Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường? HbA1c là một trong những chỉ số gián tiếp giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường
Tóm tắt nội dung
Xét nghiệm HbA1c – “Chìa khóa” giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường
HbA1c là xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết trong 2-3 tháng qua. Qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh tiểu đường hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người còn mơ hồ về mức HbA1c nào là bị tiểu đường. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này.
Xét nghiệm HbA1c là gì?
Hemoglobin (huyết sắc tố) là protein trong tế bào hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. Khi đường (glucose) trong máu cao, nó có thể liên kết với hemoglobin tạo thành Hemoglobin A1c (HbA1c).
Xét nghiệm HbA1c đo lượng glucose gắn vào hemoglobin trong ba tháng qua, dựa trên tuổi thọ trung bình của tế bào hồng cầu. Mức HbA1c cao là dấu hiệu cho thấy kiểm soát đường huyết kém.
Hiện nay, WHO (tổ chức y tế thế giới) khuyến cáo sử dụng HbA1c để tầm soát đái tháo đường type 2.
Xét nghiệm HbA1c giúp đánh giá đường huyết trong máu.
Xét nghiệm HbA1c nên thực hiện khi nào?
Chỉ định thực hiện xét nghiệm HbA1c sẽ tùy thuộc vào loại đái tháo đường, khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân
- Chẩn đoán tiểu đường cho những người có triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ.
- Đánh giá kiểm soát đường huyết cho những người đã được chẩn đoán tiểu đường.
- Đánh giá nguy cơ tiểu đường cho những người có yếu tố nguy cơ như béo phì hoặc lịch sử gia đình.
- Đánh giá tiền tiểu đường cho những người có nguy cơ nhưng chưa phát hiện ra.
- Theo dõi điều trị tiểu đường và điều chỉnh liệu pháp nếu cần thiết.
Dựa vào kết quả HbA1c, bác sĩ có thể chẩn đoán, theo dõi và điều chỉnh phác đồ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Do vậy, việc xác định khi nào cần làm xét nghiệm HbA1c là rất quan trọng.
Tham khảo thêm: Đo đường huyết lúc nào là chính xác nhất?
Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường?
Kết quả HbA1c là tỷ lệ phần trăm hemoglobin liên kết với glucose trong máu, dựa trên giá trị tham chiếu là:
- HbA1c < 5,7%: Bình thường
- HbA1c từ 5,7% – 6,4%: Dấu hiệu tiền tiểu đường, có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
- HbA1c ≥ 6,5%: Dấu hiệu bị bệnh tiểu đường type 2.
Chỉ số trên 6,5%, bệnh nhân được chẩn đoán tiểu đường
Tham khảo thêm: Nhận biết các dấu hiệu bệnh tiểu đường khác nhau.
Chẩn đoán tiểu đường:
- Hai lần xét nghiệm HbA1c liên tiếp trên 6,5% được chẩn đoán là tiểu đường.
- HbA1c trên 6,5% kèm theo triệu chứng tăng đường huyết (như khát nước, tiểu nhiều, sụt cân) cũng được chẩn đoán là tiểu đường.
Lưu ý:
- Kết quả HbA1c có thể tăng cao trong trường hợp: suy thận mạn, thiếu máu, ngộ độc chì…
- Kết quả HbA1c có thể giảm trong trường hợp: thiếu máu mãn tính, thiếu máu tan máu, hồng cầu hình liềm,Thalassemia do thời gian sống của hồng cầu ngắn.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá kết quả HbA1c chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.
Đối tượng nguy cơ và cách kiểm soát chỉ số HbA1c
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó mỗi người cần tự xây dựng một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh nhằm kiểm soát tình trạng, hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường.
Nhóm đối tượng nguy cơ chỉ số HbA1c cao
Nhóm đối tượng có nguy cơ có chỉ số HbA1c cao bao gồm:
- Tuổi càng tăng thì nguy cơ bị bệnh càng càng lớn.
- Gia đình có người thân mắc bệnh tiểu đường.
- Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ hoặc sinh con có cân nặng lớn hơn 4 kg.
- Người thừa cân, béo phì sẽ gây ra hiện tượng kháng insulin. Insulin tiết quá nhiều sẽ khiến tế bào tuyến tụy làm việc quá sức và hỏng hóc gây bệnh tiểu đường.
- Người có chế độ ăn không khoa học, tiêu thụ quá nhiều tinh bột và đường dẫn đến rối loạn chuyển hóa khiến chỉ số HbA1c tăng cao.
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ
Cách kiểm soát chỉ số HbA1c ở ngưỡng an toàn
Để hạn chế nguy cơ tăng chỉ số HbA1c trong máu và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Mỗi người cần thiết lập cho mình một chế độ dinh dưỡng và tập luyện sức khỏe phù hợp:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh cần lựa chọn thực đơn cân đối với sự kiểm soát về lượng carbohydrate, chất béo và protein để kiểm soát đường huyết. Người bệnh nên tránh thức ăn chứa đường và chất béo bão hòa, hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh chóng và tăng cường bổ sung rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu chất xơ. Ngoài ra, người đái tháo đường có thể sử dụng sản phẩm DIAVIT. Với công thức độc đáo chứa 7 vitamin và 3 khoáng chất, DIAVIT hỗ trợ giảm thiểu các biến chứng của bệnh tiểu đường, trong đó có các vấn đề về răng miệng.
- Tập thể dục đều đặn:Hoạt động thể dục giúp cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể đối với insulin và kiểm soát đường huyết. Vì thế, người bị bệnh đái tháo đường nên tập thể dục hàng ngày, tối thiểu 150 phút với các bộ môn vừa sức như như đi bộ nhanh, bơi lội, hoặc tập thể dục nhẹ,…
- Giữ cân nặng ổn định, tránh thừa cân, béo phì
- Tuân thủ kế hoạch điều trị: Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để kiểm soát đường huyết, bao gồm insulin hoặc các loại thuốc kiểm soát đường huyết dạng uống. Người bệnh cần tuân thủ liều lượng và lịch trình theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Tự theo dõi đường huyết thông qua việc kiểm tra đường huyết tại nhà hoặc thiết bị theo dõi liên tục giúp người bệnh nắm bắt tình hình đường huyết và có phương án điều chỉnh phù hợp.
Người mắc bệnh tiểu đường phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Tham khảo thêm: Dinh dưỡng thông minh- Vũ khí chống biến chứng đái tháo đường
Gói tầm soát đái tháo đường & Biến chứng của DiaB
Gói tầm soát đái tháo đường & Biến chứng của DiaB là chương trình hợp tác giữa MEDLATEC và Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhằm cung cấp dịch vụ tầm soát, chẩn đoán và theo dõi bệnh đái tháo đường và các biến chứng một cách toàn diện, chuyên sâu.
Bao gồm xét nghiệm, kèm Chẩn đoán hình ảnh ở gói nâng cao và tư vấn nội khoa dựa trên kết quả cận lâm sàng để tư vấn hướng điều trị bệnh về Nội khoa.
Tầm soát đái tháo đường và biến chứng để bảo vệ sức khỏe
Các chỉ số xét nghiệm bao gồm:
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm laser
- Tổng phân tích nước tiểu
- Chức năng gan
- Xét nghiệm Bộ mỡ máu
- Chức năng Thận
- Acid uric
Chẩn đoán hình ảnh (khi sử dụng gói nâng cao)bao gồm:
- Điện tim thường
- Siêu âm bụng tổng quát
Bạn có thể đặt lịch cho bạn hoặc người thân TẠI ĐÂY
Ngoài ra, DiaB còn cung cấp các dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe cho người bệnh đái tháo đường và người có nguy cơ mắc bệnh.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com
Tài liệu tham khảo: