Người bệnh tiểu đường kiêng gì trong bữa ăn hàng ngày để kiểm soát chỉ số đường huyết tốt hơn, phòng ngừa biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tóm tắt nội dung
Ảnh hưởng của thức ăn lên đường huyết
- Lượng đường trong máu
Chỉ số đường huyết (lượng đường trong máu) hay còn gọi là glucose máu, là sản phẩm của quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Chỉ số này có liên quan đến thực phẩm mà bạn tiêu thụ trong ngày. Các nhóm thực phẩm có chứa tinh bột, đường khi ăn vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành glucose, lưu hành trong máu.
Để góp phần trong việc kiểm soát đường huyết, điều trị tiết chế thông qua xây dựng chế độ ăn hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để trả lời cho câu hỏi người bệnh tiểu đường kiêng gì, chúng ta cần biết được những nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết khó kiểm soát, thông qua đó người bệnh có thể xây dựng thực đơn hàng ngày hợp lý để cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Kiểm soát đường huyết theo chế độ ăn
Đối với người bệnh đang được điều trị tiết chế hay sử dụng thuốc uống/ thuốc tiêm insulin, thì việc xây dựng bữa ăn hợp lý, tránh làm tăng đường huyết, là rất quan trọng. Nhận biết tiểu đường kiêng ăn gì sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Có những quan điểm sai lệch rằng khi mắc bệnh tiểu đường thì không được ăn tinh bột, không được ăn đường hoặc người bệnh tự ý sử dụng sữa dành cho người bệnh tiểu đường để uống bổ sung bên cạnh các bữa ăn chính.
Bị tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì là những vấn đề gây trở ngại cho người trong việc lựa chọn thực đơn hàng ngày. Đây là nỗi lo, nỗi quan tâm của không chỉ người bệnh mà còn người thân, người chăm sóc trong gia đình.
Xem thêm: 5 kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hiệu quả
Vấn đề người bệnh tiểu đường kiêng gì, không được ăn gì, đã và đang là vấn vấn đề trăn trở của hầu hết người bệnh cũng như người chăm sóc. Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường nên cân đối giữa các nhóm chất, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng của tất cả các nhóm chất dinh dưỡng.
Để tránh làm người bệnh sụt cân, suy giảm chức năng sống. Người bệnh cần kiêng khem các nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết, hay còn gọi là nhóm có chỉ số GI (chỉ số làm tăng đường máu của các loại thực phẩm khác nhau).
Người bệnh tiểu đường kiêng gì để kiểm soát đường huyết
Chỉ số đường huyết (GI hay glycemic index) giúp chúng ta nhận biết một loại thức ăn khi được hấp thụ vào trong cơ thể sẽ làm tăng lượng đường trong máu ít hay nhiều. Dựa vào chỉ số GI, các loại thực phẩm được chia thành 3 nhóm chính từ thấp đến cao bao gồm: nhóm thực phẩm có chỉ số GI thấp (<55), trung bình (56-69), cao (>70).
Các loại thực phẩm giàu carbohydrate chính là thủ phạm làm gia tăng lượng đường trong máu. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn không cần phải loại trừ tuyệt đối các thực phẩm này mà có thể sử dụng chúng với lượng ít/hạn chế. Để trả lời cho vấn đề bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì, hãy cùng điểm qua nhóm thực phẩm có khả năng làm tăng cao lượng đường trong máu dưới đây:
Xem thêm: Thực đơn dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường
Thực phẩm chế biến giàu tinh bột
- Gạo trắng
Gạo trắng sau khi được nấu chín sẽ có chỉ số GI khá cao, dao động từ 70-80. Việt Nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp, trồng lúa nước lâu đời, do đó gạo trắng đã trở thành nguồn thực phẩm chính trong mỗi bữa ăn của các gia đình. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn rủi ro làm tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường nếu bạn không biết đây là thực phẩm có thể làm tăng đường huyết cao.
Do đó, bạn chỉ nên ăn từ 1-2 chén cơm (tùy vào cân nặng và nhu cầu ăn uống, nhu cầu năng lượng), hoặc sử dụng loại tinh bột khác như gạo lứt/ngũ cốc nguyên hạt chưa qua chế biến để thay thế các bữa ăn trong ngày.
- Bánh mì trắng
Tương tự như gạo trắng, bánh mì trắng (làm từ bột mì và một số nguyên liệu khác) cũng có chỉ số GI khá cao, dao động từ 60-80. Do đó, bạn cũng nên cân nhắc hạn chế sử dụng bánh mì trắng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày của mình.
- Ngũ cốc có đường
Ngũ cốc rất tốt cho sức khỏe, chỉ khi bạn sử dụng các loại ngũ cốc nguyên cám, chưa qua chế biến. Đặc biệt, trên thị trường thực phẩm hiện nay các loại ngũ cốc đều đã qua chế biến, có nhiều loại được bán dưới dạng ngũ cốc ăn kèm với sữa, có hàm lượng đường cao vì đã có tẩm ướp, chính nguồn thực phẩm này tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất lại có nguy cơ làm tăng đường huyết nếu người dùng không nhận ra hàm lượng của chúng.
Thực phẩm nhiều đường
- Nước ngọt, nước ép có đường
Các loại nước ngọt có chỉ số đường huyết từ trung bình đến cao, 60-70. Tương tự, các loại nước ép trái cây không nguyên chất (đã được chế biến, thêm đường, thêm chất bảo quản) cũng có chỉ số GI khoảng 60-80, cao hơn hẳn nước ép nguyên chất có GI trong khoảng 40-50. Tuy nhiên, trong trái cây đã có một lượng đường tự nhiên, do đó bạn cũng không nên uống quá nhiều nước ép trong ngày. Chỉ nên uống 3 cốc nước trái cây nguyên chất mỗi tuần hoặc để hạn chế làm tăng đường huyết bạn có thể ăn trực tiếp để có nguồn chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.
- Bánh ngọt, kẹo ngọt
Các loại bánh kẹo ngọt chứa rất nhiều đường, GI dao động rất cao, thậm chí có trường hợp ước tính được chỉ số GI của một số loại bánh ngọt là hơn 100. Do đó, người bệnh tiểu đường nên kiêng các loại bánh, kẹo vì chúng có thể làm tăng đường huyết rất cao.
Với những người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm DIAVIT bổ sung các vitamin và khoáng chất trong trường hợp cơ thể thiếu hụt do tăng nhu cầu sử dụng hoặc có các rối loạn về hấp thu, giúp tăng cường sức khỏe. Hỗ trợ giúp chuyển hóa đường huyết, cải thiện chỉ số đường huyết cho người đái tháo đường.
Trên đây là các nhóm thực phẩm trả lời cho câu hỏi người bị tiểu đường kiêng ăn gì, qua đó DiaB mong muốn bạn đọc có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn thực phẩm cho người đái tháo đường, giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống, kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com
Nguồn tham khảo: