Bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay hiệu quả nhanh chóng

Tê bì chân tay là triệu chứng phổ biến ở người cao tuổi. Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây và các thủ thuật ngoại khoa hay vật lý trị liệu, bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay cũng được các lương y và người dân tin tưởng sử dụng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về những bài thuốc này và lưu ý khi áp dụng nhé!

Tê chân tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tê bì chân tay là triệu chứng khiến cơ thể mất cảm giác tạm thời ở tay, chân hoặc cảm thấy ngứa ran như thể có nhiều cây kim nhỏ đang châm chích vào những bộ phận này. Đây là triệu chứng khá phổ biến ở một số tổn thương thần kinh và các bệnh lý liên quan đến xúc giác. Trong một số trường hợp, tê bì chân tay là tín hiệu cảnh báo đột quỵ, yêu cầu bệnh nhân phải được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Tê bì chân tay là triệu chứng khá phổ biến ở một số tổn thương thần kinh và các bệnh lý liên quan đến xúc giác
Tê bì chân tay là triệu chứng khá phổ biến ở một số tổn thương thần kinh và các bệnh lý liên quan đến xúc giác

Cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân phổ biến

Chữa bệnh bằng bài thuốc dân gian không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc vật lý trị liệu, bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay cũng được nhiều lương y và người dân tin tưởng vì sự lành tính mà hiệu quả mang lại vẫn tương đương so với hai phương pháp kể trên. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay mà người bệnh có thể tham khảo:

Chữa tê chân tay bằng lá lốt

Theo lý thuyết y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị cay, quy vào các kinh Tỳ, Vị giúp giảm đau, ôn trung, giải trừ phong thấp hoặc giảm tê bì tay chân do lạnh. Còn theo y học hiện đại, lá lốt có chứa một lượng lớn tinh dầu và alkaloid có tác dụng kháng viêm, giảm căng thẳng thần kinh.

Bài thuốc 1: Chuẩn bị: 15 – 20 lá lốt tươi (tương đương 5 – 10 gram lá khô). Cách làm:

  • Lá lốt rửa sạch, sắc trong ấm với 2 chén nước lọc.
  • Đun sôi lửa nhỏ cho đến khi cạn còn nửa chén.
  • Gạn nước để uống, nên uống lúc nước còn ấm. Dùng 1 lần/ngày sau khi ăn tối.
  • Nên dùng ít nhất 10 ngày liên tục để thấy hiệu quả.

Bài thuốc 2:  Chuẩn bị: 200 gram lá lốt tươi và muối ăn. Cách làm:

  • Lá lốt rửa sạch rồi vò nát, nấu với 2 lít nước.
  • Sau khi nước sôi được 10 phút, hòa muối vào nước cho đến khi tan hoàn toàn.
  • Gạn nước ra một chậu nhỏ. Chờ nước nguội khoảng 50 – 60 độ C thì ngâm hai tay hoặc hai chân trong chậu khoảng 20 phút.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ vào buổi tối.

Lưu ý:

  • Không áp dụng khi người bệnh đang có vết thương hở ở tay, chân hoặc các bệnh viêm nhiễm ngoài da, phụ nữ có thai, người bệnh đái tháo đường, giãn tĩnh mạch tay/chân, người có cơ địa nóng trong.
  • Không nên ngâm chân vào nước quá nóng để tránh bỏng, khô da.
  • Lượng nước chỉ nên ngang mắt cá chân, không nên ngâm tới đầu gối.
Lá lốt có chứa một lượng lớn tinh dầu và alkaloid có tác dụng kháng viêm, giảm căng thẳng thần kinh
Lá lốt có chứa một lượng lớn tinh dầu và alkaloid có tác dụng kháng viêm, giảm căng thẳng thần kinh

Chữa tê tay chân bằng lá ngải cứu

Ngải cứu có tính ấm, kết hợp với nhiệt ấm sẽ giúp giãn mạch máu, từ đó hỗ trợ lưu thông máu ở tay và chân. Nhờ vậy, tình trạng tê bì chân tay cũng được cải thiện rõ rệt hơn.

Chuẩn bị: 01 bó ngải cứu to, 02 thìa muối hột và nước sôi.

Cách làm:

  • Cho ngải cứu và muối hột vào trong chậu.
  • Đổ nước sôi ngập mặt lớp ngải cứu.
  • Chờ khoảng 2 – 3 phút cho lá ngải cứu mềm rồi vớt ra đắp vào khu vực tay, chân tê bì.
  • Nên áp dụng 1 – 2 lần/ngày trong vòng 07 ngày để thấy được hiệu quả.

Những bệnh nhân tê bì tay chân có cơ địa nóng trong cần tránh áp dụng bài thuốc này do ngải cứu có tính ấm, nóng, có thể khiến tình trạng nóng trong người trở nên trầm trọng hơn.

Ngải cứu có tính ấm, kết hợp với nhiệt ấm sẽ giúp giãn mạch máu
Ngải cứu có tính ấm, kết hợp với nhiệt ấm sẽ giúp giãn mạch máu

Chữa tê tay chân bằng cây xấu hổ 

Cây xấu hổ (cây trinh nữ) có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giảm đau nhức, kháng viêm, an thần. Bên cạnh đó, cây còn có khả năng chữa đau nhức xương khớp, tê bì chân tay hiệu quả.

Bài thuốc dân gian 1: Chuẩn bị: 20 – 30 gram rễ cây xấu hổ và nước sạch. Cách làm:

  • Cho rễ cây xấu hổ sắc với 400 ml nước sạch trong ấm.
  • Đun cho đến khi nước cạn còn 100 ml, gạn nước chia ra uống 2 lần/ngày.

Bài thuốc dân gian 2: Chuẩn bị: Rễ cây xấu hổ, sơn thục, quýt gai, dây đau xương, khúc khắc, tục đoạn, vương tôn, kê huyết đằng: Mỗi vị 12 gram. Cách làm:

  • Sắc thuốc lấy nước đặc, uống vài lần trong ngày cho đến khi hết thang thuốc.
  • Uống 1 thang thuốc/ngày.

Bài thuốc dân gian 3:  Chuẩn bị:

  • Rễ cây xấu hổ, rễ cây bưởi bung, rễ cây cúc tần: Mỗi vị 20 gram.
  • Rễ cây cam thảo dây, rễ đinh lăng: Mỗi vị 10 gram.

Cách làm:

  • Sắc thang thuốc trên, uống nước đặc vài lần trong ngày. Mỗi ngày 1 thang.
  • Có thể ngâm thang thuốc trên với rượu, mỗi ngày uống 1 ly nhỏ trong 1 tháng.

Chữa bệnh tê tay chân từ thổ phục linh

Thổ phục linh (khúc khắc) là cây dây leo mọc hoang ở khu vực miền núi. Dân gian thường dùng thân, rễ tươi hoặc phơi khô để làm thuốc trị phong thấp, tê lạnh chân tay, đau nhức xương khớp. Chuẩn bị:

  • 20 gram thổ phục linh.
  • 10 gram cốt toái bổ.
  • 8 gram thiên niên kiện.
  • 6 gram bạch chỉ.
  • 8 gram đương quy.

Cách làm: Thái nhỏ các nguyên liệu rồi sắc uống với 400 ml nước mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể ngâm rượu uống hoặc dùng để xoa bóp tay chân.

Dân gian thường dùng thân, rễ thổ phục linh tươi hoặc phơi khô để làm thuốc trị phong thấp, tê lạnh chân tay
Dân gian thường dùng thân, rễ thổ phục linh tươi hoặc phơi khô để làm thuốc trị phong thấp, tê lạnh chân tay

Chữa bệnh tê tay chân từ gừng

Bên cạnh vai trò làm gia vị, gừng còn là loại dược liệu quý chuyên trị các bệnh về xương khớp, điển hình như đau nhức khớp, viêm khớp, tê bì tay chân và thoát vị đĩa đệm. Theo khoa học, gừng chứa nhiều hoạt chất như shogaol, gingerol, zingiberene có tác dụng giãn mạch, tăng cường lưu thông máu đến tay chân.

Nhờ đó, bệnh nhân giảm cảm giác tê buốt rõ rệt. Người có cơ địa nóng trong không nên áp dụng bài thuốc này do gừng có tính nóng, có thể khiến tình trạng nóng trong người trở nên tệ hơn. Chuẩn bị: 01 nhánh gừng tươi. Cách làm:

  • Gừng tươi đem giã nát cả vỏ.
  • Cho gừng vào nồi nấu với 1 lít nước và 02 thìa muối hột.
  • Gạn nước ra chậu rồi để nguội đến khoảng 50 – 60 độ C, ngâm chân hoặc tay trong nước.
  • Mỗi ngày ngâm 1 lần, mỗi lần từ 15 – 30 phút.
Gừng là loại dược liệu quý chuyên trị các bệnh về xương khớp
Gừng là loại dược liệu quý chuyên trị các bệnh về xương khớp

Chữa tê chân tay bằng xích thược

Xích thược có tác dụng giảm tê bì tay chân đối với người cao tuổi có lưu thông máu kém – nguyên nhân chính khiến khớp bị đau và cứng ở các chi. Với bài thuốc này, người bệnh cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Xích thược, cây lá vông, xuyên quy, sơn ô quy: Mỗi vị 80 gram.
  • Đào nhân: 20 gram.
  • Phụ tử, bạt kế: Mỗi vị 40 gram.
  • Quế tâm: 120 gram.

Cách làm: Tất cả những nguyên liệu trên được tán nhỏ, sau đó trộn 20 gram bột thuốc với 6 gram gừng thái nhỏ cùng 200 ml nước ấm. Thang thuốc nên được uống lúc bụng đói và thuốc còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Xích thược có tác dụng giảm tê bì tay chân đối với người cao tuổi có lưu thông máu kém
Xích thược có tác dụng giảm tê bì tay chân đối với người cao tuổi có lưu thông máu kém

Bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay theo Đông Y

Theo Đông y, tê bì tay chân thuộc chứng ma mộc. Trong đó, “ma” chỉ trạng thái không đau, không ngứa, cảm giác như kiến bò tứ chi; “mộc” chỉ cơn đau phát sinh do chân khí không vận hành. Do đó, việc điều trị sẽ dựa vào thể bệnh của mỗi người để đưa ra các bài thuốc phù hợp. Chẳng hạn như:

Trị tê bì chân tay ở thể can huyết hư

Người bệnh có cảm giác tê bì chân tay, chuột rút, chóng mặt, riêng phụ nữ có thêm biểu hiện kinh nguyệt ngắn và lượng máu thường ít. Để điều trị tình trạng này, Đông y sử dụng phương pháp dưỡng huyết nhu can, điều hòa và lưu thông khí huyết với các vị thuốc sau:

  • Thục địa: 20 gram.
  • Kê huyết đằng, bạch thược, táo nhân: 16 gram.
  • Mộc qua, kỷ tử, quy đầu, tang ký sinh, bổ can thang, tục đoạn, ngưu tất: 12 gram.
  • Xuyên khung: 8 gram.
  • Mạch môn: 10 gram.
  • Trích thảo: 6 gram.

Cách dùng: Tất cả các vị thuốc được cho vào ấm đun với 500 ml nước trên lửa nhỏ. Đến khi còn khoảng 200 ml nước thuốc, tắt bếp, lọc bã và dùng khi thuốc còn ấm.

Trị tê bì chân tay do khí huyết hư

Khí huyết hư khiến người bệnh tê bì tay chân mất cảm giác, xanh xao, gầy gò, dễ nhiễm lạnh, ngại gió, tâm trạng lo lắng, bồn chồn. Phù chính khu tà là phương pháp Đông y chính để điều trị căn bệnh này. Theo đó, bệnh nhân sử dụng các vị thuốc sau:

  • Đẳng sâm: 16 gram.
  • Táo, bạch truật, hoài sơn: 12 gram.
  • Bạch chỉ, bạch thược, quy đầu, bạch linh, sài hồ, thần khúc: 10 gram.
  • Cát cánh: 9 gram.
  • Biển đậu, phòng phong: 8 gram.
  • Can khương, quế chi: 4 gram.

Cách dùng: Các vị thuốc trên được cho vào ấm và sắc với 500 ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi còn lại khoảng 200 ml nước thuốc. Thuốc được dùng trong ngày, chia làm 2 lần, mỗi ngày dùng 1 thang.

Chú ý: Thuốc phải được sắc uống theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý ngừng thuốc hoặc lạm dụng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

Thuốc phải được sắc uống theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc
Thuốc phải được sắc uống theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc

Những lưu ý khi dùng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân

Khi sử dụng bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền hoặc bác sĩ tại các bệnh viện uy tín để xác định đúng nguyên nhân gây tê bì chân tay trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc dân gian nào.
  • Bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay thích hợp với người cao tuổi, người có khí huyết lưu thông kém do sinh hoạt không lành mạnh. Các trường hợp tê bì chân tay do bệnh lý, bài thuốc dân gian thường không mang lại hiệu quả cao.
  • Nếu tình trạng tê bì tay chân không cải thiện sau 10 ngày sử dụng bài thuốc dân gian, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ và đi khám để được điều trị bằng phác đồ phù hợp.
  • Trong quá trình sử dụng bài thuốc, nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như chóng mặt, khó chịu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,…, hãy ngừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Bài thuốc dân gian không áp dụng với người bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai, bệnh nhân suy gan, suy thận, người bệnh giãn tĩnh mạch tay chân.
  • Hiệu quả các bài thuốc dân gian thường chậm hơn so với thuốc tân dược. Do đó, bệnh nhân cần kiên trì dùng thuốc ít nhất từ 10 – 14 ngày để cảm nhận hiệu quả rõ rệt.
Bệnh nhân cần kiên trì dùng thuốc ít nhất từ 10 - 14 ngày để cảm nhận hiệu quả rõ rệt
Bệnh nhân cần kiên trì dùng thuốc ít nhất từ 10 – 14 ngày để cảm nhận hiệu quả rõ rệt

Xem thêm:

Sản phẩm bổ sung Vitamin B cung cấp vitamin nhóm B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu, giảm tê bì và đau nhức tay chân. Vitamin B1 giúp duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh, B12 hỗ trợ tạo máu và tuần hoàn máu, B6 giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh. Bài viết trên đây đã trình bày một số bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay được các lương y và người dân tin tưởng sử dụng. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẻ cho mọi người xung quanh cùng biết nhé!

Tài liệu tham khảo:

1. Why Are My Limbs Numb?

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/numbness-of-limbs
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024.

2. Các loại thuốc chữa tê bì chân tay hiệu quả nhất.

  • Link tham khảo: https://thuocdantoc.vn/benh/thuoc-chua-te-bi-chan-tay
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024.
Contact Me on Zalo