Thịt bò là loại thịt đỏ giàu đạm và dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên nhiều người luôn thắc mắc liệu bị tiểu đường ăn thịt bò được không, bởi đây là những đối tượng phải có chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Hãy cùng Docosan đi tìm câu trả lời phù hợp cho vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Người tiểu đường ăn thịt bò được không?
Thịt bò là một nguồn protein chất lượng cao, các khoáng chất, vitamin thiết yếu và ít chứa carbohydrate giúp nâng cao sức khỏe người tiểu đường. Hàm lượng axit linoleic (CLA) có trong thịt bò còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời giảm cholesterol xấu trong máu giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Do đó, người tiểu đường ăn thịt bò được không? Câu trả lời là CÓ.
Tuy nhiên, người tiểu đường nên ăn với liều lượng phù hợp để tránh những ảnh hưởng xấu đến bệnh như:
- Trong thịt bò có chứa nhiều đạm và chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa nên nếu ăn thường xuyên sẽ có nguy cơ tăng cân béo, béo phì ở người bệnh.
- Hàm lượng đạm và chất béo cao trong thịt bò nếu được nạp vào cơ thể quá nhiều có thể làm tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường liên quan đến tim mạch.
- Trong thịt bò có chứa nhiều natri, nếu ăn quá nhiều thịt bò hàm lượng dư thừa sẽ bắt buộc cơ thể phải giữ nước để pha loãng natri. Lúc này, thể tích máu sẽ tăng lên, gây áp lực cho hệ thống mạch máu và khiến huyết áp cao, kháng insulin. Chính những điều này đã khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.
- Có thể khẳng định người tiểu đường có thể ăn được thịt bò nhưng nên ăn ở mức vừa phải, lượng ăn phù hợp để kiểm soát đường huyết và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Lưu ý khi ăn thịt bò dành cho người tiểu đường
Ngoài việc tìm hiểu tiểu đường ăn thịt bò được không, cách thức chế biến thịt bò cũng là điều quan trọng mà người bệnh cần nắm, để tận dụng tối đa dinh dưỡng mà không gây tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn.
- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường nên sử dụng khoảng 508g thịt bò/tuần. Lượng này nên được chia thành 4 – 5 bữa và mỗi bữa chỉ nên ăn khoảng 100gr thịt bò.
- Người tiểu đường nên ăn bò hầm, không nên nướng ở nhiệt độ cao vì có thể làm tăng lượng đạm và chất béo bão hòa, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Nên ăn thịt nạc để tránh chất béo không lành mạnh.
- Ăn kèm với rau xanh để bổ sung chất xơ và các vitamin, vừa tăng cảm giác nhanh no, no lâu và hỗ trợ điều hòa đường huyết tốt hơn.
- Nên ăn thịt bò vào bữa trưa, bữa sáng và hạn chế ăn vào bữa tối để giảm hoạt động cho gan và tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột.
- Người tiểu đường nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để xây dụng cho mình một chế độ dinh dưỡng với thịt bò để phù hợp với thể trạng và tình trạng sức khỏe của mình.
Khi nào người tiểu đường nên kiêng hoàn toàn thịt bò?
Mặc dù thịt bò có thể là một phần quan trọng trong chế độ ăn của người tiểu đường, nhưng có một số trường hợp nên kiêng hoàn toàn hoặc giảm bớt lượng thịt bò tiêu thụ. Cụ thể như:
- Người tiểu đường bị gout: Người tiểu đường là đối tượng dễ mắc các vấn đề về xương khớp, trong đó có bệnh gout. Trong khi đó, thịt bò là loại thịt đỏ rất giàu protein. Nếu sử dụng có thể làm tăng tăng axit uric trong máu khiến bệnh nhân đau hơn.
- Người tiểu đường bị sỏi thận: Hàm lượng protein cao có trong thịt bò có thể làm tăng oxalate trong nước tiểu. Mà oxalate lại là nhân tố hình thành sỏi trong thận.
- Người tiểu đường bị mỡ máu: Trong thịt bò (thịt mỡ) chứa nhiều chất béo không lành mạnh có thể làm mỡ máu tăng cao. Nếu người tiểu đường bị mỡ máu ăn thịt mỡ bò sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch.
- Người tiểu đường bị cao huyết áp: Như đã nói ở trên, trong thịt bò có chứa hàm lượng natri cao, cơ thể sẽ phải giữ nước để trung hòa lượng natri cao. Điều này có thể gây tăng thể tích máu và gây áp lực lên mạch máu về lâu dài, khó kiểm soát huyết áp.
Xem thêm: Cao huyết áp không nên ăn gì để ngăn ngừa bệnh tiến triển?
Gợi ý một số loại thịt khác trong thực đơn dinh dưỡng cho người tiểu đường
Ngoài tiểu đường ăn thịt bò được không, bệnh nhân có thể lựa chọn các loại thịt khác để tích hợp vào chế độ ăn của mình một cách an toàn và hợp lý. Thịt cá, thịt gia cầm bỏ da cũng là lựa chọn lành mạnh và phù hợp thay cho thịt bò ở người tiểu đường.
Thịt cá
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong cá có chứa hàm lượng lớn omega-3 giúp làm giảm cholesterol trong máu và cải thiện độ nhạy của insulin trong cơ thể. Bổ sung cá vào chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch để ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường.
Bên cạnh đó, người tiểu đường nên ưu tiên lựa chọn cá biến (cá hồi, cá béo, cá trích, cá ngừ, cá chim,..) thay cho cá sông vì hàm lượng omega-3 trong cá biển dồi dào hơn. Đồng thời, ưu tiên lựa chọn phương pháp chế biến như luộc, hấp và hạn chế chiên, rán, nướng để tốt cho người tiểu đường.
Thịt gia cầm
Thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt, thịt ngỗng, thịt ngan,… là nguồn cung cấp đạm thay thế thịt bò mà người tiểu đường có thể sử dụng. Trong thịt gia cầm còn chứa lượng chất béo tốt cho sức khỏe tim mạch, cùng với đó là hàm lượng vitamin B6 cao giúp ức chế chất béo được lưu trữ, hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Khi chế biến thịt gia cầm có người tiểu đường nên bỏ da, hạn chế ăn mặn và ưu tiên ăn phần ức để kiểm soát đường huyết và cân nặng hiệu quả.
Xem thêm:
- 7 Cách kiểm soát cân nặng cho người đái tháo đường
- Góc thắc mắc: Người tiểu đường ăn rau muống được không?
- Những loại củ quả người tiểu đường không nên ăn để duy trì sức khỏe
Với những thông tin về người tiểu đường ăn thịt bò được không được chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn thịt bò nhưng cần lưu ý đến lượng ăn phù hợp và khoa học.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com