Nguyên nhân mất ngủ khi mang thai và cách cải thiện an toàn, hiệu quả

Bị mất ngủ khi mang thai là một trong những nỗi trăn trở của các mẹ bầu trong thai kỳ. Bị mất ngủ khi mang thai có thể gây nhiều vấn đề cho cả sức khỏe của mẹ và bé. Hãy cùng Docosan tìm hiểu cách trị mất ngủ khi mang thai trong bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượng mất ngủ khi mang thai là gì?

Khi mang thai, phụ nữ thường mắc phải chứng mất ngủ. Nguyên nhân đến từ sự thay đổi nội tiết tố, nhu cầu dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi có sự xáo trộn trong suốt thời gian mang thai. Sản phụ sẽ thường xuyên bị thiếu ngủ, nhưng lại gặp nhiều khó khăn để có thể chìm vào giấc ngủ, đồng thời, giấc ngủ kém chất lượng hơn bình thường. Khoảng 25% phụ nữ trải qua tình trạng mất ngủ trong những tháng đầu của thai kỳ. Có tới 80% sản phụ từng bị mất ngủ nếu tính xuyên suốt cả quá trình mang thai. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trong thời kỳ mang thai, do phụ nữ cần những giấc ngủ ngon để hồi phục năng lượng mỗi ngày. Trong giai đoạn mang thai, bạn cần ngủ từ 8-10 giờ đồng hồ mỗi ngày.
Mất ngủ khi mang thai gặp ở 20% phụ nữ mang thai những tháng đầu.
Mất ngủ khi mang thai gặp ở 20% phụ nữ mang thai những tháng đầu.

Triệu chứng mất ngủ khi mang thai 

Trong thời kỳ mang thai, sản phụ có thể gặp khó khăn để chìm vào giấc ngủ hoặc tỉnh dậy giữa đêm. Sản phụ có thể tỉnh dậy từ lúc sáng sớm, thậm chí trước khi mặt trời lên. Các triệu chứng khác xảy ra trong thời kỳ mang thai khi bị mất ngủ có thể gặp như:
  • Cảm xúc tiêu cực, cáu gắt, cáu kỉnh.
  • Phản xạ chậm chạp, thất thần thường xuyên.
  • Cảm giác có sương mù phủ trong đầu, mất tập trung, trí nhớ suy giảm.
  • Cảm xúc mâu thuẫn trong suy nghĩ và hành động, bị ám ảnh với suy nghĩ liệu thai nhi có phát triển tốt không.

Nguyên nhân mẹ bầu lại hay bị mất ngủ khi mang thai

Cơ thể của sản phụ sẽ thích nghi với sự phát triển từng ngày của thai nhi, có thể là thai nghén trong những tháng đầu, bao gồm triệu chứng mất ngủ. Nguyên nhân mất ngủ trong giai đoạn thai kỳ chưa được làm rõ, tuy nhiên nhiều giả thuyết cho rằng nguyên nhân đến từ sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Nồng độ estrogen và progesterone tăng cao trong thai kỳ ảnh hưởng đến nhịp thở và chu kỳ giấc ngủ của thai phụ. Các cơn đau do thai nghén cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Càng về cuối thai kỳ, khối lượng của thai nhi và nước ối tăng lên, gây áp lực lên xương khớp và các cơ quan trong ổ bụng, đặc biệt là bàng quang, có thể gây mắc tiểu khi đã đi ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ của sản phụ. Những yếu tố có liên quan đến việc gây mất ngủ bao gồm:
  • Bụng bầu to dần và cơ thể đau nhức do áp lực từ thai nhi khiến sản phụ khó tìm vị trí thoải mái khi ngủ.
  • Buồn nôn và nôn mửa (thai nghén) xảy ra nhiều lần trong ngày, thậm chí xảy ra vào lúc nửa đêm.
  • Dậy đi tiểu nhiều lần vào ban đêm (tiểu đêm).
  • Chuột rút hoặc cảm giác khó chịu ở chân.
  • Đau cột sống, đặc biệt là vùng thắt lưng.
  • Cơn co thắt hay thai máy trong nửa sau thai kỳ.
  • Khó thở, nhịp tim nhanh có thể khiến sản phụ khó ngủ.
  • Ợ nóng, ợ chua, trào ngược khi nằm.
Mất ngủ khi mang thai xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Mất ngủ khi mang thai xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Mất ngủ ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu?

Giấc ngủ chất lượng là điều không thể thiếu trong quá trình mang thai. Theo các chuyên gia, giấc ngủ trong thời kỳ mang thai có thể kéo dài từ 8 đến 10 giờ đồng hồ. Do đó, nếu thiếu ngủ liên tục khi mang thai có thể ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn như đái tháo đường thai kỳ, sinh non, tiền sản giật,… Rối loạn giấc ngủ có thể khiến thai phụ đối diện với tình huống ngưng thở khi ngủ, ngưng thở tạm thời nhiều lần trong khi ngủ. Bên cạnh đó, mất ngủ trong thai kỳ còn làm gia tăng tỉ lệ trầm cảm trong thai kỳ, trầm cảm sau sinh.

Cách cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai 

Để cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai, bà bầu bị mất ngủ có thể tham khảo các biện pháp điều trị như sau:

Thay đổi lối sống 

  • Đi ngủ đúng giờ: Đi ngủ đúng giờ mỗi ngày sẽ tạo thành thói quen cho cơ thể, cứ đến đúng thời điểm sản phụ sẽ có cảm giác buồn ngủ, từ đó hạn chế việc mất ngủ ban đêm, rối loạn chu kỳ giấc ngủ.
  • Phòng ngủ yên tĩnh, thoải mái: Tạo không gian đi ngủ yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn, hạn chế ánh sáng chói cũng như hạn chế các thiết bị điện tử cũng giúp sản phụ có thể ngủ dễ dàng, tránh bị thức giấc giữa đêm.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích: Không được sử dụng thuốc lá hay bất cứ chất kích thích nào trong suốt thời kỳ mang thai, các sản phẩm như trà, cà phê cũng nên hạn chế trong suốt thai kỳ.
  • Tập thể dục mỗi ngày: Nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, duy trì tập từ 15 đến 30 phút mỗi ngày để cơ thể dẻo dai, chịu được áp lực, những khó khăn của quá trình sinh con, đồng thời tránh nguy cơ thừa cân thai kỳ. Tuy nhiên đối với các thai kỳ nguy cơ cao, tiền căn từng sảy thai, sanh non thì tập thể dục chỉ nên dừng lại ở việc vận động tại chỗ, xoay trở các khớp, hạn chế các bài tập nặng.
  • Thư giãn nhẹ nhàng: Các kỹ thuật thư giãn như tắm nước ấm, xoa bóp ấn huyệt, massage cổ vai gáy thắt lưng có thể giúp giảm tình trạng căng thẳng, đau nhức xương khớp, giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Ngủ nghiêng bên trái: Ngủ nghiêng bên trái giúp máu lưu thông đến các cơ quan có vai trò quan trọng của cơ thể như tim, não, gan, thận, đặc biệt là thai nhi. Ngủ bên trái cũng giúp giảm sưng ở chân và mắt cá chân, đồng thời giảm áp lực hơn cho phổi và tim.
Ngoài ra, việc bổ sung vitamin B có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mất ngủ liên quan đến thiếu hụt vitamin B, như rối loạn tâm trạng, căng thẳng, mệt mỏi, khó tập trung. NATB cung cấp vitamin nhóm B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và mệt mỏi cho người bị mất ngủ.
Có nhiều biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ trong thời kỳ mang thai.
Có nhiều biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ trong thời kỳ mang thai.

Phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định

Nếu các thay đổi lối sống không mang lại hiệu quả, bạn cần thăm khám bác sĩ để kiểm tra toàn diện, xem xét thuốc cải thiện chất lượng giấc ngủ:
  • Thuốc: Sử dụng thuốc trong thai kỳ tiềm ẩn nhiều rủi ro do mức độ an toàn của chúng trong thời kỳ mang thai hiện chưa được kiểm chứng một cách triệt để. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đánh giá giữa lợi ích từ việc giảm mất ngủ khi mang thai và rủi ro khi dùng thuốc ngủ, bác sĩ sẽ quyết định việc sử dụng thuốc hay không.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Một số nghiên cứu cho thấy liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể giúp phụ nữ mang thai bị mất ngủ cải thiện chất lượng giấc ngủ từ việc thay đổi các thói quen hàng ngày trong cuộc sống.
  • Axit folic: Trong một số trường hợp mất ngủ kèm hội chứng chân không yên, sản phụ có thể cần tăng cường bổ sung axit folic.
Khi mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng, sản phụ cần đi khám bác sĩ ngay.
Khi mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng, sản phụ cần đi khám bác sĩ ngay.

Những câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu mất ngủ

Mất ngủ có phải là dấu hiệu mang thai sớm không?

Mất ngủ là một triệu chứng thường thấy trong thai kỳ, tuy nhiên không được xem là một dấu hiệu mang thai sớm. Mất ngủ khi mang thai thường chỉ xảy ra khi các triệu chứng thai nghén của thai kỳ xuất hiện. Có những dấu hiệu mang thai sớm bạn có thể chú ý đến đó là chậm kinh, trễ kinh. >>> Xem thêm: 10 dấu hiệu mang thai sớm dễ dàng nhận biết

Mất ngủ khi mang thai kéo dài bao lâu?

Mất ngủ khi mang thai có thể xuất hiện trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài suốt cả thai kỳ. Thường chứng mất ngủ xảy ra trong thời kỳ thai nghén nhiều hoặc đến từ những lo lắng trong quá trình khám thai định kỳ. Tuy nhiên, các triệu chứng mất ngủ có thể cải thiện dần theo thời gian nếu sản phụ áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ kể trên.

Có thể ngừa chứng mất ngủ khi mang thai không?

Mất ngủ khi mang thai có thể ngăn ngừa được, tuy nhiên có một số trường hợp sản phụ phải đối mặt với chứng mất ngủ dù đã có sự chuẩn bị trước đó. Do đó, việc quan trọng là cải thiện chất lượng giấc ngủ trước và trong thai kỳ để hạn chế tối đa tác động của tình trạng mất ngủ lên quá trình mang thai.
Mất ngủ khi mang thai có thể kéo dài vài ngày nhưng cũng có thể đến tới cuối thai kỳ.
Mất ngủ khi mang thai có thể kéo dài vài ngày nhưng cũng có thể đến tới cuối thai kỳ.
Xem thêm: Bài viết đã cung cấp những thông tin tại sao bà bầu bị mất ngủ và cách xử trí khi bà bầu bị mất ngủ. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé! Nguồn tham khảo: 1. Pregnancy Insomnia – Cleveland Clinic
  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/pregnancy-insomnia
  • Ngày tham khảo: 21/09/2024
2. Pregnancy Insomnia: Causes & Treatment – Sleep Foundation
  • Link tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/pregnancy/pregnancy-insomnia
  • Ngày tham khảo: 21/09/2024
Contact Me on Zalo