Trái cây có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho bệnh nhân có lượng đường trong máu cao. Tuy nhiên sinh tố trái cây lại loại bỏ hầu hết chất xơ của trái cây.
Tóm tắt nội dung
Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không?
Đường huyết cao (còn gọi là lượng đường trong máu cao hoặc tăng đường huyết) là khi có quá nhiều glucose (đường) trong máu. Nguyên nhân thường là do cơ thể bạn không sản xuất hoặc sử dụng insulin tốt như bình thường. Insulin là một loại hormone giúp cân bằng lượng đường trong máu của bạn.
Khi lượng đường trong máu tăng cao thường xuyên hoặc liên tục, có thể gây tổn thương cho dây thần kinh, mạch máu và các cơ quan của bạn. Nó cũng có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm khác.
Tham khảo thêm: Nhận biết và phòng tránh nhiễm toan ceton, biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường
Chế độ ăn kiêng dành cho người tiểu đường
Không có một chế độ ăn kiêng cụ thể cho bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ. Bạn nên lên kế hoạch cụ thể cho từng bữa ăn về số lượng và loại thực phẩm.
Chế độ ăn uống lành mạnh của người tiểu đường bao gồm:
- 40% đến 60% lượng calo từ carbohydrate. Bạn nên tập trung vào các loại carbohydrate lành mạnh, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, ít natri, chất béo xấu và đường bổ sung như trái cây và rau quả; các loại đậu; ngũ cốc nguyên cám như yến mạch.
- 20% calo từ protein. Một số lựa chọn protein tốt để kiểm soát bệnh tiểu đường bao gồm: thịt gà; cá; thịt bò nạc; đậu hũ; trứng; sữa ít béo và sữa chua Hy Lạp; các loại hạt và đậu như đậu đen, đậu xanh.
- 30% hoặc ít hơn lượng calo từ chất béo. Tập trung vào các loại thực phẩm có chất béo tốt có lợi cho tim bao gồm: bơ; các loại hạt (ví dụ: quả óc chó; hạt chia, …); dầu hạt cải, ô liu, hướng dương và đậu phộng.
Một trong những điều chính cần hạn chế trong chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường là đường. Đường và thậm chí là chất tạo ngọt nhân tạo (ví dụ: sucralose hay aspartam, acesulfam K) đều khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách tránh các thực phẩm có đường như bánh rán, kẹo, bánh ngọt, soda và mật ong. Ngoài ra, chế độ ăn của bạn nên có ít cholesterol, ít muối và ít đường bổ sung.
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn:
- Duy trì sức khỏe tốt
- Quản lý lượng đường trong máu của bạn tốt hơn
- Đạt được mức lipid (mỡ) trong máu mục tiêu
- Duy trì huyết áp khỏe mạnh
- Duy trì khối lượng cơ thể khỏe mạnh
- Ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của các biến chứng bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn uống lành mạnh cho người mắc bệnh tiểu đường không khác biệt so với người khỏe mạnh. Bạn không cần phải chuẩn bị những bữa ăn riêng biệt hoặc mua những thực phẩm đặc biệt, vì vậy hãy thư giãn và tận hưởng bữa ăn lành mạnh cùng gia đình.
Fructose là gì?
Tất cả các trái cây, nước ép và sinh tố trái cây đều có một loại đường tự nhiên là fructose. Fructose từ trái cây không bổ sung vào lượng đường mà bạn tiêu thụ, nhưng fructose trong nước ép trái cây hoặc sinh tố thì có.
Đường bổ sung bao gồm đường được thêm vào thực phẩm, ví dụ như trong bánh ngọt, socola, mứt, đồ uống có ga và ngũ cốc ăn sáng. Nó cũng bao gồm đường có trong nước ép trái cây, sinh tố và mật ong. Chính điều này gây ra các tình trạng béo phì, sâu răng, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 và các bệnh lý khác.
Tham khảo thêm: 7 loại trái cây tốt cho người đái tháo đường
Người tiểu đường có nên uống nhiều sinh tố không?
Trái cây chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất – rất tốt cho sức khỏe. Chất xơ giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu và giúp có cảm giác no lâu hơn. Vì vậy hãy ăn trái cây thay vì ép nước hay làm sinh tố.
Mặt khác, nước ép hay sinh tố trái cây đã loại bỏ hầu hết chất xơ, khiến cho chúng rất dễ uống. Điều này khiến bạn sẽ phải tiêu thụ số lượng lớn trái cây trong khoảng thời gian ngắn. Lượng calo, carb và đường sẽ đồng loạt vào cơ thể cùng 1 lúc.
Vì vậy, nên cắt giảm sinh tố và nước ép trái cây, đồng thời cũng hạn chế ăn các loại trái cây sấy khô hoặc mứt trái cây. Thay vào đó hãy ăn trái cây tươi.
Mẹo để làm sinh tố tốt cho sức khỏe
Nếu bạn đang tìm kiếm những loại sinh tố với hương vị thơm ngon và bổ dưỡng cho kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường, trước tiên bạn nên lựa chọn những nguyên liệu sau:
1. Chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp
Các loại trái cây như dâu tây, quả việt quất, đu đủ, đào, táo và quả anh đào là một số lựa chọn mà bệnh nhân tiểu đường có thể ăn vì chúng có tác động ít hơn đến lượng đường trong máu.
2. Thêm rau
Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn, dưa chuột, củ cải đường, cần tây và cà rốt là những cách tốt để bổ sung chất xơ và dinh dưỡng.
3. Bổ sung protein
Bạn có thể bổ sung protein từ các sản phẩm từ sữa như sữa chua hoặc sữa ít béo hoặc các sản phẩm từ các loại hạt như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành hoặc sữa yến mạch.
4. Tránh thêm đường
Thay vì thêm đường, hãy sử dụng nguyên liệu tự nhiên như chà là và trái cây chín.
5. Sử dụng chất béo tốt
Có thể sử dụng nguồn chất béo tốt như hạnh nhân, bơ đậu phộng, hạt chia, hạt lanh và quả bơ. Các thực phẩm này cung cấp Omega-3 tốt, giúp giảm cholesterol xấu.
Với những người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm DIAVIT bổ sung các vitamin và khoáng chất trong trường hợp cơ thể thiếu hụt do tăng nhu cầu sử dụng hoặc có các rối loạn về hấp thu, giúp tăng cường sức khỏe. Hỗ trợ giúp chuyển hóa đường huyết, cải thiện chỉ số đường huyết cho người đái tháo đường.
Mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn cần phải kiêng tất cả các loại thực phẩm bạn yêu thích, nhưng bạn nên đổi sang lựa chọn các thực phẩm lành mạnh hơn. Hãy lựa chọn những sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nghĩa là nó sẽ không làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Một lựa chọn tốt là ăn nhiều trái cây và rau quả, những loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng lại ít calo.
Tài liệu tham khảo:
https://www.diabetes.ca/about-diabetes-(3)/what-is-diabetes
https://www.webmd.com/diabetes/diabetes-hyperglycemia
https://www.healthshots.com/healthy-eating/recipes/diabetes-friendly-smoothies
https://www.ncoa.org/article/why-its-important-to-eat-healthy-when-you-have-diabetes