Điều trị đái tháo đường hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Sau khi được chẩn đoán, người bệnh sẽ tiến hành các biện pháp điều trị đái tháo đường dưới sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. Hiện Hiện nay, các biện pháp điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trắc trở.

Điều trị đái tháo đường hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, bao gồm nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Xem thêm: Lợi ích của việc tập thể dục đối với người tiểu đường tuýp 2

Phác đồ điều trị đái tháo đường mới nhất

Điều trị đái tháo đường dựa vào những nguyên tắc các nguyên tắc chính:

  • Lấy người bệnh làm trung tâm, cá nhân hóa mỗi cá thể bị bệnh để phát hiện sớm, tính cực, giảm yếu tố biến cố.
  • Đánh giá chung tình trạng sức khỏe của người bệnh, tầm soát các bệnh lý đi kèm, điều kiện kinh tế – xã hội
  • Ưu tiền hàng đối can thiệp thay đổi lối sống, hạn chế trường hợp dùng thuốc quá chỉ định
  • Khi được bác sĩ cho thuốc, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ giờ giấc, cách sử dụng thuốc đã được hướng dẫn.
  • Người bệnh cần được tư vấn các nguyên tác dinh dưỡng để thiết kế thực đơn ăn uống phù hợp

Tìm hiểu thêm: Những lầm tưởng về chế độ ăn kiêng tiểu đường

Mục tiêu điều trị ở những bệnh nhân có thể khác nhau tùy bối cảnh lâm sàng của người bệnh, không phải bệnh nhân nào cũng được điều trị giống nhau.

  • Bệnh nhân trẻ tuổi, mới được chẩn đoán, không có các bệnh lý tim mạch đi kèm, nguy cơ hạ đường huyết thấp thì mục tiêu HbA1c là <6,5%
  • Bệnh nhân lớn tuổi, mắc đái tháo đường nhiều năm, nhiều bệnh lý đi kèm, tiền sử có tụt đường huyết trước đó thì mục tiêu HbA1c từ 7,4 – 8%.
  • Trong trường hợp HbA1c chưa đạt mục tiêu nhưng glucose đói trong giới hạn an toàn thì cần lưu ý mục tiêu glucose máu sau ăn khoảng 1-2 giờ đồng hồ.
  • Chỉ định điều trị: tiết chế, thuốc, insulin
Không phải trường hợp nào mắc bệnh cũng uống thuốc tiểu đường

Xem thêm: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Top 5 biến chứng cần lưu ý khi bị tiểu đường

Người bệnh được chẩn đoán đái tháo đường típ 2 cần dùng thuốc thì meformin thường là loại thuốc đầu tay được kê sử dụng nếu người bệnh không có chống chỉ định. Tùy vào người bệnh có bệnh đi kèm gì sẽ được kê bổ sung phối hợp các loại thuốc đái tháo đường khác nhau. Trong trường hợp chỉ số HbA1c không đáp ứng với thuốc uống, bác sĩ nội tiết sẽ cân nhắc hạ đường huyết bằng thuốc tiêm insulin.

Khó khăn trong công tác quản lý, chăm sóc và điều trị người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính, tỉ lệ mắc ngày càng cao và trẻ hóa. Tại Việt Nam, bệnh nhân mắc đái tháo đường type đã tăng gấp 2 lần trong vòng 10 năm. Bệnh gia tăng tỉ lệ với yếu tố nguy cơ: béo phì, lối sống thụ động, hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn ngọt,…

Chính phủ và Bộ Y tế nước ta đã ban hành các Chiến lược, phòng chống lây nhiễm trong suốt nhiều năm qua. Song song với đó vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn trong công tác điều trị đái tháo đường. Một phần vì điều trị đái tháo đường có thể làm giảm sự ngon miệng từ bữa ăn hạn chế ăn ngọt, không giải quyết được các vấn đề cá nhân, đồng thời nhiều bệnh nhân vẫn chưa được tầm soát, chẩn đoán và điều trị kịp thời dẫn tới mắc phải các biến chứng nguy hiểm.

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh mạn tính, thời gian điều trị lâu dài

Tham khảo thêm: Chỉ số tiểu đường – Làm sao để duy trì chỉ số ổn định?

Đến từ người bệnh

Nhiều người bệnh đã được chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả trong việc tự chăm sóc tại nhà. Việc tự chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường đã được chứng minh giúp cải thiện hiệu quả trong việc chăm sóc người bệnh, giảm lượng đường trong máu, cải thiện chất lượng, nâng cao cuộc sống.

Một vài nghiên cứu được thực hiện cho thấy rằng người bệnh tuân thủ vấn đề khẩu phần ăn lành mạnh, nhưng tỉ lệ cao bệnh nhân không ăn rau thường xuyên. Người bệnh hạn chế thử máu thường xuyên do đau và tốn kém. Ngoài ra người bệnh còn vệ sinh chưa đúng cách như trong biến chứng đái tháo đường: ít rửa bàn chân, lau ngô giữa các ngón chân sau khi rửa chân.

Người bệnh tự ý bỏ trị có thể dẫn đến các biến chứng đái tháo đường gây nguy hiểm

Xem thêm: Thực đơn dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường

Ở những người thừa cân, lựa chọn ép cân, ăn kiêng nghiêm ngặt cũng ảnh hưởng tới sức khỏe, giảm cân bằng các biện pháp không khoa học đồng thời nguồn đầu vào của dinh dưỡng cũng bị sụt giảm do người bệnh ăn uống kém, hậu quả dẫn tới nguy cơ tụt đường huyết, kiểm soát đường thất bại.

Tự ý ngưng trị ngưng tái khám vì nhiều lý do, trong đó có cả lý do chủ quan đến từ bệnh nhân và người nhà. Sau khi nằm , xuất viện thì chỉ dùng lại toa thuốc cũ mà không tái khám để được điều chỉnh bất thường chỉ số đường huyết kịp thời.

Điều trị đái tháo đường cần sự hợp tác đến từ 2 phía, bệnh nhân và bác sĩ.

Xem thêm: Góc giải đáp: Người bị tiểu đường có nên ăn khoai lang không?

Đến từ cơ sở vật chất

Một số nghiên cứu cho thấy việc quản lý bệnh nhân đái tháo đường tại tuyến cơ sở chưa thật sự minh mẽ. Người bệnh thường chọn điều trị đái tháo đường ở những bệnh viện lớn, tuyến trên. Ngoài ra, theo quy định của Bộ Y tế, việc chẩn đoán khẳng định bị tiểu đường tuýp 2 phải được thực hiện tại các tuyến cơ sở tuyến trên. Do đó người lớn tuổi ít được tiếp cận với nguồn cung cấp

Ngoài ra các xét nghiệm chỉ số tiểu đường cần được chuẩn hóa để có thể kết quả được chính xác nhất. Tuy nhiên các vùng sâu vùng xa lại khó tiếp cận, khả năng các chỉ số được do bị giới hạn về kết quả. Do đó vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sả vật chất trong điều trị đái tháo đường.

Các thiết bị y tế theo dõi đường huyết tại nhà giá thành cao, người bệnh không có điều kiện kinh phí để mua máy dễ dẫn đến thật bại trong mục tiêu kiểm soát chỉ số đường huyết. Hệ thống y tế quá tải cũng làm người bệnh tự ý không đi khám, không tái khám đầy đủ kết quả dễ mất dấu trong việc quản lý, chăm sóc và điều trị, hậu quả có thể dẫn tới một số biến chứng đái tháo đường.

Điều kiện cơ sở vật chất đã phát triển hơn trong nhiều năm qua, tuy nhiên cần nới rộng mạng lưới điều trị đến tất cả mọi người

Đối với người mới được chẩn đoán đái tháo đường, thường đối mặt với cảm xúc hoang mang, không biết bắt đầu từ đâu để ổn định các chỉ số và gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Ứng dụng DiaB sẽ là trợ thủ đắc lực giúp người đái tháo đường có nền tảng kiến thức và kỹ năng cơ bản để bước những bước đầu tiên trong hành trình kiểm soát đái tháo đường của mình dễ dàng hơn.

👉 Bước 1: Tải ứng dụng tại đây: https://click.diab.com.vn/referralCode/bPKf

👉 Bước 2: Ghi lại chỉ số đường huyết và HbA1c của mình để theo dõi.

👉 Bước 3: Vào phần Dinh dưỡng, xem thực đơn mẫu được DiaB đề xuất để làm quen với chế độ ăn đái tháo đường.

👉 Bước 4: Vào phần Vận động, chọn một lộ trình vận động với cường độ phù hợp và tập cùng người hướng dẫn.

👉 Bước 5: Vào phần Bài học, xem dần các video ngắn được bác sĩ và chuyên gia biên soạn để trang bị kiến thức và kỹ năng cần có.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Nguồn tham khảo:

  1. https://diabetesjournals.org/care/article/47/Supplement_1/S158/153955/9-Pharmacologic-Approaches-to-Glycemic-Treatment
  2. https://www.cdc.gov/diabetes/dsmes-toolkit/index.html
Contact Me on Zalo
Call Now Button