Bộ Y tế đã thông tin, ít nhất 90% phụ nữ từng mắc bệnh phụ khoa trong đời. Để phòng ngừa tình trạng mắc các bệnh phụ khoa, bạn nên đi khám và tầm soát sức khỏe thường xuyên. Vậy nên khám phụ khoa ở đâu uy tín, khám phụ khoa khi nào là thích hợp? Quý bạn đọc có thể tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Nên khám phụ khoa khi nào?
Phụ nữ nên thường xuyên đi khám phụ khoa. Độ tuổi thích hợp để khám phụ khoa lần đầu là từ 13 – 15 tuổi. Đây là thời điểm cơ thể của bạn bắt đầu có những thay đổi ở tuổi dậy thì, đặc biệt là vùng kín. Khám phụ khoa lần đầu ở độ tuổi này, bên cạnh phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh còn giúp các bé nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản, biết cách tự bảo vệ và chăm sóc bản thân.
Có nên khám phụ khoa định kỳ?
Theo lời khuyên từ bác sĩ, chị em phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Dưới đây là một số lợi ích khi bạn thường xuyên khám phụ khoa:
- Tầm soát, phát hiện sớm các bệnh phụ khoa: ung thư cổ tử cung, nhiễm trùng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,…
- Phát hiện những thay đổi, vấn đề của vùng kín: đau âm hộ, khô âm đạo, viêm âm đạo,…
- Hiểu rõ hơn tình trạng cơ thể.
- Am hiểu, nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản.
Thời điểm khám phụ khoa tốt nhất
Không phải ngày hành kinh
Để quá trình khám đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên đi khám sau khi sạch kinh từ 3 – 5 ngày. Thời điểm hành kinh là lúc tử cung của bạn đang mở rộng, niêm mạc bong tróc, môi trường ứ đọng máu kinh dẫn đến việc bạn dễ bị nhiễm khuẩn khi thăm khám, không lấy được mẫu xét nghiệm.
Hạn chế khám xung quanh ngày rụng trứng
Các chị em nên tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình, tránh đi khám phụ khoa xung quanh ngày rụng trứng. Vì vào những ngày này, cơ thể sẽ tiết ra dịch âm đạo sinh lý, gây nhầm lẫn với huyết trắng bất thường. Đồng thời ở giai đoạn cuối chu kỳ, lớp nội mạc tử cung sẽ tăng sinh rất dày gây khó khăn khi siêu âm trong quá trình khám phụ khoa.
Xuất hiện các triệu chứng cấp tính
Nếu bạn xuất hiện triệu chứng cấp tính như chấn thương vùng kín, đau dữ dội phần bụng dưới hay chảy máu âm đạo nhiều, đau ngứa rát âm hộ, âm đạo thì nên đi khám phụ khoa sớm để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Các bước tiến hành khi khám phụ khoa?
Trong vòng 24h trước khi đến khám phụ khoa tại phòng khám, bạn không nên quan hệ tình dục, thụt rửa hay sử dụng kem bôi âm đạo. Quy trình khám phụ khoa sẽ bao gồm:
- Khám bộ phận sinh dục bên ngoài: Bác sĩ sẽ kiểm tra trực quan âm đạo và âm hộ để xem có dấu hiệu nhiễm trùng, kích ứng, sưng tấy hay không.
- Khám bộ phận sinh dục bên trong: Bác sĩ sẽ đặt một hoặc hai ngón tay vào âm đạo của bạn, tay còn lại ấn nhẹ phần bụng nhằm xem xét tử cung và buồng trứng của bạn có bị đau hay to ra không.
- Kiểm tra cổ tử cung với thiết bị mỏ vịt: Mỏ vịt là một thiết bị y tế vô trùng, được đưa vào âm đạo, hỗ trợ tách môi âm đạo ra để quan sát âm đạo và cổ tử cung dễ hơn.
- Xét nghiệm Pap Smear: Đây là một xét nghiệm cần thiết nhằm tầm soát tế bào ung thư, đồng thời lấy được mẫu dịch âm đạo của bệnh nhân.
- Xét nghiệm HPV: Các bác sĩ có thể thực hiện thêm xét nghiệm HPV, kiểm tra nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
- Khám trực tràng – âm đạo: Ở bước này, bác sĩ sẽ xem phần trực tràng của bạn có khối u hay bất thường gì khác phía sau tử cung không.
Ngoài các bước kiểm tra trên, một số phòng khám, bệnh viện có thể yêu cầu kiểm tra thêm chức năng tim, phổi và khám vú.
Nên khám phụ khoa ở đâu?
Chị em phụ nữ nên đến khám phụ khoa tại các bệnh viện uy tín như bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, bệnh viện Chợ Rẫy,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến khám tại các phòng khám uy tín ở TPHCM như:
- Phòng khám Dr. Marie: Số 111 Nguyễn Thị Thập, KDC Him Lam Tân Hưng, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
- Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản 315: 490-492 Trường Chinh, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
- Phòng Khám Chuyên Khoa Phụ Sản Hoa Sen: 36 Đường số 3, Khu đô thị Him Lam, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Đồng Nai 2: Số 2 đường Đồng Khởi, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số phòng khám Sản phụ khoa tại Docosan để chủ động đặt lịch hẹn và lựa chọn phòng khám gần nhất nhé!
Lưu ý trước khi đi khám phụ khoa
Trước khi khám phụ khoa, bạn nên lưu ý một vài điều để giúp quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi và hiệu quả:
- Nên giữ tinh thần vui vẻ, thư giãn để cơ thể thoải mái, các cơ vùng âm đạo sẽ giãn ra giúp bác sĩ đưa dụng cụ vào dễ dàng, không gây đau.
- Không nên quan hệ tình dục trong vòng từ 1 – 2 ngày trước khi khám phụ khoa nhằm tránh ảnh hưởng đến mẫu bệnh phẩm.
- Nên vệ sinh âm đạo sạch sẽ trước khi thăm khám. Không nên thụt rửa âm đạo sâu sẽ khiến vùng kín bị nhiễm trùng. Sử dụng dung dịch vệ sinh có pH phù hợp với pH âm đạo.
- Không nên uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích hay ăn quá ngọt, nhiều dầu mỡ. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục như tăng lượng dịch bài tiết, tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến kết quả khám bị thay đổi.
- Nên ăn mặc thoải mái, nhẹ nhàng, không quá cầu kỳ để dễ dàng cởi ra khi thăm khám.
Giải đáp các thắc mắc phổ biến
Khám phụ khoa có đau không?
Khám phụ khoa không đau như bạn nghĩ. Nếu bạn mới khám phụ khoa lần đầu, bạn có thể sẽ thấy hơi khó chịu. Tuy nhiên, trong quá trình khám nếu bạn cảm thấy đau, hãy thông báo ngay với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời cho bạn.
Nên khám phụ khoa vào buổi sáng hay chiều?
Theo khuyến nghị của bác sĩ, chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa vào buổi sáng. Đây là thời điểm vàng trong ngày vì cơ thể vừa mới phục hồi sau một đêm dài nghỉ ngơi, giúp tinh thần thoải mái và không cảm thấy đau khi khám. Đồng thời, thực hiện các xét nghiệm vào buổi sáng cũng đem lại kết quả chính xác hơn.
Chưa lấy chồng có nên đi khám phụ khoa?
Nữ giới nên khám phụ khoa khi bắt đầu dậy thì và ít nhất là một lần trước tuổi 21. Bạn có thể đi khám để tầm soát sức khỏe sinh sản hoặc khi bạn gặp một trong những vấn đề sau đây:
- Kinh nguyệt không đều.
- Đau vùng kín, âm đạo dữ dội hoặc đau sau khi quan hệ tình dục.
- Có dấu hiệu viêm nhiễm âm đạo do nấm hay vi khuẩn.
- Nhiễm trùng tiết niệu.
- Khi bị tấn công tình dục.
Xem thêm:
- Tổng hợp 8 phòng khám tư phụ khoa uy tín, chất lượng
- Ra huyết trắng nhiều là sắp có kinh hay có thai? Dấu hiệu phân biệt
- Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai là gì? 7 dấu hiệu nhận biết
Qua bài viết này, Docosan đã thông tin chi tiết về khám phụ khoa. Hãy thực hiện khám phụ khoa thường xuyên để tầm soát sức khỏe và nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản, bạn nhé! Tài liệu tham khảo: 1. Pelvic Exams
- Link tham khảo: https://www.acog.org/womens-health/faqs/pelvic-exams
- Ngày tham khảo: 22/08/2024
2. Pelvic Exam
- Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/17343-pelvic-exam
- Ngày tham khảo: 22/08/2024