mỏng bên ngoài và lớp giữa của giác mạc, sau đó chỉ loại bỏ và thay thế những lớp này. Phương pháp này thường áp dụng đối với người bị bệnh giác mạc hình chóp hoặc sẹo giác mạc không ảnh hưởng đến các lớp nội mô bên trong.
Ưu điểm của phương pháp ALK là thời gian lành tổn thương ngắn hơn và giảm đáng kể nguy cơ thải ghép giác mạc so với phương pháp PK.
Ghép giác mạc xuyên (PK)
Ghép giác mạc xuyên (còn gọi là phương pháp ghép giác mạc toàn bộ chiều dày) là thủ thuật thay thế tất cả các lớp giác mạc. Thủ thuật này thường áp dụng trong trường hợp bị chấn thương giác mạc nghiêm trọng hoặc lồi và sẹo nặng.
Ghép giác mạc xuyên có thời gian lành bệnh lâu nhất, nguy cơ thải ghép (khoảng 10%) cao hơn so với các loại cấy ghép giác mạc khác.
Ghép giác mạc nhân tạo
Giác mạc nhân tạo là một loại giác mạc có chức năng tương tự giác mạc tự nhiên của con người, được tạo ra từ các vật liệu không phân hủy như xốp hoặc các vật liệu tổng hợp khác. Nó có khả năng thay thế cho những giác mạc bị sẹo hoặc bị biến dạng mà không cần phải thực hiện việc hiến tặng mô cơ thể từ người khác. Các giác mạc thay thế này sử dụng công nghệ tế bào và kỹ thuật hóa học nano để mô phỏng môi trường tế bào tự nhiên trong cơ thể.
Thủ thuật này sẽ thay thế giác mạc bị bệnh hoặc sẹo bằng giác mạc nhân tạo làm từ nhựa polymer.
Rủi ro khi ghép giác mạc
Thủ thuật ghép giác mạc tương đối an toàn, tuy nhiên, vẫn có thể có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng mắt
- Tăng áp lực trong nhãn cầu (bệnh tăng nhãn áp)
- Hiện tượng thải ghép
- Chảy máu
- Các vấn đề với mũi khâu
- Các vấn đề về võng mạc như bong võng mạc hoặc sưng tấy.
Trao đổi với bác sĩ khi có quyết định:
Quy trình phẫu thuật ghép giác mạc
Các lưu ý trước và sau phẫu thuật ghép giác mạc:
Chuẩn bị trước phẫu thuật
Trước khi phẫu thuật ghép giác mạc, bạn sẽ trải qua:
- Khám mắt kỹ lưỡng để tránh nguy cơ gây ra biến chứng sau phẫu thuật.
- Xác định kích giác mạc của người hiến tặng.
- Đánh giá về tất cả các loại thuốc và chất bổ sung người bệnh đang dùng.
- Điều trị các vấn đề về mắt khác như nhiễm trùng hoặc sưng tấy.
Ngoài ra người bệnh cần lưu ý:
- Tiếp tục sử dụng các loại thuốc điều trị cho vấn đề về mắt và bệnh toàn thân như tăng huyết áp, đái tháo đường theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ liên quan đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tránh tham gia vào hoạt động thể thao quá sức.
- Vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vùng đầu, mặt và cổ, không sử dụng mỹ phẩm hoặc trang điểm trên mặt.
Sau phẫu thuật
Người bệnh cần lưu ý chăm sóc sau phẫu thuật để phục hồi nhanh và tránh biến chứng nguy hiểm:
- Sau phẫu thuật ghép giác mạc, trong khoảng từ 3 – 6 tháng đầu tiên, tăng cường sử dụng nhỏ nước mắt nhân tạo, duy trì nhắm mắt thường xuyên để lớp biểu mô cấy ghép hàn gắn nhanh chóng với biểu mô xung quanh.
- Hạn chế tiếp để mắt xúc với gió bụi, nước bẩn hay xà phòng.
- Mang kính để bảo vệ mắt mỗi khi đi ra ngoài.
- Tránh chấn thương ở vùng đầu, mặt và cổ, để tránh nguy cơ đứt chỉ.
- Hạn chế cúi người, nâng vật nặng, tập thể dục hay bơi lội trong 6 tháng sau phẫu thuật.
- Tuân thủ phác đồ điều trị và định kỳ kiểm tra để ngăn ngừa nguy cơ thải ghép. Người bệnh cần phải lưu ý và theo dõi dấu hiệu sớm của hiện tượng ghép như mờ mắt, đỏ mắt, cộm và chảy nước mắt,… Khi xuất hiện các dấu hiệu này, nên thăm khám ngay để điều trị kịp thời, nếu không, mảnh ghép có thể mờ đục và cần phải ghép lại một lần nữa.
Người bệnh hãy đi khám ngay khi gặp các triệu chứng sau:
- Giảm thị lực
- Đau mắt
- Đỏ mắt
- Chói mắt
Trao đổi với bác sĩ khi có quyết định ghép giác mạc:
Phục hồi sau ghép giác mạc
Khả năng phục hồi sau phẫu thuật ghép giác mạc:
- Thời gian phục hồi sau ghép giác mạc phụ thuộc vào loại giác mạc được cấy ghép.
- Phải mất khoảng 18 tháng để xác định kết quả cuối cùng của quá trình cấy ghép toàn bộ chiều dày.
- Quá trình phục hồi thường nhanh hơn đối với phương pháp chỉ thay thế lớp ngoài và lớp giữa (DALK).
- Cấy ghép nội mô (EK) có xu hướng phục hồi nhanh hơn trong vài tháng hoặc vài tuần.
- Chăm sóc mắt thật tốt để tăng khả năng phục hồi nhanh.
- Không dụi mắt, tránh các hoạt động như thể thao cường độ mạnh và bơi lội cho đến khi hồi phục hoàn toàn.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, trang thiết bị hiện đại, phục vụ đa dạng các dịch vụ khám và điều trị mắt, mời bạn tham khảo Bệnh Viện Mắt Sài Gòn
Câu hỏi thường gặp
Cấy ghép giác mạc bao nhiêu tiền?
Chi phí cấy ghép giác mạc thay đổi theo nhiều yếu tố, bao gồm nơi thực hiện, loại ghép giác mạc và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Trung bình, chi phí cho ca cuộc ghép giác mạc có thể dao động từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng. Cụ thể hơn, bạn nên thảo luận với bác sĩ và bệnh viện để biết thêm chi tiết về giá cả và tùy chọn điều trị. Người bệnh nên thảo luận chi tiết về rủi ro và lợi ích với bác sĩ trước khi quyết định ghép giác mạc.
Ghép giác mạc có nguy hiểm không?
Ghép giác mạc là một phẫu thuật có rủi ro như bất kỳ phẫu thuật nào. Rủi ro có thể bao gồm nhiễm trùng, tăng nhãn áp, thải ghép,… Tuy nhiên, khi được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên nghiệp và đúng quy trình, rủi ro này thường được giảm thiểu. Tuy nhiên, kết quả cụ thể có thể khác nhau cho từng trường hợp.
Ghép giác mạc có tốt không?
Hiệu quả của phương pháp ghép giác mạc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng giác mạc ban đầu, kỹ thuật cấy ghép và quá trình hồi phục của bệnh nhân. Đối với nhiều người, ghép giác mạc có thể khôi phục thị lực đáng kể và mang đến chất cuộc sống tốt hơn.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về phương pháp ghép giác mạc.