Cách xoa bóp bấm huyệt chữa tê bì chân tay hiệu quả nhất

Bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh truyền thống trong y học cổ truyền. Thông qua kích thích các huyệt đạo trên cơ thể, phương pháp này giúp cải thiện lưu thông máu và giảm triệu chứng tê bì chân tay. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về các cách bấm huyệt chữa tê bì chân tay tại nhà nhé.

Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt vùng tay chân

Bàn chân và bàn tay là nơi hội tụ của gần 7200 dây thần kinh và mạch máu trên khắp cơ thể. Vì vậy, nếu máu lưu thông không tốt ở những vị trí này sẽ có thể gây ứ đọng, tắc nghẽn, từ đó dẫn đến các cơn đau mỏi, tê bì chân tay. Bấm huyệt chữa tê bì chân tay có tác dụng xoa bóp những vị trí khí huyết tắc nghẽn, hỗ trợ khí huyết lưu thông, giải quyết các vấn đề liên quan đến tuần hoàn máu kém và tác động tích cực lên các huyệt vị, cung phản xạ.

Mặt khác, theo Đông y, bàn chân và bàn tay là nơi đại diện cho các bộ phận và cơ quan trong cơ thể: Bàn tay và chân phải đại diện cho nửa cơ thể bên phải, bàn tay và chân trái đại diện cho nửa cơ thể bên trái. Do đó, xoa bóp và bấm huyệt tại từng vị trí huyệt vị sẽ tác động trực tiếp lên các bộ phận của cơ thể, giúp cải thiện sức khoẻ, thuyên giảm bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

Bấm huyệt có tác dụng đả thông kinh lạc, kích thích khí huyết lưu thông
Bấm huyệt có tác dụng đả thông kinh lạc, kích thích khí huyết lưu thông

Cách bấm huyệt chữa tê chân hiệu quả

Dưới đây là một vài huyệt vị mà bạn có thể xoa bóp để giảm tê bì chân:

Huyệt Côn lôn (BL60)

Huyệt Côn Lôn (hay Kunlun) là huyệt nằm ở phần lõm giữa đầu mắt cá chân ngoài và mép ngoài của gân Achilles. Theo Đông y, xoa bóp huyệt Côn Lôn có tác dụng giảm tê và giảm cảm giác ngứa ran ở lòng bàn chân. Bạn chỉ cần sử dụng ngón tay cái hoặc ngón trỏ, ấn và xoay tròn tại vị trí huyệt đạo để kích thích tác dụng kể trên.

Xoa bóp huyệt Côn Lôn có tác dụng giảm tê và giảm cảm giác ngứa ran ở lòng bàn chân
Xoa bóp huyệt Côn Lôn có tác dụng giảm tê và giảm cảm giác ngứa ran ở lòng bàn chân

Huyệt Thái xung (LR3)

Huyệt Thái Xung (hay Taichong) là huyệt nằm trên bàn chân, cách kẽ ngón chân cái và ngón chân trỏ một khoảng bằng chiều rộng 2 ngón tay. Kích thích huyệt Thái Xung giúp giảm tình trạng tê bì và ngứa ran ở lòng bàn chân. Bạn có thể sử dụng ngón cái ấn nhẹ hoặc massage theo vòng tròn tại vị trí huyệt đạo, thực hiện tương tự với bàn chân còn lại. Khi kích thích huyệt Thái Xung, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy hơi đau.

Huyệt Thái Xung nằm trên bàn chân, cách kẽ ngón chân cái và ngón chân trỏ một khoảng bằng chiều rộng 2 ngón tay
Huyệt Thái Xung nằm trên bàn chân, cách kẽ ngón chân cái và ngón chân trỏ một khoảng bằng chiều rộng 2 ngón tay

Huyệt Túc tam lý (ST36)

Huyệt Túc tam lý (hay còn gọi là Zusanli hoặc Leg Three Miles) nằm ở bắp chân ngoài, cách đầu gối khoảng 4 ngón tay. Bấm huyệt Túc tam lý giúp kích thích lưu thông máu ở vùng bắp chân, từ đó giảm cảm giác tê bì và ngứa ran ở bộ phận này. Bạn có thể sử dụng ngón tay cái hoặc ngón trỏ để ấn giữ huyệt đạo, thực hiện tương tự với bên chân còn lại.

Bấm huyệt Túc tam lý giúp kích thích lưu thông máu ở vùng bắp chân
Bấm huyệt Túc tam lý giúp kích thích lưu thông máu ở vùng bắp chân

Huyệt Dũng tuyền (KI1)

Huyệt Dũng tuyền nằm ở lòng bàn chân, giữa ngón chân thứ hai và thứ ba, cách gốc ngón chân thứ hai khoảng ⅓ bàn chân, tại phần lõm xuất hiện khi bạn gập các ngón chân vào nhau. Kích thích huyệt Dũng tuyền có tác dụng giảm đau, giảm sưng và tê bì bàn chân. Bạn có thể dùng ngón cái hoặc ngón trỏ để ấn nhẹ hoặc massage theo vòng tròn để kích thích huyệt đạo.

Kích thích huyệt Dũng tuyền có tác dụng giảm đau, giảm sưng và tê bì bàn chân
Kích thích huyệt Dũng tuyền có tác dụng giảm đau, giảm sưng và tê bì bàn chân

Huyệt A thị 

Huyệt A Thị không có vị trí cố định mà được xác định là nơi mà người bệnh cảm thấy đau và tê nhiều nhất. Bởi lẽ, theo âm Hán Việt thì A Thị có nghĩa là “A, đây rồi”. Khi xoa bóp các huyệt vị kể trên hoặc vị trí đâu, tức là người bệnh đã ấn đúng huyệt A Thị.

Cách ấn huyệt A Thị như sau: dùng ngón tay cái day ấn vào huyệt A Thị theo hướng từ ngoài và trong theo chiều kim đồng hồ, cường độ tăng dần trong 5 phút. Sau đó, tiếp tục xoa bóp huyệt với cường độ nhẹ hơn khoảng 1 phút. Kích thích huyệt A Thị đúng cách có thể giúp giảm triệu chứng tê bì ở cả hai chân một cách đáng kể.

Huyệt Dương lăng tuyền 

Huyệt Dương lăng tuyền là huyệt nằm ở dưới đầu gối khoảng 1 tấc, ở chỗ lõm phía ngoài của ống chân. Kích thích huyệt này có tác dụng đả thông kinh lạc, giãn gân cốt, thanh thấp nhiệt, khu phong tà. Vì vậy, huyệt Dương lăng tuyền được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý như:

Huyệt Dương lăng tuyền có thể được kích thích thông qua bấm huyệt hoặc châm cứu. Các bước thực hiện như sau:

  • Bấm huyệt: Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt đạo với cường độ vừa phải trong 1 – 3 phút. Thực hiện tương tự với chân còn lại và lặp lại hàng ngày.
  • Châm cứu: Dùng kim châm cứu đâm thẳng vào huyệt khoảng 1 – 1,5 thốn, cứu 3 – 5 tráng, ôn cứu 5 – 10 phút. Phương pháp này chỉ được thực hiện bởi bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có chuyên môn.
Kích thích huyệt dương lăng tuyền có tác dụng đả thông kinh lạc, giãn gân cốt
Kích thích huyệt dương lăng tuyền có tác dụng đả thông kinh lạc, giãn gân cốt

Cách bấm huyệt chữa tê tay hiệu quả 

Dưới đây là một số huyệt chữa tê tay hiệu quả mà bạn có thể xoa bóp tại nhà:

Huyệt Ngoại quan (TE5) 

Huyệt Ngoại quan nằm trên nếp gấp mu bàn tay, giữa xương trụ và xương quay. Bấm huyệt này có thể giúp giảm tê bì ở cánh tay và ngón tay. Bạn có thể dùng ngón cái hoặc ngón trỏ day ấn vào huyệt đạo trong 2 – 3 phút. Thực hiện tương tự cho cổ tay còn lại.

Huyệt Nội quan (PC6)

Huyệt nội quan nằm giữa cổ tay, cách lòng bàn tay khoảng 2 đốt ngón tay. Ấn huyệt nội quan giúp giảm tê bì và cảm giác ngứa ran ở bàn tay và ngón tay. Bạn có thể dùng ngón cái hoặc ngón trỏ ấn vào huyệt này trong 2 – 3 phút, thực hiện lặp lại cho cổ tay bên kia.

Bấm huyệt ngoại quan và nội quan có thể giúp giảm tê bì ở cánh tay và ngón tay
Bấm huyệt ngoại quan và nội quan có thể giúp giảm tê bì ở cánh tay và ngón tay

Huyệt Liệt khuyết (LU7)

Huyệt Liệt khuyết (hay Lieque) là huyệt châm cứu có khả năng giảm cảm giác tê bì, ngứa ngáy ở bàn tay và ngón tay. Huyệt nằm ở rìa xương quay, trên mỏm trâm – nơi có các nếp gấp ngang ở cổ tay. Để kích thích huyệt Liệt khuyết, bạn có thể ấn nhẹ hoặc day tròn huyệt này trong khoảng 1 phút.

Kích thích huyệt liệt khuyết giúp giảm cảm giác tê bì, ngứa ngáy ở bàn tay và ngón tay
Kích thích huyệt liệt khuyết giúp giảm cảm giác tê bì, ngứa ngáy ở bàn tay và ngón tay

Huyệt Hợp cốc (LI4)

Huyệt hợp cốc nằm ở vị trí cao nhất của cơ bàn tay khi đưa ngón trỏ và ngón cái lại gần nhau. Huyệt còn có tên gọi khác là Union Valley, có tác dụng giảm tê bì ở bàn tay và cánh tay. Để kích thích huyệt hợp cốc, bạn có thể dùng ngón cái massage thành vòng tròn hoặc ấn nhẹ vào huyệt đạo, thực hiện tương tự cho bàn tay còn lại.

Huyệt hợp cốc nằm ở vị trí cao nhất của cơ bàn tay khi đưa ngón trỏ và ngón cái lại gần nhau
Huyệt hợp cốc nằm ở vị trí cao nhất của cơ bàn tay khi đưa ngón trỏ và ngón cái lại gần nhau

Huyệt Đại lăng (PC7)

Huyệt đại lăng nằm giữa các gân ở nếp gấp cổ tay. Kích thích huyệt đại lăng có thể giải phóng một số hormone giúp tăng cường chức năng vận động, giảm tình trạng đau ống cổ tay. Hãy thực hiện massage hoặc ấn nhẹ vào huyệt đạo 2 – 3 giây/lần để thấy được hiệu quả.

Huyệt đại lăng nằm giữa các gân ở nếp gấp cổ tay
Huyệt đại lăng nằm giữa các gân ở nếp gấp cổ tay

Huyệt Dương khê (LI5) 

Huyệt Dương khê nằm ở phía xương quay của cổ tay, chỗ lõm giữa các gân cơ cổ tay. Bên cạnh việc giảm đau cổ tay, ấn hoặc massage nhẹ huyệt dương khê mỗi ngày còn giúp giảm đau tai, cứng khớp ngón tay và đau răng.

Huyệt Dương khê nằm ở phía xương quay của cổ tay
Huyệt Dương khê nằm ở phía xương quay của cổ tay

Xem thêm:

Sản phẩm bổ sung Vitamin B cung cấp vitamin nhóm B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu, giảm tê bì và đau nhức tay chân. Vitamin B1 giúp duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh, B12 hỗ trợ tạo máu và tuần hoàn máu, B6 giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh. Bài viết trên đây đã hướng dẫn cho bạn những vị trí huyệt đạo mà bạn có thể bấm huyệt chữa tê bì chân tay tại nhà. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!

Tài liệu tham khảo: 

1. Acupressure Points for Numbness in Feet.

  • Link tham khảo: https://www.chinaeducenter.com/en/cm/acupressure_numbnessfeet.php.
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024.

2. Acupressure Points for Numbness in Hands.

  • Link tham khảo: https://www.chinaeducenter.com/en/cm/acupressure_numbnesshands.php.
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024.

3. What Pressure Points Relieve Carpal Tunnel Symptoms?.

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/carpal-tunnel-pressure-points#quick-relief.
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024.
Contact Me on Zalo