Tư vấn cách chăm sóc vết thương tiểu đường đúng cách

Nắm cách chăm sóc vết thương tiểu đường đúng cách là việc quan trọng để hạn chế tình trạng nhiễm trùng, ngăn ngừa hoại tử và phải cắt cụt chi.

Tư vấn cách chăm sóc vết thương tiểu đường đúng cách

Vết thương lâu lành là biến chứng thường gặp ở người tiểu đường. Do đó, nắm cách chăm sóc vết thương tiểu đường đúng cách là việc quan trọng để hạn chế tình trạng nhiễm trùng, ngăn ngừa hoại tử và phải cắt cụt chi, cùng các biến chứng liên quan khác. 

Tham khảo thêm: BIẾN CHỨNG BÀN CHÂN TIỂU ĐƯỜNG: 3 TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA 

Trong bài viết này, các chuyên gia DiaB sẽ gửi đến bạn các thông tin cần thiết về việc chăm sóc vết thương tiểu đường đúng cách. Cùng theo dõi nhé!

1. Tầm quan trọng của việc chăm sóc vết thương tiểu đường đúng cách

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 2 phút trôi qua lại có thêm 1 bệnh nhân tiểu đường phải cắt cụt chi do vết thương lở loét và không được chăm sóc đúng cách.

Người tiểu đường dễ bị nhiễm trùng vết thương do sự suy giảm chức năng miễn dịch và giảm lưu thông máu. Nếu không được chăm sóc đúng cách, vết thương có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, hoại tử, và thậm chí phải cắt cụt chi. Vì vậy, việc chăm sóc vết thương tiểu đường đúng cách rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Tham khảo thêm: 7 cách chăm sóc da ở người mắc tiểu đường

chăm sóc vết thương tiểu đường

Cần chăm sóc vết thương tiểu đường đúng cách

Việc chăm sóc vết thương tiểu đường đúng cách sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng sau:

  • Giảm tỷ lệ nhiễm trùng: Các vết thương tiểu đường rất dễ nhiễm trùng. Do đó, nếu được chăm sóc đúng cách, vi khuẩn không có môi trường để phát triển, các vết thương nhanh lành hơn.
  • Giảm thiểu tình trạng loét: Vết thương tiểu đường một khi đã bị loét thì rất khó điều trị. Vì thế, việc chăm sóc chăm sóc bàn chân tiểu đường đúng cách là rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ loét.

Việc phân loại vết thương tiểu đường giúp cho người chăm sóc có được kế hoạch và phương pháp chăm sóc hiệu quả hơn. Hiện nay, có 4 cấp độ tương đương với 4 giai đoạn vết thương ở người tiểu đường như sau:

  • Cấp độ 0: Vết thương nông và chưa gây loét, tương đương với giai đoạn A (vết thương sạch).
  • Cấp độ 1: Vết thương nông, có loét nhưng chưa lan vào tổ chức dây chằng xung quanh, tương đương với giai đoạn B (nhiễm trùng vết thương).
  • Cấp độ 2: Vết thương bị loét lan vào tổ chức dây chằng xung quanh, tương đương với giai đoạn C (vết thương bị thiếu máu).
  • Cấp độ 3: Vết thương bị loét lan vào xương khớp, tương đương với giai đoạn D (Vết thương thiếu máu và nhiễm trùng).

2. Cách chăm sóc vết thương tiểu đường

Chăm sóc vết thương tiểu đường bao gồm việc chăm sóc vết thương chưa nhiễm trùng và vết thương đã bị nhiễm trùng.

Băng bảo vệ vết thương

Băng bảo vệ vết thương bằng băng gạc sạch và khô

2.1. Vết thương chưa nhiễm trùng

Đối với các vết thương nông, thường ở cấp độ 0, 1 và chưa có dấu hiệu bị nhiễm trùng, cách chăm sóc như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch vết thương tiểu đường bằng nước ấm và xà phòng, không dùng cồn hoặc thuốc tím. Rửa theo chiều từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Lưu ý cần loại bỏ dị vật và cầm máu trước khi thực hiện rửa vết thương tiểu đường.
  • Bước 2: Sử dụng một loại kem có chứa kháng sinh để bôi lên vết thương. Nên bôi một lớp mỏng theo hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì.
  • Bước 3: Băng bảo vệ vết thương bằng băng gạc sạch và khô. Nếu là vết thương nhỏ thì sử dụng băng cá nhân. Nếu vết thương lớn hơn thì nên sử dụng băng gạc chuyên dụng như Urgostart Contact; hoặc thay thế băng gạc thông thường bằng dung dịch xịt ngăn ngừa các vết loét như Urgo Sanyrene. Điều này sẽ giúp vết thương nhanh lành và tránh biến chứng bàn chân.
  • Bước 4: Thay băng hàng ngày và kiểm tra vết thương xem có dấu hiệu nhiễm trùng không. Nếu vết thương có biểu hiện nhiễm trùng thì bệnh nhân cần tới viện để được điều trị ngay

2.2. Vết thương đã bị nhiễm trùng

Theo các chuyên gia y tế, đối với các vết thương tiểu đường từ cấp độ 2 trở lên vì việc chăm sóc cần có sự can thiệp của bác sĩ. Những vết thương này có thể có các dấu hiệu hoại tử. Vì thế, khi đến bệnh viện, ngoài việc được xử lý loại bỏ các vùng bị hoại tử, bệnh nhân còn được bác sĩ kê đơn uống thêm các thuốc kháng viêm, kháng sinh và bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng. 

Vết thương bị nhiễm trùng

Vết thương bị nhiễm trùng cần được ở lại viện để điều trị và theo dõi

Với các vết thương nặng, bệnh nhân cần được ở lại viện để điều trị và theo dõi. Còn những vết thương nhẹ hơn, ngoài việc tham vấn ý kiến từ bác sĩ, bệnh nhân có thể chăm sóc tại nhà và lưu ý một số điểm sau: 

  • Tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn điều trị từ bác sĩ. Nếu vết thương có dấu hiệu tiến triển nặng thì cần đến bệnh viện ngay.
  • Rửa sạch vết thương với dung dịch sát khuẩn.
  • Sử dụng kháng sinh đường uống hoặc bôi kháng sinh tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tì đè mạnh vào vết thương. Nếu vết thương tiểu đường ở vùng mông, lưng, xương cụt thì bệnh nhân cần được xoay trở người thường xuyên.

Xem thêm: TOP 8 nước rửa vết thương giá rẻ, dễ mua tại các hiệu thuốc

3. Chế độ ăn cho người tiểu đường bị thương

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương và hạn chế tiến triển bệnh ở người tiểu đường. Vết thương bị loét, đau sẽ làm người tiểu đường chán ăn, ăn không ngon miệng. Do đó, chế độ ăn cho người tiểu đường bị thương cần đảm bảo đủ dưỡng chất để duy trì sức khỏe, đảm bảo vết thương nhanh lành, đồng thời kích thích ăn uống mà không bị tăng đường huyết.

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa để hỗ trợ quá trình lành thương.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất như vitamin C, kẽm, sắt để tăng cường miễn dịch.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa đường và tinh bột để kiểm soát đường huyết.
  • Uống đủ nước để giữ ẩm cho cơ thể.
Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor

4. Phòng ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường

Các vết thương ở bàn chân tiểu đường gây ra nhiều “nỗi đau” cho người bệnh. Vì thế, việc phòng ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường cũng như các biến chứng nguy hiểm khác là điều cần thiết cần được thực hiện ngay khi được chẩn đoán mắc tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

  • Kiểm soát đường huyết, huyết áp và tình trạng lipid máu.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
  • Duy trì vận động thể chất đều đặn và phù hợp với thể trạng.
  • Tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định và khám bàn chân đái tháo đường theo lịch.
  • Đo và theo dõi đường huyết hằng ngày
  • Kiểm tra chân hàng ngày, đặc biệt là các vùng dễ bị tổn thương như giữa ngón chân, gót chân.
  • Duy trì vệ sinh chân sạch sẽ, cắt móng chân thường xuyên.
  • Đi giày thoáng khí, êm ái để tránh mọc nấm và ma sát.
  • Thường xuyên kiểm tra lại với bác sĩ để phát hiện sớm các vấn đề về bàn chân.

Trên đây là một số thông tin về cách chăm sóc vết thương tiểu đường, hy vọng sẽ mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn. Các vết thương tiểu đường là biến chứng nghiêm trọng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống ở người tiểu đường. Vì thế, việc chăm sóc đúng cách, nhất là thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiểu đường là cần thiết để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, để triệt để kiểm soát biến chứng bệnh bằng việc kiểm soát dinh dưỡng, cân nặng, vận động, lối sống, cũng như để nhận biết các dấu hiệu đầu tiên của biến chứng, liên hệ ngay hotline 0931 888 832 của DiaB – hệ sinh thái toàn diện dành riêng cho người đái tháo đường – để nhận được tư vấn, hướng dẫn từ chuyên gia ngay hôm nay!

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.apma.org/diabeticwoundcare 
  2. https://www.healthpartners.com/blog/why-diabetic-wounds-wont-heal-and-tips-to-treat-them/ 
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8432997/ 
Contact Me on Zalo