Mới mang thai có bị mất ngủ không? Các dấu hiệu nhận biết có thai sớm

Tình trạng mất ngủ và những biểu hiện thay đổi cơ thể là điều mà nhiều phụ nữ trải qua trong lúc mang thai. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc “Mới mang thai có bị mất ngủ không?” cũng như cách cải thiển tình trạng mất ngủ và chia sẻ về các dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Hãy cùng Docosan tìm hiểu ngay nhé.

Mất ngủ có phải là dấu hiệu báo mẹ mang thai không?

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến mất ngủ chẳng hạn như môi trường ngủ không phù hợp, thức ăn, thuốc hoặc căng thẳng trong công việc. Vì thế, mất ngủ không phải là một dấu hiệu đặc trưng giúp bạn có thể nhận biết sớm được mình có đang mang thai hay không. Tuy nhiên, với nhiều người, đặc biệt là những phụ nữ đang trong giai đoạn mong có con, thường cho rằng mất ngủ có thể là một trong những dấu hiệu sớm của việc mang thai. Vì khi mang thai, cơ thể của phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về hormone và tâm lý, có thể gây ra những rối loạn về giấc ngủ. Dưới đây là một số lý do khiến phụ nữ có thể bị mất ngủ khi mang thai:
  • Thay đổi nội tiết tố: Hormone trong cơ thể người mẹ thay đổi mạnh mẽ trong quá trình mang thai, có thể gây ra các triệu chứng như khó ngủ, trằn trọc.
  • Ốm nghén: Buồn nôn, ợ nóng thường xuyên khiến mẹ bầu khó ngủ ngon.
  • Áp lực tâm lý: Căng thẳng, lo lắng về việc mang thai cũng là nguyên nhân gây mất ngủ.
  • Thay đổi thể chất: Cơn đói đêm, tiểu đêm thường xuyên, khó tìm tư thế ngủ thoải mái,… đều có thể khiến mẹ bầu mất ngủ.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến mất ngủ ở phụ nữ
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến mất ngủ ở phụ nữ

Làm gì khi bị mất ngủ khi mang thai?

Mất ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tổng thể của người mẹ. Mất ngủ không chỉ gây ra mệt mỏi, cáu gắt mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống và suy giảm trí nhớ, Do đó, các mẹ bầu có thể tham khảo một số cách thay đổi lối sống sau đây để cải thiện giấc ngủ khi mang thai:
  • Thiết lập lịch ngủ đều đặn: Đi ngủ và thức dậy vào những khung giờ giống nhau mỗi ngày, kể cả ngày cuối tuần.
  • Chợp mắt: Giấc ngủ ngắn có thể giúp bạn bù đắp cho việc thiếu ngủ. Tuy nhiên nên tránh ngủ trưa và ngủ chiều quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái: Bạn nên tạo không gian ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh, đồng thời không sử dụng thiết bị điện tử trong phòng ngủ. Hãy sử dụng đèn ngủ thay vì đèn trần để tránh thức giấc quá nhiều khi đi vệ sinh vào ban đêm.
  • Sử dụng gối hỗ trợ: Sử dụng gối để hỗ trợ phần bụng, lưng dưới và giữa hai đầu gối để giảm tình trạng đau lưng. Bạn có thể ưu tiên dùng gối dành riêng cho bà bầu, được thiết kế để phù hợp với nhu cầu của cơ thể đang thay đổi khi mang thai.
  • Hạn chế chất kích thích: Bạn nên bỏ thuốc lá và rượu bia trong thời kỳ mang thai, đồng thời cố gắng không tiêu thụ caffein sau buổi trưa.
  • Tập thể dục vào buổi sáng: Tập thể dục thường xuyên rất quan trọng đối với hầu hết các trường hợp mang thai khỏe mạnh, nhưng tốt nhất bạn nên dành thời gian tập thể dục vào buổi sáng. Trước khi bắt đầu thói quen tập thể dục, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Thử các kỹ thuật thư giãn: Các kỹ thuật thư giãn hoặc các hoạt động nhẹ nhàng như tắm nước ấm hoặc mát-xa có thể giúp bạn chuẩn bị tốt cho giấc ngủ. Hãy trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về cách tham gia các hoạt động thư giãn một cách an toàn trong suốt thai kỳ.
  • Nằm nghiêng bên trái: Nằm nghiêng bên trái giúp máu lưu thông đến các cơ quan chính và thai nhi dễ dàng hơn. Nằm nghiêng bên trái cũng có thể giúp giảm sưng ở chân và mắt cá chân, đồng thời giúp phổi và tim hoạt động dễ dàng hơn. Hầu hết các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên nằm ngửa khi mang thai ở giai đoạn cuối, vì có thể gây ra một số rủi ro cho thai nhi.
  • Giải tỏa tâm lý: Một số mẹ bầu khó ngủ vì lo lắng về việc mang thai và làm cha mẹ. Do đó, mẹ bầu có thể tham gia các lớp học sinh nở hoặc chia sẻ bất kỳ lo lắng nào với người thân, chuyên gia chăm sóc sức khỏe để giảm lo lắng và giúp họ ngủ ngon hơn.
Sử dụng gối hỗ trợ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn
Sử dụng gối hỗ trợ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn

Các dấu hiệu điển hình khác nhận biết có thai sớm

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về thể chất để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai sớm mà bạn có thể tham khảo:
  • Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi kéo dài, uể oải thường xuyên xảy ra ở những tuần đầu của thai kỳ.
  • Tiểu tiện thường xuyên: Do tử cung to dần chèn ép vào bàng quang, khiến bạn sẽ cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Táo bón: Sự thay đổi hormone và áp lực của tử cung lên ruột có thể gây ra táo bón.
  • Đau lưng dưới: Đau lưng dưới là một triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là khi thai nhi bắt đầu phát triển.
  • Chóng mặt: Sự thay đổi hormone và giảm đường huyết có thể gây ra cảm giác chóng mặt cho mẹ bầu, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ.
  • Đau đầu: Đau đầu cũng là một triệu chứng thường gặp ở những tuần đầu của thai kỳ.
  • Cảm giác đầy hơi: Do sự thay đổi hormone khi bắt đầu mang thai và áp lực của tử cung lên đường tiêu hóa.
  • Buồn nôn và nôn (ốm nghén): Tình trạng này thường xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ) do sự gia tăng hormone, đặc biệt là hormone hCG.
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Dịch âm đạo có thể trở nên trong suốt hoặc hơi trắng đục và xuất hiện nhiều hơn bình thường.
Buồn nôn là một dấu hiệu điển hình của việc mang thai
Buồn nôn là một dấu hiệu điển hình của việc mang thai
Ngoài những thay đổi về mặt sức khỏe thể chất, phụ nữ có thai cũng sẽ trải qua những thay đổi cảm xúc và tâm trạng đột ngột như: cảm thấy vui vẻ, buồn bã hoặc cáu kỉnh không rõ lý do, dễ xúc động, thèm hoặc ghét những thức ăn khác so với bình thường. Cuối cùng, một dấu hiệu mang thai sớm và rõ ràng khác đó là hiện tượng mất kinh do niêm mạc tử cung không còn bị bong tróc và tiếp tục duy trì để thai làm tổ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể nhận thấy trên quần lót xuất hiện một chút máu hoặc các vết loang hồng, đây được gọi là máu báo thai, xuất hiện trong những tuần đầu của thai kỳ. Lưu ý:
  • Mỗi người sẽ có những dấu hiệu khác nhau và không phải tất cả phụ nữ mang thai đều trải qua đầy đủ các dấu hiệu trên.
  • Dấu hiệu mang thai sớm có thể giống với các triệu chứng của các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, để xác định chính xác có đang mang thai hay không, bạn nên làm xét nghiệm bằng que thử thai hoặc đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.
Sử dụng que thử thai sẽ giúp chẩn đoán có thai chính xác hơn
Sử dụng que thử thai sẽ giúp chẩn đoán có thai chính xác hơn
Xem thêm: Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi “Mới mang thai có bị mất ngủ không” và các dấu hiệu nhận biết có thai sớm. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân đang dự định có thai để mọi người cùng biết nhé! Nguồn tham khảo: 1. Can Insomnia Be an Early Sign of Pregnancy?
  • Link tham khảo: https://www.verywellhealth.com/can-insomnia-be-an-early-sign-of-pregnancy-3014706
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024
2. Pregnancy Insomnia: Causes & Treatment
  • Link tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/pregnancy/pregnancy-insomnia
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024
3. Symptoms of pregnancy: What happens first
  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024
Contact Me on Zalo