Tê bì chân tay là tín hiệu cảnh báo sớm biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh thường chủ quan bỏ qua triệu chứng này khiến bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường tê bì chân tay và cách phòng ngừa tình trạng này nhé.
Tóm tắt nội dung
Vì sao người bệnh tiểu đường tê bì chân tay?
Tê bì chân tay là triệu chứng thường gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là người cao tuổi. Phần lớn các trường hợp tê bì chân tay là lành tính, sẽ tự biến mất sau một thời gian điều trị. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường, tê bì chân tay có thể là tín hiệu cảnh báo biến chứng thần kinh nguy hiểm – bệnh thần kinh ngoại biên.
Lượng đường (glucose) trong máu cao là nguyên nhân chính gây tổn thương các dây thần kinh trên khắp cơ thể, đặc biệt là dây thần kinh ở chân và bàn chân, sau đó lan đến tay và bàn tay. Chính vì lẽ đó, người bệnh tiểu đường thường bị tê bì chân tay do con đường truyền tín hiệu từ não đến các bộ phận này bị cản trở (và ngược lại), khiến người bệnh đi lại khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Do các tổn thương tập trung chủ yếu ở tay và chân nên bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường còn có tên gọi khác là bệnh thần kinh ngoại biên đối xứng xa. Bệnh thường trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm với các triệu chứng như:
- Tê liệt chân tay, giảm cảm giác đau hoặc không cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ.
- Cảm giác ngứa ran hoặc nóng rát ở lòng bàn tay, bàn chân.
- Đau nhói tay chân, chuột rút.
- Yếu cơ.
- Cực kỳ nhạy cảm khi bị chạm vào.
- Gặp các vấn đề nghiêm trọng về bàn chân như loét, nhiễm trùng, tổn thương xương khớp.
Tê bì chân tay có nguy hiểm đến mức nào đối với người tiểu đường?
Tê bì chân tay ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường, cụ thể như sau:
Cuộc sống khó khăn hơn vì tê bì
Tê bì chân tay khiến bệnh nhân tiểu đường bị yếu chi, yếu cơ, mất cảm giác, khó phối hợp thăng bằng nên rất dễ bị ngã khi di chuyển. Theo thống kê, người bệnh tiểu đường lớn tuổi có nguy cơ té ngã cao gấp 17 lần so với người trẻ cùng mắc bệnh.
Điều này khiến họ thường xuyên phải chịu cảm giác đau đớn do vấp ngã, luôn trong trạng thái lo lắng và có nguy cơ dẫn đến rối loạn giấc ngủ hoặc trầm cảm. Bên cạnh đó, biến chứng thần kinh ngoại biên còn làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, hạ huyết áp tư thế, tim đập nhanh, đột quỵ.
Thông thường, biến chứng thần kinh ở người bệnh tiểu đường xuất hiện khá sớm. Tuy nhiên, do chủ quan, bệnh nhân không đến khám để kịp thời ngăn chặn, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và khó kiểm soát, đặc biệt là bệnh nhân trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu.
Nguy cơ mất chân, nhiễm trùng luôn rình rập
Tê bì chân tay khiến người bệnh tiểu đường khó phối hợp và giữ thăng bằng nên thường xuyên té ngã. Hậu quả của tình trạng này là rất nghiêm trọng, đặc biệt đối với người cao tuổi. Việc thường xuyên té ngã hoặc bị những vết xước nhỏ mà người bệnh không hay biết, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như rách da, gãy xương hoặc tệ hơn là chấn thương sọ não, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường thì tỷ lệ không thể hồi phục hoàn toàn lên đến 60%.
Theo đó, với lượng đường trong máu cao khiến vết thương không thể phục hồi, biến thành vết loét hoặc hoại tử, dẫn đến nhiễm trùng và có thể lan đến xương hoặc dẫn đến chết mô, khiến người bệnh cần phải cắt bỏ (cắt cụt) ngón chân, bàn chân hoặc thậm chí một phần của chân.
Làm thế nào để giảm thiểu tê bì chân tay ở người tiểu đường?
Người bệnh tiểu đường có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm thiểu tê bì chân tay, từ đó giảm nguy cơ biến chứng thần kinh ngoại biên:
Chăm sóc đôi chân mỗi ngày để phòng ngừa
Các vết thương, vết loét lâu lành là những biến chứng thường gặp của bệnh thần kinh do đái tháo đường. Người bệnh có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách kiểm tra chân ít nhất 01 lần/năm tại phòng khám và thường xuyên tại nhà mỗi ngày. Ngoài ra, để chăm sóc chân tốt hơn, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày: Chú ý những vết phồng rộp, vết thương nhỏ, vết bầm tím, vị trí da nứt nẻ, bong tróc, mẩn đỏ hoặc sưng tấy. Để dễ quan sát, bạn có thể dùng gương hoặc nhờ bạn bè và thành viên trong gia đình kiểm tra các bộ phận khó nhìn thấy ở bàn chân.
- Giữ chân sạch sẽ và khô ráo: Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ. Không ngâm chân, lau khô chân và kẽ ngón chân thật kỹ.
- Dưỡng ẩm cho bàn chân: Việc làm này giúp ngăn ngừa chân bị nứt nẻ. Tuy nhiên, không nên thoa kem dưỡng giữa các ngón chân do có thể kích thích nấm phát triển.
- Cắt móng chân một cách cẩn thận: Nên cắt móng chân theo đường thẳng và dũa cẩn thận sao cho các cạnh của móng đều nhẵn.
- Mang tất sạch và khô: Bạn nên chọn mua các loại tất được làm từ cotton hoặc sợi thấm ẩm, không có dây buộc chặt hoặc đường may dày.
- Mang giày có đệm vừa vặn, giày mũi kín hoặc dép lê để bảo vệ bàn chân: Bạn cần đảm bảo giày vừa vặn và cho phép các ngón chân cử động thoải mái. Bạn nên mang dép hoặc giày mỗi khi đi ngoài đường hoặc trong nhà để tránh chân bị tổn thương bởi các vật thể trên mặt đất.
Kiểm soát đường huyết
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên xét nghiệm HbA1C (hemoglobin glycated) ít nhất 02 lần/năm. Xét nghiệm này cho biết lượng đường trung bình trong máu trong vòng 2 – 3 tháng qua.
Mục tiêu về HbA1C cần được cá nhân hóa, tuy nhiên, ADA khuyến nghị người bệnh tiểu đường nên duy trì HbA1C < 7,0%. Nếu lượng đường trong máu cao hơn mức HbA1C mục tiêu, người bệnh cần thay đổi cách kiểm soát đường huyết hàng ngày, ví dụ như thêm thuốc hoặc chỉnh liều thuốc điều trị kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.
Ăn uống lành mạnh
Mức độ thành công của việc kiểm soát lượng đường trong máu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Thực phẩm giàu chất béo tốt và vitamin B là hai nguồn dưỡng chất cần thiết cấu tạo nên sợi thần kinh, từ đó đẩy lùi biến chứng thần kinh ngoại biên, ngăn ngừa tê bì chân tay ở bệnh nhân tiểu đường. Một số thực phẩm thuộc 02 nhóm kể trên gồm:
- Thực phẩm giàu vitamin B: cá hồi, rau lá xanh, trứng, sữa, thịt bò, cây họ đậu,…
- Thực phẩm giàu chất béo tốt: Cá, hạt chia, dầu dừa, dầu oliu,…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế glucid, chỉ nên giới hạn ở mức 50 – 60% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời, bệnh nhân nên sử dụng glucid phức hợp từ khoai củ, gạo thay vì các loại đường đơn có trong mứt, bánh, kẹo, nước ngọt. Đặc biệt, để lựa chọn thực phẩm phù hợp cho thực đơn dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường cũng cần quan tâm đến chỉ số đường huyết mỗi ngày.
NATB cung cấp vitamin nhóm B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu, giảm tê bì và đau nhức tay chân. Vitamin B1 giúp duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh, B12 hỗ trợ tạo máu và tuần hoàn máu, B6 giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh.
Tập thể dục đều đặn để tăng cường tuần hoàn máu
Để làm chậm quá trình tổn thương của hệ thần kinh, đẩy lùi tê bì chân tay ở người tiểu đường, bệnh nhân nên ưu tiên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, ít gây áp lực cho cơ bắp như đi bộ, đạp xe, yoga,… Hình thành thói quen vận động thường xuyên không chỉ giúp máu lưu thông tốt hơn, mà còn giúp người bệnh tiểu đường giảm căng thẳng, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
Đi khám bác sĩ định kỳ để được tư vấn
Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường chủ quan khi bị tê bì chân tay vì nghĩ rằng đây chỉ là dấu hiệu bình thường và có thể biến mất trong một thời gian ngắn. Chính sự chủ quan này đã gián tiếp đưa bệnh nhân tiểu đường nguy hiểm đến tính mạng.
Để tránh nguy cơ kể trên, bệnh nhân tiểu đường nên tiến hành thăm khám định kỳ nhằm kịp thời phát hiện sớm những tình trạng bất thường, từ đó tiến hành điều trị theo phác đồ nhanh chóng và phù hợp nhất.
Xem thêm:
- 4 loại nhiễm trùng tiểu đường thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Các loại dầu ăn cho người tiểu đường tốt cho sức khoẻ nhất.
- Tư vấn cách chăm sóc vết thương tiểu đường đúng cách.
- Nắm rõ 7 cách phòng bệnh tiểu đường kịp thời ngay tại nhà.
Bài viết trên đây đã trình bày về lý do người bệnh tiểu đường tê bì chân tay và cách khắc phục tình trạng này. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!
Tài liệu tham khảo:
1. Diabetic neuropathy.
- Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetic-neuropathy/symptoms-causes/syc-20371580.
- Ngày tham khảo: 05/10/2024.
2. Alternative Quantitative Tools in the Assessment of Diabetic Peripheral and Autonomic Neuropathy.
- Link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27133153/.
- Ngày tham khảo: 05/10/2024.